Quan chức Nga chỉ rõ hậu quả của các biện pháp trừng phạt Moskva
Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vassily Nebenzia ngày 23/6 tuyên bố các biện pháp trừng phạt đang làm ảnh hưởng tới sự hợp tác của Moskva với các tổ chức nhân đạo, gây tổn hại tới các chuỗi cung ứng và tài chính.
Trưởng phái đoàn thường trực của Nga tại LHQ, Đại sứ Vassily Nebenzia, phát biểu tại cuộc họp báo ở New York, Mỹ ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ về Afghanistan, Đại sứ Nebenzia cho biết Nga, với tư cách là láng giềng của Afghanistan, thường hỗ trợ hàng nhân đạo bao gồm thực phẩm, quần áo ấm và thuốc men cho quốc gia Tây Nam Á này thông qua các cơ quan liên quan của LHQ.
Tuy nhiên, ông cho biết việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhất trí cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga và áp dụng các biện pháp trừng phạt gia tăng thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự hợp tác của nước này với các tổ chức nhân đạo, gây tổn hại tới các chuỗi cung ứng và tài chính.
Ngoài ra, Đại sứ Nebenzia cũng khẳng định Nga sẵn sàng cung cấp ngũ cốc cho Afghanistan nếu cần thiết.
Video đang HOT
Kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền vào tháng 8/2021, Afghanistan đang trong một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo tồi tệ, ảnh hưởng đến đời sống của 37 triệu người dân. Khoảng 23 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, khi nước này vừa trải qua đợt hạn hán tồi tệ và trận động đất kinh hoàng làm hàng nghìn người thiệt mạng.
Litva sẵn sàng mở rộng phong tỏa Kaliningrad, chấp nhận đòn trả đũa của Nga
Tổng thống Gitanas Nauseda cho biết đất nước ông sẵn sàng mở rộng phong toả "ốc đảo" Kalilingrad và đối mặt với các bước trả đũa của Nga.
Các toa tàu chở hàng ở Kaliningrad, Nga vào ngày 20/6/2022. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Litva, Gitanas Nauseda cho biết Vilnius đã sẵn sàng mở rộng danh sách hàng hóa bị cấm vận chuyển đến vùng ngoại địa Kaliningrad của Nga nếu Liên minh châu Âu đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Moskva. Nước này cũng sẵn sàng đối mặt với bất kỳ biện pháp trả đũa nào mà Nga có thể đưa ra.
Ông Nauseda trả lời phỏng vấn Reuters: "Chúng tôi sẵn sàng và đã chuẩn bị cho những hành động không thân thiện từ Nga, chẳng hạn như ngắt kết nối khỏi hệ thống [lưới điện] BRELL hoặc các hệ thống khác".
Tổng thống Litva nhấn mạnh rằng các hạn chế quá cảnh không phải là một động thái chủ quyền của riêng Litva, mà chỉ là việc thực hiện các lệnh trừng phạt của EU đối với Moskva do cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ông nói: "Chúng tôi cảm nhận sự ủng hộ của Liên minh châu Âu, bởi vì đây là quyết định của Liên minh châu Âu". Nhà lãnh đạo nói thêm rằng Litva đã sẵn sàng mở rộng danh sách hàng hóa bị cấm nếu EU đưa ra các biện pháp hạn chế mới đối với Nga.
"Chúng tôi đang mong muốn thực hiện các giai đoạn tiếp theo của lệnh trừng phạt, và sẽ rất tốt nếu Ủy ban châu Âu giải thích nội dung trừng phạt với các cơ quan chức năng của Nga. Điều đó có thể loại bỏ một số căng thẳng hiện tại, vốn không có lợi cho Liên minh châu Âu hoặc Nga", ông Nauseda tuyên bố.
Cuối tuần trước, nhà điều hành đường sắt quốc gia của Litva đã cấm quá cảnh đường sắt các loại hàng hóa bị trừng phạt đến và rời khỏi Kalilingrad, vùng lãnh thổ Nga được ví như "ốc đảo giữa lòng châu Âu". Các biện pháp hạn chế cũng đã áp dụng sang cả giao thông đường bộ vào ngoại ô. Cả Vilnius và EU đều nhấn mạnh rằng các hạn chế không dẫn đến "phong tỏa" Kalilingrad.
Tuy nhiên, Moskva đã coi động thái của Vilnius là "phong tỏa kinh tế" đối với Vùng Kaliningrad, tuyên bố rằng hành động này vi phạm nghĩa vụ quốc tế của Litva về đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa không bị gián đoạn đến vùng lãnh thổ Nga nằm kẹp giữa hai quốc gia NATO. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 20/6 cho biết quyết định của Vilnius là "chưa từng có" và "vi phạm mọi thứ".
Người đứng đầu Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Nikolay Patrushev, cảnh báo rằng "cuộc phong tỏa" có thể dẫn đến một phản ứng từ Moskva sẽ "có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến người dân Litva."
"Tất nhiên, Nga sẽ đáp trả các hành động thù địch. Các biện pháp thích hợp đang được thực hiện và sẽ được thông qua trong tương lai gần", ông Patrushev nói với các phóng viên trong chuyến thăm Kaliningrad hôm 21/6.
Ba mươi năm sau khi tách khỏi Liên Xô và 17 năm kể từ khi gia nhập EU, các quốc gia Baltic là Litva, Latvia và Estonia vẫn phụ thuộc vào Nga về nguồn cung cấp điện ổn định.
Tuy nhiên, năm ngoái, Litva đã lắp đặt thiết bị trên đường liên kết điện của nước này với Ba Lan để nhanh chóng kết nối với lưới điện lục địa châu Âu như một phương án đề phòng trường hợp Nga cắt điện.
Một dự án trị giá 1,6 tỷ euro (1,94 tỷ USD) do EU tài trợ đang nhắm mục tiêu ngắt kết nối các nước Baltic khỏi lưới điện chung với Nga và Belarus vào năm 2025 để hỗ trợ hệ thống điện phi tập trung của lục địa châu Âu.
EU hy vọng nối lại xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine bằng đường biển Ngày 18/6, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Joseph Borrell cho biết khối này hy vọng sẽ tìm ra giải pháp cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng ở Biển Đen trong những ngày tới, bởi những phương thức thay thế sẽ không ngăn chặn...