Quan chức NATO tuyên bố đã sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Nga
Ông Rob Bauer – Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO gần đây cho biết liên minh này “sẵn sàng” cho cuộc đối đầu trực tiếp với Nga giữa bối cảnh xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn.
Ông Rob Bauer – Đô đốc Hải quân Hoàng gia Hà Lan nhận định trên kênh truyền hình RTP rằng NATO đang tập trung vào việc tái vũ trang khi cho rằng các mục tiêu chiến lược của Tổng thống Putin vượt ngoài Ukraine và có thể lan sang các nước láng giềng. Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO – người khuyến khích “nền kinh tế chiến tranh trong thời bình” cho rằng, việc các nước NATO chuyển sản xuất công nghiệp dân sự sang các mục tiêu quân sự có ý nghĩa quan trọng.
Quân đội Mỹ tham gia cuộc tập trận ở căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu ngày 30/7/2022. Ảnh: AFP
Quan chức này cho rằng khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022, NATO có một số nhóm tác chiến dọc sườn Đông. Các nhà lãnh đạo của liên minh này đã quyết định thành lập thêm 4 nhóm tác chiến mới ở Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria trong Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 6/2022 ở Madrid.
“Tôi nghĩ đó là thông điệp quan trọng để cho Nga thấy rằng lập trường của chúng tôi đã thay đổi và chúng tôi đã sẵn sàng nếu họ có ý định tiến về phía NATO”.
Ông chỉ ra rằng nếu có bất kỳ lằn ranh đỏ nào liên quan đến mối quan hệ giữa Nga và NATO thì đó là khi “Nga vượt qua ranh giới lãnh thổ NATO”.
Ông Bauer cho biết, trong những thập kỷ qua, nhiều nước NATO cho rằng họ là bên quyết định khi nào và nơi nào nên triển khai lực lượng nhưng cuộc xung đột ở Ukraine đã thay đổi tình hình. Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự “vào thời điểm mà họ lựa chọn, vì thế chúng tôi phải sẵn sàng hơn”, quan chức này cho hay.
Ông cũng khẳng định các đợt vận chuyển vũ khí hiện đại cho Ukraine “không phải sự leo thang căng thẳng”. Quan chức NATO cũng cho rằng, Nga và phương Tây đang đối mặt với nhu cầu cần tăng cường sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự, vì thế, các nước NATO cần thảo luận về các ưu tiên sản xuất quân sự. Điều đó tức là “nói về nền kinh tế thời chiến trong thời bình”, điều mà ông cho là sẽ rất khó khăn.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cảnh báo sự tham gia của NATO vào cuộc xung đột ở Ukraine khiến mối đe dọa của một cuộc Chiến tranh Thế giới mới ở châu Âu gia tăng, Global Times đưa tin ngày 29/1.
Một số nước thành viên NATO, trong đó có Mỹ gần đây thông báo họ sẽ cung cấp cho Ukraine xe tăng để hỗ trợ các lực lượng của nước này trong cuộc xung đột với Nga.
Mỹ dự kiến sẽ cung cấp thêm 3,75 tỷ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trong đó bao gồm 50 xe chiến đấu bộ binh Bradley, đưa tổng số hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine lên xấp xỉ 27,2 tỷ USD kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào cuối tháng 2 năm ngoái.
“Kiev luôn nỗ lực kéo NATO vào cuộc xung đột trực tiếp với quân đội Nga ở Ukraine bởi đây có lẽ là cách duy nhất để Kiev thay đổi tình hình hiện nay. Tuy nhiên, Washington đủ khôn ngoan để không bị Kiev lợi dụng nhưng nước này sẽ tiếp tục sử dụng Kiev để làm suy yếu Moscow”, ông Song Zhongping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định với Global Times.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Wei Dongxu, một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh cho rằng quân đội Ukraine có thể sẽ tiến hành các cuộc tấn công tại một số khu vực hiện Nga đang kiểm soát vào cuối mùa đông hoặc không lâu sau đó. Điều này có thể sẽ diễn ra nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine tiêm kích F-16, xe tăng chủ lực và tên lửa tầm xa.
Tháng trước, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng các vũ khí mà NATO cung cấp cho Ukraine có thể được coi là “mục tiêu quân sự hợp pháp”. Ông cũng đặt câu hỏi rằng liệu các đợt vận chuyển vũ khí của NATO cho Ukraine có được coi là một cuộc tấn công vào Nga hay không.
“Ngày hôm nay, câu hỏi chính được đặt ra là liệu cuộc chiến tranh lai mà NATO tuyên chiến với chúng tôi có được coi là sự tham gia của liên minh này vào cuộc xung đột với Nga hay không? Liệu có thể coi các đợt vận chuyển vũ khí lớn cho Ukraine là cuộc tấn công vào Nga không?”
Nga coi việc các lực lượng của NATO triển khai gần biên giới là một mối đe dọa. Vào tháng 12/2021, Nga đã đề xuất với Mỹ và NATO dự thảo các đảm bảo an ninh, yêu cầu Ukraine bị cấm gia nhập liên minh này và NATO nên rút về biên giới năm 1997 nhưng đề xuất trên đã bị bác bỏ.
Ngày 25/1, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby khẳng định, cho tới nay Washington không nhận thấy dấu hiệu nào cho thấy Moscow lên kế hoạch tấn công vào lãnh thổ NATO./.
Điều 4 Hiến chương NATO khác gì Điều 5 và Ba Lan có thể vận dụng ra sao
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sẽ chủ trì cuộc họp khẩn cấp của 30 quốc gia thành viên tại Brussels vào ngày 16/11, theo yêu cầu của Ba Lan trên cơ sở Điều 4 Hiến chương của liên minh.
Hiện trường vụ nổ ở Przewodow, Ba Lan làm 2 người thiệt mạng. Ảnh: Guardian
Đài RT dẫn nguồn quan chức ở Warsaw cho biết, Ba Lan đã đặt quân đội trong tình trạng báo động và đang thảo luận xem có nên viện dẫn Điều 4 của Hiến chương NATO hay không. Chính phủ nước này vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ nổ tại một ngôi làng gần biên giới với Ukraine mà Kiev đổ lỗi cho Nga.
Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng hai thường dân đã thiệt mạng trong vụ nổ ở Przewodow, thuộc tỉnh Lublin của Ba Lan, ngay bên kia biên giới với Ukraine. Các bức ảnh và video do truyền thông Ba Lan công bố cho thấy các mảnh tên lửa. Một số phương tiện truyền thông nói rằng đó là mảnh vỡ của tên lửa phòng không S-300, nhưng thông tin này chưa được xác nhận chính thức.
Lầu Năm Góc cho biết họ không có thông tin để chứng thực cho tuyên bố của một quan chức tình báo Mỹ giấu tên được AP dẫn nguồn nói các tên lửa là "của Nga". Warsaw cũng đã kiềm chế không đổ lỗi cho Moskva. Phát ngôn viên Chính phủ Ba Lan Piotr Mueller đã kêu gọi công chúng và giới truyền thông "không đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng" và cho biết sẽ không trả lời thêm bất kỳ câu hỏi nào về vụ việc cho đến khi có thông báo mới.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết 30 thành viên của khối đang "tham khảo ý kiến" về vụ việc ở Ba Lan và cho rằng tất cả các sự thật cần phải được xác minh.
Về phần mình Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng các mảnh tên lửa mà truyền thông Ba Lan đăng tải "không liên quan gì đến vũ khí của Nga". Không có cuộc tấn công tên lửa nào được thực hiện nhằm vào các mục tiêu gần biên giới Ba Lan - Ukraine và bất kỳ báo cáo nào nói khác đi đều là "hành động khiêu khích có chủ ý nhằm leo thang tình hình".
Điều 4 và Điều 5 Hiến chương NATO quy định gì?
Điều 5 có lẽ là điều khoản nổi tiếng nhất trong Hiến chương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, quy định về nguyên tắc phòng thủ tập thể, có nghĩa là một cuộc tấn công chống lại một thành viên được coi là một cuộc tấn công vào tất cả các nước NATO.
Phát ngôn viên chính phủ Ba Lan Piotr Mueller (phải) trả lời truyền thông về vụ nổ gần biên giới Ba Lan với Ukraine.
Điều khoản này không được viện dẫn khi Nga tấn công Ukraine, vì Ukraine không phải là thành viên NATO. Nhưng Ba Lan là thành viên NATO, vì vậy bất cứ điều gì bị phát hiện là một cuộc tấn công vào Ba Lan đều có thể đạt đến giai đoạn của Điều 5.
Trong khi đó, Điều 4 Hiến chương NATO quy định: "Các bên sẽ cùng nhau tham vấn bất cứ khi nào - theo quan điểm của bất kỳ bên nào - sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của bất kỳ bên nào bị đe dọa."
Vào tối muộn ngày 15/11 (theo giờ địa phương), người phát ngôn của NATO Oana Lungescu nói với Sky News rằng Tổng thư ký của liên minh, ông Jens Stoltenberg, sẽ chủ trì cuộc họp khẩn cấp của 30 quốc gia thành viên tại Brussels vào ngày 16/11. Hãng tin Reuters đưa tin cuộc gặp này là theo yêu cầu của Ba Lan trên cơ sở Điều 4. Không rõ giai đoạn này sẽ diễn ra dưới hình thức nào hoặc có thể kéo dài bao lâu.
Bất kỳ quốc gia nào trong NATO cũng có thể viện dẫn Điều 4 và trang web chính thức của tổ chức nói rằng tất cả các quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận.
Trên thực tế, Điều 4 không phải lúc nào cũng dẫn đến việc NATO tham gia vào một cuộc xung đột. Kể từ khi NATO được thành lập vào năm 1949, Điều 4 đã được viện dẫn 7 lần:
Vào ngày 24/2/2022, Bulgaria, Séc, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania và Slovakia yêu cầu tổ chức tham vấn theo Điều 4 sau khi Nga tấn công Ukraine;
Ngày 26/7/2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã kích hoạt Điều 4 sau các cuộc tấn công khủng bố và thông báo cho các đồng minh về các biện pháp mà họ đang thực hiện
Ngày 3/3/2014, Ba Lan đã viện dẫn Điều 4 khi căng thẳng gia tăng ở Ukraine liên quan đến Nga
Trong năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ đã viện dẫn Điều 4 hai lần - một lần vào tháng 6 sau khi một trong những máy bay chiến đấu của họ bị phòng không Syria bắn hạ và lần tiếp theo vào tháng 10 khi 5 thường dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng do pháo kích của Syria. Vào tháng 11, NATO đã đồng ý với yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc triển khai tên lửa Patriot như một biện pháp phòng thủ.
Ngày 10/2/2002, Thổ Nhĩ Kỳ viện dẫn Điều 4 do xung đột vũ trang ở nước láng giềng Iraq. NATO đã đồng ý một gói các biện pháp phòng thủ và tiến hành chiến dịch có tên "Răn đe hiển thị".
Chuyên gia nhận định diễn biến tiếp theo vụ nổ
Tướng Sir Richard Barrons, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Hỗn hợp Vương quốc Anh, nói với trang tin Sky News: "Mọi con mắt sẽ đổ dồn về nơi xảy ra vụ nổ, và các chuyên gia công nghệ sẽ tìm kiếm mảnh vỡ tên lửa và các mảnh vỡ khác để xác định nó là loại gì".
"Và sau đó đã xác định được tên lửa, họ có thể bắt đầu điều tra xem nó đến đó bằng cách nào và ai đứng đằng sau".
Binh sĩ Mỹ, Anh, Ba Lan tập trận ở Nowa Deba, Ba Lan ngày 21/9/2022. Ảnh: Getty Images
Tướng Barrons cho rằng: "Và thực sự chỉ khi điều đó rõ ràng hơn - rõ ràng, theo quan điểm của tôi - thì Hội đồng Bắc Đại Tây Dương và các thành viên NATO mới có quan điểm dứt khoát về vấn đề này. Bởi vì, nếu họ quyết định trước [khi sự việc rõ ràng] thì có nghĩa là họ đã chuẩn bị để quyết định một điều gì đó thực sự quan trọng trong trường hợp không thực sự biết sự thật.".
Tướng Sir Richard cho biết nhiều sự thật trong số này có thể sẽ được xác minh và nói thêm rằng có thể tìm thấy các mảnh vỡ của tên lửa cũng như kiểm tra các dấu vết của radar trên bầu trời.
Lord Richard Dannatt, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoàng gia Anh, giải thích với Sky News về tầm quan trọng của giai đoạn xác minh, nói rằng: "Nếu chúng ta - hoặc bất kỳ ai đưa ra quyết định dựa trên thông tin nghèo nàn thì chúng ta chắc chắn sẽ đưa ra những quyết định tồi."
Ông Dannatt nói rằng một trong những điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là các quốc gia liên quan tiếp tục trao đổi: "Các kênh mở và các kênh phản hồi nên được sử dụng tích cực vào thời điểm hiện tại để tìm hiểu không chỉ điều gì đã xảy ra mà còn tại sao nó lại xảy ra".
Một điều quan trọng khác mà cả Lord Dannatt và Tướng Sir Richard đều nhấn mạnh là "cái đầu lạnh và sự thật".
Lord Dannatt nói: "Xác định những gì đã xảy ra là thực sự quan trọng và sau đó cần có những cái đầu lạnh để phân tích phản ứng của chúng ta nên như thế nào".
Ông nhận định có hai khả năng nếu vụ việc liên quan đến phía Nga: sơ xuất của Nga hoặc người Nga đang thử phản ứng của NATO. "Công nghệ hiện đại khá chính xác, vì vậy thật khó để giải thích rằng đây có thể là một tai nạn. Nếu đó không phải là một tai nạn và đó là một phép thử đối với phản ứng của phương Tây, thì đó là điều phải được suy nghĩ rất, rất cẩn thận. Cần phải có những cái đầu lạnh để đảm bảo cuộc chiến kinh hoàng này không leo thang do tính toán sai lầm."
Tướng Sir Richard nêu quan điểm: "Chúng ta nên nhận ra rằng có lẽ Nga sẽ không chọn nhắm mục tiêu vào một hầm chứa ngũ cốc ngẫu nhiên trong một ngôi làng có dân số chỉ 400 người để bắt đầu chiến tranh với NATO. Nhiều khả năng một tên lửa đã gặp trục trặc - nó bị trục trặc hoặc bị lệch hướng - và rơi xuống Ba Lan".
EU sửa đổi chính sách theo hướng cô lập Nga EU đã không cập nhật các nguyên tắc liên quan đến Nga kể từ năm 2016, rất lâu trước khi cuộc chiến của Moskva tại Ukraine bắt đầu. Đám đông biểu tình phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Ảnh: AFP Liên minh châu Âu (EU) đang chính thức hóa một chiến lược mới đối với Nga. Đó là cô...