Quan chức nắm giữ bí mật sức khỏe ông Kim Jong-un bỏ trốn
Theo tờ JoongAng Ilbo ngày 5/10, hai gia đình cán bộ thuộc cơ quan đại diện Triều Tiên ở Bắc Kinh đã bỏ trốn, trong đó có một gia đình đã liên hệ với Đại sứ quán Nhật Bản ở Trung Quốc.
Phần lớn những người đào tẩu Triều Tiên đều qua ngả Trung Quốc để tìm đường sang Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Tình trạng giới tinh anh Triều Tiên chạy trốn vẫn chưa dừng lại. Không lâu sau khi xuất hiện thông tin quan chức ngoại giao Triều Tiên ở Anh và ở Nga đào tẩu, tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc hôm 5/10 cho biết vào ngày 28/9 vừa qua, gia đình hai cán bộ thuộc cơ quan đại diện Triều Tiên ở Bắc Kinh đã bỏ trốn.
Trong đó, một gia đình đã liên hệ với Đại sứ quán Nhật Bản ở Trung Quốc và đã làm thủ tục đi Nhật Bản. Có thông tin thân thích của gia đình này ở Nhật Bản, cho nên, họ không chọn Hàn Quốc để sống lưu vong.
Video đang HOT
Dẫn lại thông tin trên tờ JoongAng Ilbo, báo điện tử Đa chiều của Mỹ cho biết điều quan trọng hơn là cán bộ nêu trên có quan hệ cá nhân thân thiết với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Người này là nhân vật quan trọng trong cơ quan đại diện ở Bắc Kinh chuyên cung cấp thiết bị y tế chuyên dụng cho Đảng Lao động Triều Tiên.
Đặc biệt, ông ta còn phụ trách việc cung cấp thuốc và các loại máy móc chăm sóc y tế cho ông Kim Jong-un, nắm được những thông tin cơ mật về tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên, cho nên, có thể gọi là thân tín tuyệt đối của ông Kim Jong-un và việc ông ta đào tẩu sẽ giáng đòn mạnh đối với ông Kim Jong-un.
Cùng chạy trốn với gia đình nhân vật trên còn có một gia đình quan chức khác làm cùng cơ quan. Trước khi đào tẩu, cả hai gia đình đều sống ở khu của người Triều Tiên gần với Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh và vụ việc đã khiến Đại sứ quán Triều Tiên ở Bắc Kinh rúng động.
Hiện nay, cả Triều Tiên và các bên liên quan đều chưa đưa ra bất cứ bình luận nào trước thông tin được báo chí nước ngoài đăng tải.
Theo Báo Tin Tức
Nhật lo ngại cho sự an nguy của công dân mình ở Trung Quốc
Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc thúc giục công dân Nhật chú ý hơn đến sự an toàn của bản thân, trong bối cảnh căng thẳng lãnh thổ có thể làm trầm trọng thêm phong trào chống Nhật.
AP dẫn thông báo của đại sứ quán Nhật lưu ý, ngày kỷ niệm kết thúc Thế chiến 2 vào 15.8 và hai ngày khác trong tháng 9 đánh dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Đại sứ quán cho biết, đã xảy ra một số vụ quấy rối công dân Nhật ở Trung Quốc, mặc dù không có dấu hiệu của sự tái phát các cuộc biểu tình chống Nhật dữ dội năm 2012.
Tư tưởng chống Nhật đang hừng hực trong nhiều người Trung Quốc, những người tin rằng Nhật Bản không bao giờ thực sự thể hiện sự ăn năn hối hận vì đã xâm lược và chiếm đóng Trung Quốc trong những năm 1930-1940.
Theo thời gian, tư tưởng này ngày càng gia tăng, thường xuyên diễn ra mỗi khi căng thẳng về chủ quyền đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư bùng phát.
Tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để phản đối Bắc Kinh đưa hàng loạt tàu hải cảnh và hàng trăm tàu cá vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng bày tỏ quan ngại về các chuyến thăm dự kiến của nội các Nhật đến đền thờ chiến tranh Yasukuni.
Theo Lao Động