Quan chức Mỹ: Xâm lược Iraq là sai lầm thế kỷ
Một quan chức Mỹ cho rằng, xâm lược Iraq vào năm 2003 là sai lầm lớn, gây ra cái chết của ông Saddam Hussein và khai sinh tổ chức khủng bố IS.
Việc Mỹ đưa các đội quân đi xâm lược khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Iraq là một sai lầm chiến lược của nước này trong thế kỷ XXI, cựu Đại sứ Mỹ tại Kuwait và Libya, nhà ngoại giao Deborah Jones phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Nga &’Gazeta.ru’.
“Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai ở Trung Đông sẽ phủ nhận: Cuộc xâm lược Iraq là một sai lầm chiến lược của nước Mỹ và nó còn được xem xét là một sai lầm chiến lược của thế kỷ XXI” – bà Deborah Jones nói.
Jones lưu ý rằng, mọi hành động quân sự hoặc khủng bố chống lại Mỹ đều đi kèm với sự thay đổi trong học thuyết quân sự của Washington. Và điều đó dường như không mang lại điều gì tốt đẹp.
“Sự trớ trêu của những gì đã xảy ra ở Iraq là chúng ta đã có hai vị tướng trong Bộ Ngoại giao – Colin Powell và Richard Armitage – những người đã chống lại cuộc xâm lược, còn những người từ giới dân sự – chẳng hạn như người đứng đầu Lầu Năm Góc Donald Rumsfeld lại lên tiếng ủng hộ việc này” – Bà Cựu Đại sứ Hoa Kỳ nói.
Theo bà, lý do chính thức cho cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của các lực lượng vũ trang Mỹ và liên minh NATO chống Iraq chính là thông tin của tình báo Mỹ khẳng định, đã tìm thấy bằng chứng xác thực việc chính quyền Saddam Hussein phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq.
Video đang HOT
Mỹ đã sai lầm trong cuộc chiến xâm lược Iraq năm 2003, gây ra cái chết của ông Saddam Hussein và thảm cảnh cho đất nước Iraq
Đó là bằng chứng Mỹ trình ra trước Liên Hiệp Quốc để lấy đó làm cái cớ mở ra cuộc chiến tranh xâm lược Iraq năm 2003 (còn gọi là “Chiến tranh vùng Vịnh lần 3″), khiến Tổng thống Iraq Saddam Hussein phải chịu hình phạt oan uổng trên giá treo cổ và đất nước Iraq phải chịu thảm cảnh tan nát ngày hôm nay. Tuy nhiên, không ai tìm được bằng chứng nào để chứng minh cáo buộc đó.
Và đến bây giờ hàng loạt nguyên thủ quốc gia phương Tây như Tổng thống Mỹ Barak Obama, Thủ tướng Anh Tony Blair… đã thừa nhận, cuộc chiến tranh Iraq là một sai lầm nghiêm trọng và nó chính là nguồn cơn đẻ ra tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), khuấy đảo Syria, Iraq và cả Trung Đông, Bắc Phi trong 3 năm 2013-2015.
Kết thúc cuộc chiến chống tổ chức khủng bố nhà nước Hồi giáo (IS) hiện nay, Mỹ vẫn còn 8900 nhân viên quân sự ở Iraq; trong đó, quân nhân chiến đấu là hơn 5.000 ngươi. Ngoai ra, Mỹ cũng đã thiết lập số lượng lớn các căn cứ quân sự ở gân cac thành phố Baghdad, Dahuk, Mosul, Kirkuk, Sulaimaniya và Erbil.
Vừa qua, giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ rút bớt lực lượng và phương tiện chiến đấu ở Iraq để chuyển sang Afghanistan, nhưng Quân đội Mỹ sẽ không hoàn toàn triệt thoái khỏi Iraq. Tuy nhiên, không rõ Mỹ sẽ giữ lại bao nhiêu quân ở Iraq.
Theo Nhật Nam (Báo Đất Việt)
Mỹ bắt nghi phạm rửa tiền cho IS bằng bitcoin
Mỹ đã bắt một phụ nữ sinh sống tại New York với cáo buộc người này sử dụng bitcoin và một số đồng tiền kỹ thuật số khác nhằm tài trợ cho hoạt động của khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Tiền kỹ thuật số Bitcoin (Ảnh minh họa: Getty)
ABC News ngày 14/12 trích thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Mỹ đã bắt tạm giam nghi phạm Zoobia Shahnaz, 27 tuổi, sinh sống tại New York với cáo buộc gian lận ngân hàng và rửa tiền.
"Bị cáo thực hiện hành vi lừa đảo nhiều tổ chức tài chính và thu về 85.000 USD một cách bất chính, sau đó đổi sang bitcoin và một số đồng tiền kỹ thuật số khác. Sau đó, bị cáo đã thực hiện hành vi rửa tiền và chuyển số tiền trên ra khỏi nước Mỹ nhằm hỗ trợ hoạt động của tổ chức khủng bố IS. Sau khi hoàn thành kế hoạch, bị cáo dự định rời khỏi Mỹ và di chuyển tới Syria. Shahnaz, một công dân Mỹ, đã bị bắt hôm qua", Bộ Tư pháp Mỹ chia sẻ.
Theo hồ sơ tại tòa án, Shahnaz là kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại một bệnh viện khu Manhattan cho đến tháng 6/2017. Khoảng tháng 1/2016, cô đăng ký tình nguyện ở Hiệp hội Y khoa Mỹ Syria ở Jordan. Công việc buộc cô phải tới các trại tị nạn và các công tố viên nhận định cô dường như đã bị ảnh hưởng bởi IS.
Tuy nhiên, luật sư được tòa chỉ định bào chữa cho cô Shahnaz, ông Steve Zissou, phản biện rằng cô không có ý định tài trợ cho IS, cô chỉ muốn giúp những người tị nạn Syria cô đã gặp khi tham gia hoạt động tình nguyện. Ông Zissou cho biết tất cả những gì Shahnaz làm chỉ vì mục đích nhân đạo.
Shahnaz bị cáo buộc đã sử dụng 6 thẻ tín dụng và đăng ký một khoản vay với ngân hàng Manhattan thu về 85.000 USD và đem chuyển số tiền này sang tiền kỹ thuật số để hỗ trợ IS. Các tổ chức tài chính được cho là bị cô "qua mặt" bao gồm các ngân hàng American Express, Chase, Discover và TD.
Không kể với gia đình về việc bỏ làm hồi tháng 6, cô Shahnaz đã đặt chuyến bay tới Pakistan hồi 31/7 nhưng bị giữ lại ở sân bay do trong lịch trình của cô có điểm đến Thổ Nhĩ Kỳ, điểm trung chuyển của bất cứ công dân phương Tây nào muốn tới Syria. Phía công tố cho biết Shahnaz dường như không có kế hoạch quay trở lại Mỹ sau khi tới Syria. Việc cô đặt vé khứ hồi được cho chỉ là cớ nhằm để qua mặt cơ quan hành pháp.
Các đặc vụ cho biết cô đã đưa ra những lời khai và giải thích mâu thuẫn về lịch trình. Phía công tố đề xuất không cho phép bảo lãnh cho Shahnaz tại ngoại. Phiên tòa kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 5/1/2018.
Theo Dantri
Ả Rập Saudi, Iran ngấp nghé chiến tranh: So kè sức mạnh quân sự Ả Rập Saudi và Iran được cho là đang tiến gần hơn tới chiến tranh sau khi Riyadh cáo buộc Tehran "khiêu khích quân sự trực tiếp".Nếu chiến tranh nổ ra, Iran hay Ả Rập Saudi sẽ chiếm ưu thế hơn? Ả Rập Saudi và Iran đang ngấp nghé bờ vực chiến tranh vì một loạt sự cố gần đây. Căng thẳng giữa...