Quan chức Mỹ tin máy bay Nga bị bắn trong không phận Syria
Một quan chức Mỹ cho hay nước này tin rằng máy bay Nga bị bắn hạ lúc đang ở trong không phận Syria, sau khi xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian ngắn.
Máy bay Nga bốc cháy và rơi xuống vùng đồi núi ở sát biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AA
Reuters dẫn lời quan chức giấu tên cho hay đánh giá trên “dựa vào việc phát hiện dấu hiệu về nhiệt của máy bay”.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố hai chiến đấu cơ F-16 của nước này đã bắn rơi chiếc Su-24M vì nó vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Lá thư của Ankara gửi lên Hội đồng Bảo an cho hay phi cơ trên cùng một chiếc khác đã đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ 17 giây trước khi bị bắn và rơi xuống khi đã quay lại lãnh thổ Syria.
Ankara cho biết quân đội Thổ Nhĩ Kỳ quyết định ra tay sau khi Moscow phớt lờ 10 lần cảnh báo.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm qua cho hay những đánh giá của liên minh này phù hợp với thông tin phía Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp. Ông bác bỏ rằng chiếc Su-24M của Nga bị bắn rơi khi đang ở bên trong lãnh thổ của Syria chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho rằng “Thổ Nhĩ Kỳ có quyền bảo vệ không phận” và cảnh báo “hoạt động trên không của Nga gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria đang góp phần gây khủng hoảng”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nga chỉ trích mạnh mẽ hành động của Thổ Nhĩ Kỳ và khẳng định Su-24 hoàn toàn chỉ bay trong không phận Syria.
“Mất mát hôm nay là một cú đâm sau lưng của những kẻ đồng lõa với khủng bố. Phi công và máy bay của chúng tôi chưa bao giờ đe dọa lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là điều rõ ràng”, Tổng thống Nga Vladirmir Putin nói.
Anh Ngọc
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ bắn Su-24 Nga bằng tên lửa mới nâng cấp
Thổ Nhĩ Kỳ vừa nâng cấp một loạt tiêm kích F-16 bằng tên lửa không đối không hiện đại bậc nhất thế giới AIM-9X Sidewinder có khả năng tiêu diệt mục tiêu rất cao.
Nga xác nhận chiếc Su-24 bị trúng tên lửa không đối không của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh họa: Sputnik
Ngày 24/11, Sputniknews dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay chiếc Su-24 của Nga rơi ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đã bị bắn bằng một quả tên lửa không đối không từ chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Máy bay của chúng tôi rơi trên lãnh thổ Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4 km. Chiếc Su-24 đang bay ở độ cao 6.000 mét, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ một km khi bị tấn công bằng tên lửa không đối không. Phi công và máy bay chúng tôi không hề đe dọa đến Thổ Nhĩ Kỳ", ông Putin nói trong cuộc gặp với Quốc vương Jordan Abdullah II ở Sochi.
Theo các chuyên gia của trang DefenseWorld, chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn đã sử dụng tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder của hãng Lockheed Martin để bắn hạ chiếc máy bay Nga.
Tên lửa AIM-9X là một phần trong gói nâng cấp của hãng sản xuất vũ khí Lockheed Martin cho Thổ Nhĩ Kỳ. Không quân nước này đã tiếp nhận đội chiến đấu cơ F-16 Falcon nâng cấp vào hồi tháng 4.
AIM-9X là một trong những loại tên lửa không đối không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đây là loại tên lửa tầm nhiệt dẫn đường bằng hồng ngoại, có thể tự hiệu chỉnh trong lúc bay nhờ dữ liệu cung cấp từ máy bay, giúp tăng đáng kể độ chính xác trong tiêu diệt mục tiêu. Tên lửa này được sử dụng trong không quân 40 nước, chủ yếu là các thành viên của NATO.
Tổng cộng có 163 chiếc tiêm kích đa năng F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ được nâng cấp và trang bị tên lửa AIM-9X theo chương trình Peace Onyx III (PO-III) trị giá 3,9 tỷ USD.
Theo chương trình này, toàn bộ chiến đấu cơ F-16 Block 40 và Block 50 của Thổ Nhĩ Kỳ được nâng cấp theo tiêu chuẩn tương tự Chương trình Áp dụng Cấu hình Chung (CCIP) của không quân Mỹ.
Tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder của Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin
Sau khi nâng cấp, các chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ còn có khả năng mang theo tên lửa AIM-7 và tên lửa dẫn đường bằng radar AIM-120. Những chiếc tiêm kích này còn được trang bị hệ thống dẫn đường GPS mang tên LN-39 INS, radar APG-68(V), radar giám sát địa hình tự động, điều khiển bay kỹ thuật số, pháo sáng và mồi bẫy nhiệt.
Tổng thống Putin cảnh báo rằng vụ Su-24 bị bắn rơi sẽ "gây hậu quả nghiêm trọng" đến quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ. "Chúng tôi đã luôn coi Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là một láng giềng gần gũi, mà còn là một quốc gia bạn bè. Tôi không biết ai cần cái gì từ vụ việc ngày hôm nay, nhưng chắc chắn đó không phải là chúng tôi", ông nhấn mạnh.
Tổng thống Nga cũng cho biết nước này sẽ "phân tích cẩn thận" mọi thông tin liên quan đến chiếc Su-24 bị bắn rơi. Ông chỉ trích việc Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập cuộc họp khẩn với các đồng minh NATO để thông báo về vụ việc, "như thể chúng tôi bắn rơi máy bay họ chứ không phải ngược lại", ông Putin nói.
Theo các chuyên gia phân tích, điều khó hiểu là tại sao chiếc Su-24 của Nga không hề có biện pháp phòng vệ nào trước tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là khi hai phi công trên máy bay đã được cảnh báo tới 10 lần.
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng chiếc Su-24 đã vi phạm không phận của họ. Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ tuyên bố này và cho rằng máy bay Nga vẫn ở trong không phận Syria lúc bị bắn rơi.
Chiến đấu cơ F-16C phóng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ảnh:Wikimedia
Trí Dũng
Theo VNE
NATO họp khẩn sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga NATO sẽ họp khẩn về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất, theo tờ The Guardian ngày 24.11. NATO sẽ họp khẩn về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất - Ảnh: Reuters Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 24.11...