Quan chức Mỹ nói Trung Quốc là mối đe dọa với nền thương mại thế giới
Đại diện Thương mại Mỹ cảnh báo rằng hệ thống thương mại của thế giới đang phải đối mặt với một thách thức khó khăn nhất từ trước tới nay, đó là Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (Ảnh: CNBC)
Phát biểu trong buổi hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ngày 18/9, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết mô hình kinh tế của Trung Quốc hiện là mối đe dọa “chưa từng thấy” đối với hệ thống thương mại thế giới và không thể giải quyết bằng những luật lệ quốc tế hiện tại.
“Những nỗ lực của Trung Quốc để phát triển nền kinh tế, trợ cấp, tạo ra những doanh nghiệp quốc gia lớn, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và “bóp méo” các thị trường trong và ngoài nước đang tạo ra mối đe dọa vô tiền khoáng hậu đối với hệ thống thương mại thế giới”, ông Lighthizer cảnh báo.
Ông Lighthizer cũng cho rằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không có những công cụ cần thiết để đối phó với mối đe dọa đến từ cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Về cuộc điều tra của Mỹ liên quan cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các công ty Mỹ, ông Lighthizer từ chối đưa ra kết luận, song khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn toàn có quyền áp đặt thuế và các rào cản khác để bảo vệ nền công nghiệp Mỹ, trong bối cảnh những vi phạm của các nước ngoài đang tạo ra một sân chơi thiếu công bằng với Mỹ.
Ông Lighthizer tiết lộ ông nhận được rất nhiều lời phàn nàn từ các công ty lớn của Mỹ về việc họ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác tại Trung Quốc và họ đặc biệt bất bình về sự vi phạm bản quyền tại quốc gia châu Á này.
Trong khi Tổng thống Trump đã rút lại cáo buộc Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ thì ông Robert Lighthizer lại cho rằng Mỹ cần thay đổi chính sách để tránh thâm hụt thương mại và bảo vệ người lao động. Theo ông Lighthizer, nước Mỹ cần chủ động tìm ra những giải pháp mang tính bền vững để bảo vệ các doanh nghiệp nước này trước tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc, đảm bảo một thị trường cạnh tranh công bằng.
Ông Robert Lighthizer cho rằng chính quyền của Tổng thống Trump mong muốn tìm kiếm những thỏa thuận thương mại song phương hơn là đa phương. Chính vì thế, Mỹ có thể sẽ ký hiệp định hợp tác với từng quốc gia châu Á một sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoặc với Anh sau khi nước này ra khỏi EU vào một hoặc 2 năm tới.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang chuẩn bị tham gia vòng đàm phán thứ 3 nhằm sửa đổi một số điều khoản trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico. Cả 3 bên đang kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận trước khi các cuộc bầu cử ở các nước diễn ra vào năm 2018.
Nhật Minh
Theo SCMP
Mỹ lần đầu lên lịch tuần tra trên Biển Đông
Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ lần đầu tiên xây dựng một lịch trình cụ thể cho các cuộc tuần tra bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông.
Các tàu chiến của Hải quân Mỹ (Ảnh: SCMP)
Thời báo Phố Wall hôm nay 2/9 dẫn nguồn tin từ giới chức Mỹ cho biết Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đang xây dựng lịch trình cho các cuộc tuần tra hải quân bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông, nhằm tăng cường sự hiện diện thường xuyên của Washington tại vùng biển này.
Các quan chức Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên quân đội nước này xây dựng lịch trình tuần tra hải quân cụ thể trên Biển Đông và theo kế hoạch, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ sẽ cho phép tiến hành từ 2-3 cuộc tuần tra trong vài tháng tới.
Lịch trình tuần tra này đã đánh dấu một bước ngoặt đáng kể so với các hoạt động tuần tra trên Biển Đông dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Việc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương lên lịch tuần tra được cho là sẽ loại bỏ các yếu tố chính trị thường chi phối các cuộc tuần tra từ chính quyền trước đây.
Trong nhiệm kỳ lãnh đạo của ông Obama, các cuộc tuần tra của quân đội Mỹ trên Biển Đông từng nhiều lần bị hủy bỏ hoặc tạm hoãn do các yếu tố chính trị, và giới chức Mỹ khi đó thường loay hoay trong việc nắm bắt các thông tin về thời gian, địa điểm cũng như cách thức tiến hành các cuộc tuần tra này.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền hồi cuối tháng 1, Mỹ đã tiến hành 3 cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông. Trong khi đó, dưới thời cựu Tổng thống Obama, mới chỉ có 4 cuộc tuần tra như vậy được tiến hành.
Giới chức Mỹ cho rằng việc quân đội nước này xây dựng lịch trình tuần tra hoàn toàn phù hợp với phong cách quản lý của chính quyền Trump trong các hoạt động quân sự. Theo đó, Tổng thống Trump đã trao quyền tự quyết cho các chỉ huy quân sự Mỹ trong việc lên kế hoạch các chiến dịch quân sự cụ thể.
Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối, thậm chí gọi các cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh ngang nhiên đặt ra những yêu sách chủ quyền phi lý, là hành động khiêu khích. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng bị chỉ trích vì các hành động bồi đắp và xây đảo nhân tạo trái phép trên các thực thể tại vùng biển này.
Thành Đạt
Theo WSJ
Quan chức Mỹ xin lỗi vì nói muốn Trump bị ám sát Một nhà lập pháp từng đăng bình luận trên mạng nói muốn Tổng thống Mỹ bị ám sát ngày 20/8 công khai xin lỗi ông Trump và gia đình. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Maria Chappelle-Nadal. Ảnh: AP. "Tôi phạm sai lầm và tôi thừa nhận điều đó. Tôi sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm này nữa. Tôi đã rút...