Quan chức Mỹ nói cần cơ chế giải quyết khủng hoảng với Trung Quốc như thời Chiến tranh Lạnh
Các nỗ lực xây dựng một nền tảng cho quan hệ Mỹ – Trung vẫn chưa thành công. Những tháng tới sẽ quyết định liệu có thể thiết lập lại chính sách ngoại giao mang tính xây dựng giữa Washington và Bắc Kinh hay không.
Cờ Trung Quốc và Mỹ gắn trên một cột đèn dọc theo Đại lộ Pennsylvania gần Tòa nhà Quốc hội ở Washington, D.C. trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tháng 1/2011. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, ông Kurt Campbell – Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – cho biết Washington đã nói rõ với Bắc Kinh rằng họ sẵn sàng cho một cuộc điện đàm khác giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng và, theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi luôn mong muốn và có ý định duy trì các đường dây liên lạc mở”, vị quan chức phát biểu tại một sự kiện do nhóm chuyên gia cố vấn của Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) tổ chức, nhấn mạnh đến sự cần thiết của đường dây nóng và các cơ chế xử lý khủng hoảng khác thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Tháng trước, sau khi máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu của Trung Quốc, Tổng thống Biden cho biết ông dự định điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc về vụ việc nhằm giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, cho đến nay, điều này vẫn chưa xảy ra và căng thẳng tiếp tục gia tăng kể từ đó.
Video đang HOT
Theo Điều phối viên Campbell, phía Trung Quốc không mấy mặn mà tham gia vào các cuộc thảo luận xung quanh việc mở ra các kênh liên lạc hoặc đường dây nóng xây dựng lòng tin. Ông tin rằng việc có những cơ chế như vậy là một bước đi có trách nhiệm trong bối cảnh hoạt động của các lực lượng quân sự Trung Quốc và Mỹ diễn ra gần nhau.
“Chúng tôi đã xây dựng được những cơ chế đó trong Chiến tranh Lạnh. Chúng tôi nghĩ rằng chúng phù hợp với thời điểm hiện tại”, vị quan chức nói thêm.
Ông Campbell chỉ ra Mỹ đang ở thời kỳ đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ cạnh tranh với Trung Quốc.
“Chúng tôi thừa nhận ở nhiều khía cạnh, những nỗ lực của chúng tôi nhằm xây dựng nền tảng và hàng rào bảo vệ cho mối quan hệ hai bên vẫn chưa thành công”, ông Campbell đề cập đến các ưu tiên của Mỹ mà Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc gặp ở Bali tháng 11/2022.
“Chúng ta sẽ thấy trong những tháng tới liệu có thể thiết lập lại chính sách ngoại giao hiệu quả, có thể dự đoán và mang tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc hay không”, nhà chức trách nhấn mạnh.
Ông Campbell cho biết Mỹ đang tăng cường tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bất chấp cuộc chiến ở Ukraine và điều này sẽ được thể hiện trong ngân sách, cam kết, viện trợ.
Đề cập đến Ấn Độ, ông Campbell nói rằng ông tin mối quan hệ của nước này với Mỹ là quan trọng nhất trong thế kỷ 21.
Bên cạnh đó, Mỹ có một chương trình nghị sự đầy tham vọng cho hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) mà nước này tổ chức vào tháng 11 tới. Tại đây, Tổng thống Biden sẽ đưa ra các bước để thể hiện sự quyết tâm của Mỹ không chỉ đóng vai trò an ninh, ngoại giao và chính trị trong khu vực mà còn là một vai trò kinh tế và thương mại năng động.
New Zealand có thể trở thành đối tác phi hạt nhân của AUKUS
Bộ trưởng Andrew Little cho biết Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell đã cùng ông nêu khả năng New Zealand trở thành đối tác phi hạt nhân của AUKUS.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little. (Nguồn: Reuters)
Ngày 30/3, tân Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little cho biết quân đội nước này sẽ cần được đầu tư lớn vì New Zealand phải đối mặt với những thách thức và kỳ vọng lớn hơn từ các đồng minh trong khu vực.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand nói: "Khi nhìn vào tình hình địa chiến lược ở Thái Bình Dương vào lúc này, thách thức dài hạn là các đối tác và láng giềng của chúng ta sẽ nói rằng họ chờ đợi từ New Zealand nhiều hơn."
Ông cho biết thêm tần suất các thảm họa thiên tai hay hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ chỉ tăng lên và New Zealand cần phối hợp với các đối tác để ngăn chặn những điều đó.
Bộ trưởng Andrew Little cho biết thêm Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell trong tháng này đã cùng ông nêu khả năng New Zealand trở thành đối tác phi hạt nhân của AUKUS (thỏa thuận an ninh Anh-Mỹ-Australia).
Ông nói: "Mỹ chắc chắn rất muốn New Zealand tham gia nhưng đó không phải là quyết định mà tôi có thể đưa ra một mình. Trong vài tuần tới khi chúng tôi bắt đầu hình thành một số vấn đề quốc phòng dài hạn và AUKUS sẽ là một trong số đó."
Việc New Zealand tham gia AUKUS sẽ báo hiệu sự ấm lên hơn nữa trong quan hệ giữa New Zealand và Mỹ.
New Zealand, quốc gia chi khoảng 1,5% GDP cho quân đội, đang tiến hành đánh giá chính sách quốc phòng khi nước này phải đối phó với tình hình địa chính trị khu vực và biến đổi khí hậu./.
Trung Quốc: Nếu Mỹ không thay đổi chính sách, xung đột sẽ xảy ra Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cho rằng chính đối ngoại của Mỹ hiện tại là nguyên nhân làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Reuters dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương bên thềm hội nghị Đại hội Đại biểu nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Nhân đại, tương đương quốc hội) ở Bắc Kinh...