Quan chức Mỹ muốn cử quan sát viên tới Trung Quốc
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Đông Á đề xuất cử quan sát viên trung lập tới Trung Quốc tìm hiểu về ổ Covid-19 mới ở Bắc Kinh.
“Một khi uy tín đã mất, bạn sẽ phải tìm cách gây dựng lại nó. Tôi nghĩ cách duy nhất để thực hiện điều này đưa các nhà quan sát trung lập tới đó để tìm hiểu chính xác điều gì đã xảy ra”, David Stilwell, người tháp tùng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hawaii, cho biết hôm 18/6.
Stilwell tỏ ý hy vọng những con số và báo cáo của Trung Quốc về ổ dịch mới ở Bắc Kinh sẽ “chính xác hơn” so với Vũ Hán, nơi khởi phát đại dịch Covid-19. “Sẽ tốt hơn nếu có người có mặt tại đó để xác nhận các số liệu”, quan chức ngoại giao Mỹ khẳng định, đồng thời đề cập những báo cáo trên các tạp chí khoa học dự đoán số ca nhiễm ở Bắc Kinh còn cao hơn ở Vũ Hán.
David Stilwell tại một cuộc họp ở Seoul, Hàn Quốc, tháng 11/2019. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp ở Hawaii, Ngoại trưởng Pompeo cũng bày tỏ mong muốn Trung Quốc chia sẻ và minh bạch thông tin về Covid-19 để chống lại đại dịch toàn cầu, cũng như ngăn dịch bệnh bùng phát trong tương lai.
Bắc Kinh đã ghi nhận gần 160 ca nhiễm liên quan cụm dịch Tân Phát Địa, chợ đầu mối thực phẩm lớn nhất châu Á, kể từ khi ca nhiễm đầu tiên trong hơn hai tháng được báo cáo hôm 12/6. Số ca nhiễm khiến Bắc Kinh trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc kể từ tháng 2, gây lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Giới chức Bắc Kinh đã phong tỏa gần 30 khu dân cư và xét nghiệm hàng chục nghìn người. Chính quyền thành phố hôm nay đóng cửa chợ thứ ba ở quận trung tâm Tây Thành, sau chợ Tân Phát Địa và một chợ ở quận Hải Điến, sau khi một người tại đây được xác nhận nhiễm nCoV. Bảy khu dân cư quanh chợ cũng bị phong tỏa.
Dù không phong tỏa nghiêm ngặt như Vũ Hán, thủ đô Bắc Kinh đã chuyển sang chế độ thời chiến ở cấp quận. Một số khu phố lập trạm gác 24/24, đóng cửa trường học và yêu cầu người dân tăng cường thực hiện cách biệt cộng đồng. Tất cả địa điểm thể thao và giải trí trong nhà được lệnh đóng cửa từ ngày 15/6.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 8,6 triệu người nhiễm, hơn 457.000 người chết và hơn 4,5 triệu người hồi phục. Trung Quốc hiện ghi nhận hơn 83.000 ca nhiễm và hơn 4.600 ca tử vong.
Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch về Covid-19
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn Trung Quốc chia sẻ và minh bạch thông tin về Covid-19 khi gặp Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì ở Hawaii.
Cuộc gặp giữa ông Pompeo và ông Dương diễn ra tại thủ phủ Honolulu, bang Hawaii, Mỹ, hôm 17/6, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang đối mặt với nhiều thách thức. Đây cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của quan chức cấp cao hai bên kể từ năm ngoái.
Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Dương Khiết Trì nói với Ngoại trưởng Mỹ Pompeo rằng Washington cần tôn trọng các quan điểm của Bắc Kinh về các vấn đề then chốt, ngừng can thiệp vào các vấn đề như Hong Kong, Đài Loan và Tân Cương, đồng thời nỗ lực để cải thiện quan hệ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay trong tuyên bố hôm nay. Ông Dương cho rằng sự hợp tác giữa hai quốc gia "là lựa chọn đúng đắn duy nhất".
Đáp lại, Pompeo nhấn mạnh "sự cần thiết của những thỏa thuận có đi có lại đầy đủ giữa hai nước", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết.
"Ngoại trưởng Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc minh bạch hoàn toàn và chia sẻ thông tin để chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra cũng như ngăn các dịch bệnh bùng phát trong tương lai", Ortagus nói.
Trung Quốc mô tả cuộc gặp "mang tính xây dựng" và nói cả hai bên đã đồng ý tiếp tục hợp tác, nhưng không nêu chi tiết.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) bắt tay ông Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh, tháng 10/2018. Ảnh: AP.
Trong khi cuộc họp giữa Pompeo và ông Dương diễn ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành luật kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Luật cũng kêu gọi các công ty Mỹ hoạt động tại Tân Cương đảm bảo không sử dụng nhân sự là "các lao động cưỡng bức".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó ra tuyên bố, nói rằng việc Trump ký ban hành đạo luật về người Duy Ngô Nhĩ là cố tình bôi xấu tình hình nhân quyền ở Tân Cương, "tấn công độc hại" vào các chính sách của Bắc Kinh ở khu vực Tân Cương và "can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc", dọa "sẽ đáp trả quyết liệt" hành động của Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng yêu cầu Mỹ "sửa chữa ngay những sai lầm của mình".
Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Pompeo, ông Dương cũng "kiên quyết phản đối lời nói và hành động của Mỹ can thiệp vào các vấn đề Hong Kong cũng như kiên quyết phản đối tuyên bố của các ngoại trưởng G7 về những tình hình liên quan đến Hong Kong", đề cập đến việc ngoại trưởng các nước G7 hôm 17/6 ra tuyên bố chung, kêu gọi Trung Quốc xem xét lại luật an ninh Hong Kong và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" rằng luật này có thể sẽ đe dọa các quyền và sự tự do của đặc khu Hong Kong. G7 bao gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ.
Quan hệ Mỹ - Trung xấu đi kể từ khi Covid-19 khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Mỹ cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch, che giấu dịch bệnh và chậm cảnh báo, trong khi Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này.
Những vấn đề nóng "chiếm sóng" trong cuộc họp Mỹ - Trung ở Hawaii Những bất đồng quan điểm liên quan tới Hong Kong, Đài Loan, Tân Cương đã "chiếm sóng" trong cuộc họp cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc, dù Bắc Kinh nói 2 bên đồng thuận cải thiện quan hệ đang xấu đi. Ông Dương Khiết Trì (trái) và ông Mike Pompeo (Ảnh: AFP) Ngày 17/6, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ...