Quan chức Mỹ chỉ trích chính sách ‘cơ bắp’ của Trung Quốc
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell cho rằng chính sách thiên về “cơ bắp” mới của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng.
“Những hành động Trung Quốc đang thực hiện sẽ tác động không chỉ tới tình hình tại eo biển Đài Loan, mà còn sẽ ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á, tới nước láng giềng Ấn Độ và nhiều quốc gia khác”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington hôm 27/5.
Tuyên bố được Stilwell đưa ra sau khi được yêu cầu bình luận về phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuần trước cho rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung đã bước vào “giai đoạn rủi ro cao” và Bắc Kinh cần tăng cường “tinh thần đấu tranh, sử dụng đấu tranh để thúc đẩy ổn định”.
Đây là một trong những lần hiếm hoi quan chức quân sự hàng đầu Trung Quốc nêu đích danh đối thủ trong tuyên bố của mình. Ông Ngụy cũng cáo buộc Mỹ “tăng cường gây chèn ép và kiềm chế” Trung Quốc từ khi Covid-19 bùng phát.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ gần đây gia tăng liên quan đến một loạt vấn đề. Trong lúc thế giới tập trung đối phó với Covid-19, Trung Quốc tăng cường các hoạt động đòi yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, tiến hành các hoạt động diễn tập quân sự gần đảo Đài Loan, thúc đẩy chính sách “ngoại giao chiến lang” nhằm tìm cách “kể lại câu chuyện” về Covid-19.
Quân đội Trung Quốc gần đây cũng tăng cường lực lượng đến khu vực tranh chấp ở biên giới với Ấn Độ, khiến căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng gia tăng, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột.
Video đang HOT
“Cách tiếp cận mới và đầy tính cơ bắp này sẽ khiến công việc của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khó khăn hơn rất nhiều”, Stilwell nhận định.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell trả lời phỏng vấn ở Narita, Nhật Bản, tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng chính sách của Trung Quốc sẽ khiến thế giới nhận ra rằng Bắc Kinh đang thúc đẩy một mô hình quản trị mới tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo ông, việc quốc hội Trung Quốc gần đây thông qua nghị quyết về xây dựng luật an ninh Hong Kong càng “thể hiện điều đó rõ ràng hơn”.
Quốc hội Trung Quốc chiều qua bỏ phiếu thông qua “Nghị quyết về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hong Kong để Bảo đảm An ninh” để giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng luật an ninh. Luật này cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu, đồng thời cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố.
“Trung Quốc muốn đàm phán trên vị thế của kẻ mạnh, theo phương châm chân lý thuộc về kẻ mạnh trong cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại, sử dụng đòn bẩy kinh tế và nhiều thứ khác”, Stilwell nói.
Ông cho rằng các sự kiện gần đây cho thấy Bắc Kinh đang ngày một nỗ lực tìm kiếm vị thế lớn hơn trên toàn cầu, bằng cách sử dụng ưu thế về tài chính, kinh tế. “Nhưng trong quá trình này, họ sẽ bị soi xét kỹ lưỡng hơn”, Stilwell tuyên bố.
Ông Trump cảnh báo cắt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra cảnh báo có thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc, nhấn mạnh rằng Mỹ có thể tiết kiệm 500 tỷ USD nếu làm việc này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Phát biểu trên Fox Business hôm 14/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng: "Có rất nhiều thứ mà chúng ta có thể làm. Chúng ta có thể cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ (với Trung Quốc)".
Theo Fox News, đây có thể được xem là một trong những phát ngôn cứng rắn nhất mà ông Trump đưa ra liên quan tới Trung Quốc và cách mà chính phủ Bắc Kinh ứng phó với đại dịch Covid-19.
Theo Newsweek, Mỹ và nhiều quốc gia đã gia tăng áp lực lên Trung Quốc trong thời gian qua về cách mà quốc gia Đông Á đối phó với Covid-19 vào những ngày đầu khi dịch mới bùng phát. Một số quan chức Mỹ đưa ra nghi vấn Trung Quốc dường như đã không công bố đầy đủ thông tin về dịch và không minh bạch về mức độ nghiêm trọng của virus corona mới (SARS-CoV-2) vào giai đoạn đầu. Phía Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc này.
Trong khi đó, một số quốc gia đã kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
Mỹ trong thời gian qua đã cân nhắc các phương án có thể trừng phạt hoặc đòi Trung Quốc bồi thường vì thiệt hại nghiêm trọng của đại dịch. Hiện thời, Mỹ ghi nhận 1,39 triệu ca Covid-19 và hơn 84.000 người chết vì Covid-19, theo đại học John Hopkins.
Trong chương trình của Fox Business, ông Trump đã nhắc tới khả năng cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.
"Bây giờ, nếu làm chuyện này, điều gì sẽ xảy ra. Sẽ tiết kiệm được 500 tỷ USD nếu cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ", ông Trump nói.
Theo Business Insider, ông Trump có thể đang nhắc tới khoản 557 tỷ USD tiền hàng hóa mà Mỹ nhập từ Trung Quốc vào năm 2018. Ông cũng cho biết cảm thấy thất vọng với Trung Quốc do họ không kiểm soát được Covid-19, dịch bệnh khởi phát từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Hôm 13/5, Tổng thống Trump nói rằng, những lợi ích mà thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc đem lại không thể bù đắp được tổn thất gây ra bởi cái mà ông gọi là "dịch bệnh đến từ Trung Quốc".
"Như tôi đã nói từ lâu, làm ăn với Trung Quốc rất tốn kém. Chúng tôi vừa ký được một thỏa thuận thương mại rất tuyệt vời, mực còn chưa ráo thì thế giới đã phải hứng chịu dịch bệnh đến từ Trung Quốc. 100 thỏa thuận thương mại cũng không bù đắp nổi thiệt hại và những người chết oan", ông Trump viết trên Twitter.
Động thái bất ngờ của Triều Tiên giữa tin đồn về ông Kim Jong-un Tin đồn về vấn đề sức khỏe đang bủa vây nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong những ngày qua nhưng điều bất ngờ là Triều Tiên không tìm cách dập tin đồn như những lần trước, theo Mirror. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un Sức khỏe của lãnh đạo là một trong những bí mật được giữ kín nhất của Triều Tiên và điều...