Quan chức mở hầu bao mua bàn ghế cho học sinh nghèo
Các quan chức giáo dục tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được yêu cầu góp tiền riêng giúp các trường thiếu thốn trong địa phương mua bàn ghế cho học sinh bước vào năm học mới.
Bên chiếc bàn học tự mang từ nhà đến lớp, cậu bé Wang Ziqi 5 tuổi nghịch đồ chơi do các hội từ thiện trao tặng. Ảnh: ChangJiang Times
Động thái trên diễn ra sau khi những bức ảnh chụp các em học sinh ở thị trấn Shunhe, thành phố Macheng, tỉnh Hồ Bắc, cõng bàn ghế đến trường trong ngày đầu tiên của năm học mới, được đăng tải trên mạng.
Tính đến hôm qua, số tiền quyên góp từ hầu bao của giới chức đã đủ để mua 100 bộ bàn ghế cho các em, bà Ruan Jing, một quan chức Shunhe cho biết. Mỗi bộ trị giá 250 nhân dân tệ (39 USD). Chính quyền cũng kêu gọi các công ty hỗ trợ thêm kinh phí.
Hôm 3/9, Changjiang Times đưa tin hơn 3.000 học sinh tiểu học ở Shunhe phải mang bàn ghế từ nhà đến trường để ngồi học, do các trường không đủ kinh phí mua trang thiết bị. Tờ báo dẫn ra câu chuyện của Wang Ziyi, một bé gái 5 tuổi, mang chiếc bàn đã sử dụng được 24 năm đến lớp. Ông của em kể rằng chiếc bàn này từng là bàn học của bố, các chú và dì Wang. Bài viết trên lập tức thu hút sự chú ý của dư luận. Các cư dân mạng lên tiếng chỉ trích các quan chức vì không chu cấp đầy đủ trang thiết bị học tập cho học sinh.
Video đang HOT
Chính quyền đã bắt tay vào dự án về bàn học từ tháng 3 năm nay nhằm xóa sổ cảnh học sinh cõng bàn đến trường. Kinh phí dự kiến để tiến hành dự án này là 4 triệu nhân dân tệ (hơn 600.000 USD).
Phòng giáo dục Macheng đã mua 32.800 bộ bàn ghế hồi tháng 3 và tháng 6 phục vụ cho tất cả các trường trung học cơ sở cũng như một vài trường tiểu học trong địa phương. Khoảng 3.000 bộ đã được gửi đến thị trấn Shunhe, cung cấp cho 3 trường trung học và trường tiểu học trung tâm Shunhe. Thông báo cũng tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư thêm 5 triệu nhân dân tệ (gần 800.000 USD).
Xiang Mingxiu, giáo viên duy nhất tại trường tiểu học Changchong ở Shunhe, cho biết khoảng một chục bộ bàn ghế đã được chính quyền địa phương chu cấp cho trường hôm 2/9.
Xiang kể lại rằng con trai của cô, hiện đang học trung học cơ sở, cũng từng phải mang bàn ở nhà đến trường tiểu học. “Tôi mượn chiếc bàn của một người họ hàng cho thằng bé ngồi học”, Xi nói.
Yuan Guilin, giáo sư thuộc đại học Bắc Kinh, chuyên gia về giáo dục nông thôn, cho biết việc thiếu thốn cơ sở vật chất học tập không phải là vấn đề rất phổ biến ở nông thôn Trung Quốc.
“Chỉ một vài địa phương xa xôi mới đối mặt với tình trạng này”, ông Yuan nói và cho biết thêm rằng việc thiếu trường học cũng các điều kiện an toàn ở những trường hiện có mới là những vấn đề cấp bách hơn.
Theo VNE
Xót cảnh cậu bé 8 năm đi học bằng tay
Lương Văn Mậu, 8 năm đi học bằng tay
Lương Văn Mậu (14 tuổi, học sinh lớp 8A, trường THCS Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) bị dị tật bẩm sinh, hằng ngày em phải đến trường trên đôi tay của mình.
Tình cờ, tôi gặp Mậu trên cầu treo của xã Lượng Minh. Em đang đi học về bằng đôi tay thay cho đôi chân teo tóp.
Mậu tâm sự: "Mẹ em đi tù vì buôn bán ma túy, bố phải đi làm thuê kiếm sống khắp nơi. Không ai chăm sóc, 5 anh em phải về ở với ông bà ngoại trú tại bản Minh Hương. Ông bà sức đã yếu, tuổi đã cao nên cuộc sống rất khó khăn".
Một buổi đi học, buổi còn lại ở nhà học bài, việc duy nhất mà Mậu có thể giúp bà ngoại đó là rửa bát, quét nhà.
Bà ngoại đã đưa em đi nhiều bệnh viện nhưng các y, bác sỹ đều bó tay không chữa được dị tật. Bởi thế, em chỉ có thể đi lại và sinh hoạt bằng đôi tay thay cho đôi chân của mình.
Tuy vậy, Mậu vẫn luôn có nghị lực vượt lên trên số phận để học tập tốt. Năm nào em cũng đạt học sinh tiên tiến và là học sinh giỏi của trường cấp 2 Lượng Minh.
Bà ngoại Mậu cho biết: "Mậu không được lành lặn như bạn bè cùng trang lứa. Nhưng may mắn là anh em chăm chỉ học tập". Nhìn cậu học trò khuyết tật đầy nghị lực ngày ngày đến lớp bằng đôi tay, thật xót xa.
Theo ANTD
Bán tóc để được đến trường Bước vào năm học mới, không có tiền đóng học phí nên nữ sinh Võ Nguyễn Hoàng Chi (15 tuổi, trú tổ 28, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) ngậm ngùi bán mái tóc mà mình nuôi dưỡng suốt nhiều năm trời để lấy 500.000 đồng nộp học phí. Căn nhà rộng khoảng 50m2 của bà Nguyễn Thị Huệ (50...