“Quan chức không nên đến lễ hội”
Liên quan đến công tác lễ hội năm 2013, PGS.TS Nguyễn Chí Bền – Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa (Bộ VHTT&DL) cho rằng, lãnh đạo, quan chức không nên đến tham dự lễ hội với tư cách người đứng đầu một ban, ngành. PV đã có cuộc trò chuyện với ông.
Thưa ông, ai cũng có quyền tham dự các lễ hội, tại sao ông lại phản đối chuyện các lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể tham gia lễ hội?
- Phải khẳng định lễ hội là của dân và mọi người đều có quyền tham dự lễ hội như nhau. Vì thế, việc một số đồng chí lãnh đạo tham dự lễ hội sẽ là chuyện rất bình thường nếu như họ xuất hiện với tư cách như một công dân. Tuy nhiên việc tách bạch hai tư cách trong một con người là một chuyện không đơn giản.
Song đôi lúc chính địa phương là người đẩy sự việc quan trọng hơn. Lấy ví dụ cụ thể thế này, các quan chức về Hội Lim được địa phương đón tiếp đưa vào tiếp đãi trong hội trường và thậm chí còn đề nghị các nghệ nhân, các liền chị, liền anh vào đó để biểu diễn phục vụ. Quan điểm của tôi rất rõ ràng, nếu ai thích nghe hát hãy đi tới hội, hãy lên đồi Lim, hãy vào canh hát, đừng bắt quan họ phải hát khi mọi người ở dưới thù tạc, ăn uống.
PGS.TS Nguyễn Chí Bền
Vậy nếu phân tích những trường hợp này có thể thấy lỗi thuộc về ai, về phía những người đến dự lễ hội với tư cách lãnh đạo hay thuộc về Ban tổ chức?
Video đang HOT
- Chúng ta cũng đừng nghĩ lỗi hoàn toàn ở những người đến dự lễ hội mà ngay cả phía người tổ chức đã không rành mạch được chuyện đó. Đôi khi chúng ta làm phức tạp sự việc đón lãnh đạo cấp trên về với xe ô tô, còi hụ dẫn đường, đó là chưa kể đến trường hợp người dân đang lễ thì bị cảnh sát đề nghị đi ra để phong quang.
Việc các lãnh đạo xuất hiện và đóng vai trò chủ đạo tại lễ hội đền Trần theo ông có nên không?
- Tôi vẫn giữ quan điểm các quan chức nhà nước không nên xuất hiện trong các lễ khai ấn. Các lãnh đạo có thể về nhưng nếu họ giữ vai trò chủ đạo, vai trò chính trong lễ khai ấn thì không nên.
Lễ hội phải thực sự là của nhân dân
Bản chất của phần lớn các lễ hội là các hoạt động dân gian, của cộng đồng làng xã. Song xu hướng Nhà nước hóa đã và đang diễn ra ngày càng nhiều. Theo ông, mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và chủ thể lễ hội nên giải quyết theo hướng nào?
Ngày 22/7/2010 Bộ Chính trị khóa X đã ra Chỉ thị số 45-CT/TW, về tổ chức các ngày kỷ niệm theo hướng tiếp tục tiết giảm quy mô, thời gian tổ chức, bảo đảm thiết thực, thật sự tiết kiệm và có ý nghĩa giáo dục cao. Theo đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp không tham dự lễ hội và các hoạt động cắt băng khánh thành, động thổ, khai trương… nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.
- Thực ra, xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, cả vật thể lẫn phi vật thể không phải dễ dàng. Áp dụng máy móc các quan điểm của nước ngoài về cộng đồng và nhà nước vào Việt Nam, dễ dẫn đến sai lầm.
Lịch sử văn hóa VN chứng kiến các vương triều từ Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, Gia Long, đều có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy lễ hội ở làng xã ở các phương diện: Phong sắc các nhân vật mà người dân các làng quê phụng thờ, cấp đất dân các làng cày cấy để có gạo làm lễ vật dâng cúng như ở Đền Hùng…
Trong xã hội đương đại, nhiều công việc của lễ hội không thể không có “bàn tay” của nhà nước, ví dụ, chuyện an ninh, chuyện vệ sinh thực phẩm, chuyện giao thông… Tôi nghĩ, nên khu biệt, xu hướng nhà nước hóa đến đâu, còn vai trò của cộng đồng là việc gì.
Giải quyết mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và chủ thể lễ hội phải theo hướng tôn trọng những quyền lợi, nhu cầu chính đáng, hợp pháp của cộng đồng, và phát huy vai trò cộng đồng trên cơ sở công khai, dân chủ, đúng pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
TS Nguyễn Văn Huy – Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia: Nên dành lễ hội cho cộng đồng
Các lễ hội của chúng ta phần lớn là lễ hội dân gian, thường do cộng đồng tổ chức ở cấp độ làng, thôn, xóm, xã hoặc liên xã. Gần đây mới mở ra những lễ hội lớn, nâng cấp thành lễ hội cấp tỉnh, cấp khu vực, quốc gia nên nhiều lễ hội bị mất đi tính dân dã.
Cùng với quá trình nâng cấp, các Ban tổ chức muốn cho lễ hội của mình hoành tráng thì thường can thiệp quá sâu vào lễ lễ hay mời lãnh đạo cấp trên về khiến cho nó bị long trọng hóa. Ví dụ như lễ hội đền Trần, lễ hội Tịch điền lãnh đạo cao cấp của Nhà nước, cấp tỉnh đến tham gia vào quá trình đóng ấn, phát lương, cày ruộng… những việc đó có phải của lãnh đạo đâu, đó là việc của các ông thủ từ hay một người nào đó “đóng vai vua”. Những việc làm này gây phản cảm, gây kích thích nhiều mặt làm cho lễ hội trở nên bị quá tải mà không xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Thế nên chúng ta phải hết sức thận trọng, cân nhắc khi mời lãnh đạo cao cấp, lãnh đạo các ban ngành các tỉnh bạn đến dự, cố giữ cho nó ở mức nó vốn có thì tốt hơn. Lãnh đạo xuất hiện với tư cách cá nhân đi hành lễ thì không nói làm gì, còn nếu đến đọc diễn văn, tham gia vào nghi lễ thì hoàn toàn không nên, giảm thiểu càng nhiều càng tốt. Hãy dành lễ hội cho cộng đồng.
Lê Tâm (ghi)
Theo 24h
Phát ấn đền Trần từ 7 giờ ngày 15 tháng giêng
UBND TP.Nam Định vừa có kế hoạch tổ chức lễ hội Khai ấn đền Trần xuân Quý Tỵ 2013.
Theo đó, hội đền Trần sẽ diễn ra từ 14-16 tháng giêng, lễ Khai ấn vào giờ Tý (đêm 14 rạng sáng 15). Điểm mới trong lễ hội Khai ấn năm nay là không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng giêng như thường lệ, mà phát từ 7 giờ ngày 15 tháng giêng (24.2), tại nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một số địa điểm khác, do Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi P.Lộc Vượng thực hiện. Để tránh ấn giả, năm nay UBND TP.Nam Định quy định không phát 2 loại ấn như mọi năm mà chỉ phát hành một loại ấn giấy màu vàng.
Theo TNO
Tranh cãi về kịch bản phát ấn đền Trần Trong khi các nhà nghiên cứu khảo cổ và Hán Nôm cho rằng cần chấm dứt lễ khai và phát ấn đền Trần thì các nhà nghiên cứu địa phương lại cho rằng cần tổ chức lễ hội hàng năm, việc chen lấn, xô đẩy là không tránh khỏi. Ngày 18/7, tại hội thảo khoa học về lễ hội đền Trần tổ chức...