Quan chức ít đi xe công sẽ làm được nhiều việc hơn
Cán bộ không đi xe công mà tự đi xe của mình, bản thân làm ra, của nhà làm nên ắt hẳn là một điều rất thú vị.
Trong khi ngân sách khó khăn và nợ công ngày càng tăng, việc mỗi năm phải chi hơn chục ngàn tỉ đồng cho việc vận hành 40.000 xe công hiện nay là một gánh nặng cho ngân sách nước nhà (thông tin được ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục quản lý công sản -Bộ Tài chính cho biết).
Số lượng xe công quá lớn sẽ được rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 22/3/2016. Xe nào được mua sắm vượt định mức, vi phạm tiêu chuẩn sẽ bị thu hồi, điều chuyển hoặc bán đấu giá thu tiền cho ngân sách.
Xe công quá lớn là gánh nặng cho ngân sách Quốc gia (ảnh minh họa).
Đi xe công dĩ nhiên là có nhiều tiện ích, nhất là với nhiều người Việt Nam khi đã là cán bộ thì phải oai, mỗi lần bước xuống, lên xe phải khiến người khác kính nể.
Xe công ở Việt Nam đôi khi còn được trưng dụng để về quê thăm gia đình, họ hàng, để đi lễ chùa, hội hè, đón vợ, đón con…Thậm chí là rước dâu trong đám cưới. Có lẽ không đâu xe công lại đa năng như thế.
Video đang HOT
Vậy tại sao cán bộ, quan chức ít đi xe công sẽ làm được nhiều việc hơn? Điều này thì chắc hẳn không phải ai cũng biết.
Cứ thử nhẩm tính xem một năm Nhà nước phải chi 12.800 tỉ đồng cho việc vận hành xe công (Bình quân khoảng 320 triệu đồng/xe/năm bao gồm lương lái xe, bảo trì bảo dưỡng xe…) Nếu con số đó giảm đi được một nửa thì sẽ xây dựng được bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu công trình phúc lợi cho người nghèo, cho nhân dân. Chỉ bớt chút đi lại nhưng có thể làm được những điều tuyệt vời đó, sao ta không làm?
Không ít người vẫn có quan niệm “làm to” thì phải đi xe đẹp. Làm đến cán bộ cấp tỉnh rồi mà vẫn lếch thếch xe ôm, xe buýt thì mất hình ảnh quá. Nhưng quả thực từ xưa đến nay có cán bộ nào đi vào lòng dân bởi đi một chiếc xế hộp sang trọng? Lếch thếch hay không là do cách hành xử trong tác phong, trách nhiệm với công việc chứ không phải là việc đi xe gì.
Quan chức hạn chế đi xe công chắc chắn sẽ gần gũi với nhân dân hơn, am hiểu cuộc sống và nguyện vọng của người dân hơn. Tính giản dị của con người được rèn luyện hàng ngày sẽ giúp họ bớt những ham muốn về vật chất. Và dĩ nhiên khi ấy, tham nhũng cũng phần nào được đẩy lùi.
Không đi xe công mà tự đi xe của mình, bản thân làm ra, của nhà làm nên ắt hẳn là một điều rất thú vị. Đó là sản phẩm của đồng tiền chính danh, của những nổ lực không mệt mỏi. Làm quan thanh liêm khi về hưu sẽ “thanh thản, được hay mất đừng để cuối đời mới nhận ra.
Nhất Phiến
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Theo_Người Đưa Tin
40.000 xe công tiêu tốn gần 13.000 tỷ đồng ngân sách mỗi năm
Theo tính toán của Bộ Tài chính, một xe công trung bình mỗi năm sẽ tốn chi phí khá lớn trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn, vào khoảng 320 triệu đồng/năm. Như vậy, ước tính mỗi năm, 40.000 xe công sẽ tiêu tốn khoản tiền ngân sách lên tới 12.800 tỷ đồng.
(Ảnh minh hoạ).
Báo cáo của Bộ Tài chính tại buổi họp chuyên đề tháng 10 về chính sách quản lý xe ô tô công cho biết, số lượng xe công của Việt Nam hiện lên tới 40.000 xe, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang nhân dân, doanh nghiệp nhà nước.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, một xe công trung bình mỗi năm sẽ tốn chi phí khá lớn trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn, vào khoảng 320 triệu đồng/năm, bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu... Như vậy, ước tính mỗi năm, 40.000 xe công sẽ tiêu tốn khoản tiền ngân sách lên tới 12.800 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho rằng vẫn còn hiện tượng mua xe vượt tiêu chuẩn, định mức, việc điều chuyển xe ô tô giữa các đơn vị không đúng thẩm quyền quy định, việc thỏa thuận, mua sắm xe chuyên dùng chưa được chặt chẽ.
Bộ Tài chính cũng chỉ ra, tiêu chuẩn định mức quy định chưa phù hợp với một số cơ quan, đơn vị. Việc mua sắm, thanh lý xe phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí. Quy định về thời gian, số km sử dụng cũng chưa phù hợp với thực tế, quy định về khoán kinh phí xe ô tô hầu như không được áp dụng.
Việc sử dụng xe ô tô vào việc riêng, sử dụng xe sai đối tượng, sử dụng xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc với các chức danh không đủ tiêu chuẩn định mức vẫn diễn ra.
Theo Bộ Tài chính, Bộ đã nghiên cứu trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 32 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quyết định có hiệu lực từ 21/9/2015 với 6 nội dung chính, trong đó quy định cụ thể về việc thay thế xe ô tô công, định mức xe công, mức khoán kinh phí, đối tượng được đưa đón bằng xe công, quy định việc mua sắm xe công và quy định xử lý vi phạm trong mua sắm xe công.
Theo đó, Bộ Tài chính thống nhất nguyên tắc không tăng số lượng xe công và siết chặt điều kiện sử dụng, mỗi đơn vị sẽ chỉ có 1 - 2 chiếc phục vụ công tác chung. Theo tính toán, có thể sẽ giảm được khoảng 7.000 xe công từ con số 24.460 xe hiện tại và tiết giảm cho ngân sách khoảng 500 tỷ đồng tiền mua xe thay thế, chưa kể phí vận hành trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, Quyết định 32 cũng yêu cầu việc mua sắm ô tô công phải triển khai theo phương thức mua sắm tập trung, giúp tiết kiệm cho ngân sách thêm khoảng 15% tổng giá trị mua sắm. Với chi phí mua sắm hàng năm chiếm khoảng 20% ngân sách, tương đương 200.000 tỷ đồng, con số tiết kiệm tính ra có thể lên tới 30.000 tỷ đồng.
Phương Dung
Theo Dantri
Quy định chi tiết sử dụng xe công từ Trung ương tới địa phương Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị...