Quan chức Hong Kong tố Mỹ, Đài Loan kích động biểu tình
Lãnh đạo cơ quan an ninh Hong Kong cho rằng sự can thiệp của Mỹ, Đài Loan thúc đẩy biểu tình và phong trào chống chính quyền đặc khu.
“Chúng tôi đã chứng kiến những người cổ vũ cho phong trào độc lập của Hong Kong. Sau đó chúng tôi phát hiện những dấu hiệu của sự can thiệp nước ngoài vào vấn đề Hong Kong”, John Lee, lãnh đạo cơ quan an ninh Hong Kong, trả lời phỏng vấn hôm nay, đúng một năm cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại đặc khu bùng nổ.
Ước tính khoảng một triệu người khi đó đã xuống đường biểu tình trong nhiều tháng, khiến dự luật này bị hủy bỏ. Tuy nhiên, các cuộc tuần hành tiếp tục phát triển thành phong trào chống chính quyền, đòi hỏi cải cách chính trị và lực lượng cảnh sát, dẫn đến nhiều vụ đụng độ.
Lee tin rằng phong trào biểu tình này được tổ chức cao độ, khi có sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng, với mạng lưới hậu cần, chỉ huy tại hiện trường và việc sử dụng ký hiệu bàn tay giữa những người biểu tình để liên lạc với nhau.
Ông bày tỏ nỗi buồn khi thấy những người trẻ “bị lợi dụng” để thực hiện các hành vi bạo lực, nêu đích danh Mỹ và Đài Loan khi cáo buộc các thế lực nước ngoài can thiệp vào vấn đề Hong Kong. Quan chức này cho biết sự lan truyền tin giả, “gạt bỏ các tiêu chuẩn đạo đức” và mức độ can thiệp vượt quá sức tưởng tượng của ông.
Lãnh đạo cơ quan an ninh Hong Kong John Lee trong cuộc họp báo hồi tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Mỹ hồi tháng 11 thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, mở đường cho quá trình tước bỏ trạng thái thương mại đặc biệt của đặc khu mà Tổng thống Donald Trump tuyên bố tháng trước. Theo Lee, đạo luật này đi ngược lại luật pháp quốc tế và “can thiệp hoàn toàn” vào vấn đề nội bộ của Hong Kong.
“Thêm vào đó, toàn bộ cuộc biểu tình diễn ra trong giai đoạn bầu cử lãnh đạo Đài Loan. Do đó, tôi nghĩ chúng ta có thể thấy rằng các thế lực bên ngoài đã can thiệp trong những tháng biểu tình chống đối đó”, Lee cho hay.
Quan chức nói thêm rằng sự can thiệp từ Mỹ và Đài Loan “chắc chắn” đã làm thay đổi quá trình diễn ra phong trào chống chính quyền, nhưng từ chối cung cấp bằng chứng chi tiết.
Lee lưu ý những cuộc biểu tình quy mô lớn cần nguồn lực, tài chính và kế hoạch, nói thêm rằng các hoạt động sụt giảm kể từ cuối tháng một và ông từng thấy người biểu tình phải tái chế thiết bị mua trước đó. Vì vậy, Lee cho rằng phong trào biểu tình có thể đang mất dần nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Các cuộc biểu tình chống chính quyền tại Hong Kong hạ nhiệt từ hồi đầu năm sau khi Covid-19 tấn công. Tuy nhiên, người dân gần đây lại tiếp tục xuống đường để phản đối kế hoạch áp luật an ninh với đặc khu của Bắc Kinh. Đây là một trong những vấn đề khiến quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục căng thẳng.
Biểu tình Hong Kong: Nhiều học sinh, giáo viên chuyển sang trường Đài Loan
Các trường đại học Đài Loan đang mở cửa đón nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Một số nhà nghiên cứu, giảng viên và giáo sư tại các trường đại học Hong Kong ứng tuyển vào các vị trí tại các tổ chức ở Đài Loan, sau khi mệt mỏi với các cuộc biểu tình và xung đột đang diễn ra với cảnh sát ảnh hưởng đến nơi làm việc của họ.
Trong khi đó, chính quyền Đài Loan cho biết công dân học tập hoặc sinh sống tại Hong Kong vẫn an toàn cho đến nay, nhưng nhiều sinh viên và thanh niên quay trở lại hòn đảo vì các bài giảng và lớp học bị đình chỉ tại nhiều cơ sở giáo dục đại học ở Hong Kong.
Các mảnh vỡ phía trên trường đại học Hong Kong. (Ảnh: Facebook/Citizen News)
Cơ quan giáo dục Đài Loan ghi nhận vào tối thứ Hai (18/11) rằng khoảng 600 trong số hơn 1.000 sinh viên theo học tại các trường đại học ở Hong Kong trong năm học hiện tại đã trở về.
Tại Đài Loan, một số trường đại học cho biết có sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn ứng tuyển các vị trí trong tháng này từ các giảng viên, nhà nghiên cứu và giáo sư làm việc tại Hong Kong.
Hoạt động của hầu hết các trường đại học hàng đầu Hong Kong gián đoạn do các cuộc biểu tình. Ngoài địa điểm chính là trường Đại học Bách khoa Hong Kong, các tổ chức khác đã tạm dừng các lớp học và đóng cửa văn phòng và phòng thí nghiệm bao gồm Đại học Trung Quốc Hong Kong, Đại học Thành phố Hong Kong và Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.
Hiệu trưởng Đại học quốc gia Sun Yat-sen ở Cao Hùng (Kaohsiung), Đài Loan cho biết hỗn loạn ở Hong Kong khiến các trường đại học buộc phải cắt ngắn học kỳ, dù nhân viên và học sinh chưa thể hoàn thành chương trình học và nghiên cứu. Ông Cheng Ying-yao cảnh báo các khu học xá Hong Kong nơi là địa điểm biểu tình có thể mất đến vài năm để phục hồi hỏng hóc cơ sở vật chất.
Dù vậy, Phó Hiệu trưởng Đại học quốc gia Đài Loan, Chou Chia-pei cho rằng còn quá sớm để thấy được một làn sóng di cư của giới trí thức từ Hong Kong, vì mức lương thưởng và các quỹ nghiên cứu hấp dẫn của thành phố này cũng như việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chủ yếu trong giảng dạy.
Một thợ lặn cứu hộ vào cống nước thải để tìm những người biểu tình. (Ảnh: Reuters)
Theo ghi nhận của Reuters ngày 20/11, còn khoảng 100 người biểu tình bên trong Đại học Bách Khoa Hong Kong, sau khi hơn 1.000 người bị bắt giữ cuối ngày 18/11. Một số chủ động trình diện trong khi số khác bị bắt khi đang cố gắng thoát ra.
Trường đại học trên bán đảo Cửu Long là trường đại học cuối cùng trong số năm nơi người biểu tình tập trung trong 10 ngày qua, chặn Đường hầm xuyên cảng trung tâm và các tuyến đường huyết mạch khác.
Nguồn: Reuters, Asia Times/VTC
Cảnh sát Hong Kong bắn đạn hơi cay giải tán người biểu tình Cảnh sát chống bạo động Hong Kong bắn đạn hơi cay vào người biểu tình bên ngoài trụ sở chính quyền đặc khu để phản đối dự luật quốc ca. Hàng trăm người dân Hong Kong đã xuống đường biểu tình trưa nay ở khu vực Causeway Bay và quận Central, khu thương mại trung tâm của thành phố, để phản đối dự...