Quan chức gây tai nạn rồi nhờ quyền thế đánh chìm sự việc
Thời gian qua, không ít vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng lại xảy ra từ những bánh xe của những người có chức có quyền. Thậm chí, không những sử dụng rượu bia khi lái xe, sau khi gây tai nạn, họ còn thản nhiên bỏ mặc nạn nhân quằn quại trong sự đau đớn rồi
Và, nhờ vào địa vị, thế lực của mình, các sự việc dần chìm xuống trong sự bức xúc và tiếng nấc nghẹn của người nhà nạn nhân.
Những “bánh xe” lạnh lùng
Điểm lại những vụ TNGT gây bức xúc trong dư luận thời gian qua có thể thấy, phần nhiều liên quan đến lái xe uống rượu, bia. Đến nay, người dân trên cả nước vẫn còn nhắc lại sự vô tâm đến lạ kỳ của vị Cục trưởng cục Thuế tỉnh Thừa-Thiên Huế, sau khi gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng. Theo thông tin từ cơ quan công an, vụ tai nạn trên xảy ra vào lúc 21h40 ngày 6/9, ông Nguyễn Tiến Hải, nhà ở kiệt 272, đường Điện Biên Phủ, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đang lưu thông trên đường Nguyễn Huệ, TP. Huế, trước khách sạn Mondial (17 Nguyễn Huệ). Lúc này, xe ô tô biển xanh 75C-1251, đi ngược chiều đã va chạm với xe máy BKS 75K7-5699 do ông Hải điều khiển trên phần đường của mình. Tai nạn khiến nạn nhân bị thương, xe máy hỏng nặng.
Hàng trăm người dân bức xúc trước cách hành xử của những người có chức quyền bỏ mặc nạn nhân sau khi gây TNGT. Ảnh minh họa.
Có lẽ, sự việc chẳng có gì đáng nói, nếu không có chuyện người lái xe và ông Cục trưởng đã bỏ đi mặc nạn nhân nằm ở hiện trường vụ tai nạn. Thậm chí, sau này, ông Cục trưởng còn tỏ thái độ không hợp tác với cơ quan công an. Sau khi báo chí phản ánh sự việc này, ông Phan Đình Công (Cục trưởng cục Thuế Thừa Thiên- Huế) trả lời rất thiếu trách nhiệm rằng: “Tôi giao cho lái xe giải quyết chứ tôi cũng không chú ý chuyện đó, cần gì phải có người làm chứng. Lái xe chở và tôi chỉ có nhiệm vụ đi về thôi. Vả lại, nạn nhân đã có người khác đưa đi rồi”. Chưa dừng lại ở đó, ông Cục trưởng còn dung túng cho lái xe không hợp tác với cơ quan chức năng để khám nghiệm xe, không đến thăm hỏi gia đình nạn nhân. Mặc dù, theo nhiều người dân, đó là những việc mà một người… bán rau ngoài chợ cũng biết cách ứng xử. Trước đó, chính tài xế của ông “quan lớn” này khẳng định rằng, cả “sếp” và nhân viên đều sử dụng rượu bia khi tiếp khách.
Chính cái thái độ thờ ơ của vị Cục trưởng cục Thuế khiến nhiều người chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Trước đây, bộ Giao thông vận tải đã có đề án “chống vô cảm” đối với lái xe gây tai nạn. Tuy nhiên, có lẽ, trường hợp của ông Công đã một phần phá hỏng những nỗ lực đó.
Trước đó, vào cuối tháng 3, dư luận tại TP.HCM cũng có phen hoảng hốt vì chiếc “xe điên” của ông Lê Tôn Thanh, Phó giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM “đại náo” trên phố và gây tai nạn liên hoàn. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, ông Lê Tôn Thanh đã đến cơ quan công an trình diện. Cảnh sát giao thông cũng tiến hành đo nồng độ cho ông Thanh, thời điểm đó chỉ số nồng độ cồn là 0,2mg/1DL máu. Nhiều nhân chứng khẳng định, do chạy với tốc độ cao nên khi va chạm xảy ra, xe ô tô do ông Thanh điều khiển đã bị nghiêng, hai bánh bên trái của xe ô tô kê lên hông của xe taxi. Theo đà, chiếc xe tiếp tục lao đi, tông vào đuôi 1 xe ô tô 7 chỗ khác rồi chuyển hướng đột ngột, phi thẳng vào nhóm xe máy đang dừng đèn đỏ. Rất nhiều người đã kịp thời tránh né, tuy nhiên, 2 xe tay ga đã bị chiếc xe “điên” tông trúng, vỡ vụn. 3 người đã bị trọng thương. Vẫn chưa dừng lại, chiếc Fortuner do ông Thanh điều khiển còn leo lên lề phải đường Lý Tự Trọng, tông đổ hai trụ biển báo giao thông rồi chạy đến giao lộ Lý Tự Trọng – Nguyễn Trung Trực thì tông vào một xe ô tô 4 chỗ hiệu Camry. Lúc này, chiếc xe gây tai nạn đã cách hiện trường ban đầu khoảng 200m. Sau khi gây tai nạn liên hoàn, ông Thanh đã rời khỏi xe.
Video đang HOT
Câu chuyện còn chưa lắng xuống thì đến tháng 5, lại một vị phó giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng điều khiển xe ô tô gây TNGT làm 1 người chết và 2 người bị thương. Qua điều tra của công an, vị Phó giám đốc này có nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện. Sau khi gây ra vụ tai nạn, người đàn ông này đã bỏ số tiền lên đến cả tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho các nạn nhân. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người ngạc nhiên, sau khi bị truy tố, vị Phó giám đốc Sở này lại được cơ quan công an cho tại ngoại với lý do lớn tuổi và có nhiều năm cống hiến trong công tác. Khi đó, nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng, những người có chức, có quyền, có tiền trong tay thì sẽ “nhẹ tội” hơn những người dân bình thường?
Luật sư Đoàn Minh Đức.
Học nhiều, biết rộng bằng… thừa
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng bộ Nội vụ cho rằng: “Tai nạn giao thông là một điều không một ai mong muốn. Khi sự việc đã xảy ra, cả người gây tai nạn, nạn nhân và người nhà nạn nhân đều có những tổn thương nhất định về mặt tâm lý. Tuy nhiên, thời gian qua, khi báo chí đưa tin những người gây ra tai nạn là các quan chức, người đứng đầu sở, ngành các địa phương có sử dụng rượu bia khiến tôi cảm thấy rất buồn. Đáng lẽ là “quan”, mọi hành vi, thái độ của họ phải chuẩn mực để làm gương cho người dân nhìn vào. Nhưng trong các vụ tai nạn nói trên, khi đã gây ra lỗi lầm, họ còn dùng đủ mọi cách để làm cái sai ấy lớn hơn, đáng lên án hơn”.
Theo ông Phúc, việc quan chức trong giờ làm việc, đi tiếp khách, uống bia rượu đã là chuyện không thể chấp nhận được. Đã có cồn trong máu, họ còn thản nhiên lái xe biển xanh và gây tai nạn thì càng đáng lên án. Rõ ràng, việc làm đó của các “ông quan lớn” là không coi trọng hình ảnh của mình và tính mạng của người khác. “Tôi không thể ngờ rằng, sau khi gây tai nạn, gây ra sự đau đớn cho người dân, họ có thể bỏ mặc nạn nhân ở lại rồi lên xe bỏ đi. Không những thế, những con người này lại còn dùng chức vị của mình để thoái thác trách nhiệm với nạn nhân, gia đình nạn nhân và dùng tiền để cho mọi chuyện chìm xuống. Theo tôi, trước luật pháp, mọi người đều bình đẳng. Ai phạm tội đến đâu, cơ quan chức năng cần xử lý đến đó. Việc xử lý nghiêm, không bỏ lọt tội phạm, kể cả các quan chức sẽ là “liều thuốc” nặng có tính chất răn đe cao để hành vi như thế không tiếp diễn”.
Cùng quan điểm, luật sư Đoàn Minh Đức (đoàn Luật sư Hà Nội) khẳng định, hầu hết các vụ quan chức gây tai nạn trong thời gian qua đều liên quan đến việc sử dụng nhiều rượu, bia. Luật đã quy định rất rõ, người điều khiển xe ô tô không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở. Bất cứ tài xế nào cũng phải chấp hành nghiêm. Đó là điều mà bất cứ ai điều khiển phương tiện giao thông đều “nằm lòng” chứ chưa nói đến các vị quan chức “học nhiều biết rộng”. Thế nhưng, thật buồn vẫn còn những tài xế là quan chức lại cố tình vi phạm luật đã gây ra những vụ TNGT nghiêm trọng. “Theo tôi, đôi khi cái tâm lý “cậy” là “sếp”, quen biết nhiều, nghĩ rằng, công an giao thông không dám “sờ gáy” nên họ được thể lấn tới, coi trời bằng vung. Giờ ra ngoài đường rất dễ để bắt gặp hình ảnh trên cùng một tuyến đường, xe biển trắng cứ đi như rùa, còn xe biển xanh phăm phăm lấn đường, vượt tốc độ bất chấp biển báo”, luật sư Đoàn Minh Đức nhấn mạnh.
Nói về việc các quan chức sau khi lái xe gây tai nạn bỏ mặc nạn nhân rồi thản nhiên bỏ đi, luật sư Minh Đức khẳng định: “Theo điều 38 luật Giao thông Đường bộ (GTĐB) năm 2008, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường, phải có trách nhiệm đưa người bị nạn đi cấp cứu và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Luật có quy định, tài xế gây tai nạn chết người có thể rời khỏi hiện trường trong 24 giờ đồng hồ. Sau khoảng thời gian đó, họ phải có mặt ở cơ quan công an để làm vụ việc. Tuy nhiên, có vụ việc, sau khi các quan chức gây tai nạn, mặc dù biết nạn nhân còn sống, đang quằn quại trong đau đớn mà vẫn bỏ chạy khỏi hiện trường. Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm và giàu tính nhân văn. Việc người gây tai nạn bỏ mặc nạn nhân không chỉ vi phạm pháp luật mà còn thể hiện cái thái độ thờ ơ, lãnh cảm đến rợn người. Bên cạnh đó, việc họ dùng chức vụ của mình để dọa nạt gia đình nạn nhân, gây khó khăn trong công tác điều tra có thể bị coi là một tình tiết tăng nặng. “Hiện nay, có tình trạng các quan chức vì nể nang nhau nên khi cơ quan công an điều tra nguyên nhân tai nạn, lỗi đều đổ vào đầu người “thấp cổ bé họng”. Mặc dù đây chỉ là con số nhỏ và xảy ra ở một vài trường hợp nhưng nó ảnh hưởng lớn đến sự nghiêm minh của pháp luật. Thậm chí, sau khi các quan chức gây tai nạn rồi, không hiểu vì sao thông tin cứ chìm dần. Việc xử lý những người phạm lỗi cũng chỉ mang hình thức cho có”, luật sư Đức bức xúc.
Cán bộ công chức phạm luật cũng bị xử lý như những người dân bình thường Thời gian gần đây, có không ít vụ, người điều khiển giao thông gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn (thậm chí người gây tai nạn là công an, cán bộ có chức vụ cao…). Theo ông, vì sao hiện tượng này đang ngày càng phổ biến hơn? Thực tế đã xảy ra tình trạng một số người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn làm thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của người khác đã bỏ mặc nạn nhân chạy khỏi hiện trường. Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến hơn, thể hiện sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức của một số người điều khiển phương tiện cơ giới. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật Giao thông Đường bộ mà cơ quan công an cần phải điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý nghiêm. Theo tôi được biết, theo quy định, người gây tai nạn phải ở lại hiện trường cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu, hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu, hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền. Đó là những sự việc đáng tiếc và không ai mong muốn. Tuy nhiên, với những vụ việc liên tiếp xảy ra thời gian qua khiến dư luận cũng bất bình và đặt câu hỏi, liệu những vụ việc đó có được giải quyết thấu tình, đạt lý.
Ông Hà Tuấn Trung, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Có việc “cậy thế” để thoái thác trách nhiệm
Không chỉ gây tai nạn rồi bỏ trốn, thậm chí có trường hợp còn mang thẻ ngành ra dọa nạn nhân, người nhà nạn nhân gây bức xúc trong dư luận. Ông nghĩ sao về thực tế này? Đúng là những thái độ, hành động đó gây bức xúc trong dư luận. Khi gây ra tai nạn đã là sai rồi mà họ lại tiếp tục sai nữa thì hết từ để nói. Quan chức hay người dân, tất cả đều là công dân và đều bình đẳng trước pháp luật, vì thế việc cậy quyền, cậy thế để thoái thác trách nhiệm, thậm chí là đe dọa, lấn át với nạn nhân, người nhà nạn nhân là rất đáng lên án. Tôi cũng có đọc thông tin báo chí đăng tải về một số vụ tai nạn do công an tỉnh này, tỉnh kia, cán bộ cục thuế… gây ra.
Sau khi gây tai nạn, họ đều bỏ mặc nạn nhân. Việc làm ấy thật là nhẫn tâm và đáng buồn. Tôi nhớ, cách đây không lâu, bộ Giao thông Vân tải có đề án “chống vô cảm” đối với lái xe khi gây tai nạn. Tuy nhiên, với những sự việc mà báo chí nêu thì xem ra mọi nỗ lực của ngành giao thông nên bắt đầu trước từ hệ thống công chức cấp cao. Điều mà dư luận băn khoăn, đặt dấu hỏi khi có những vụ việc liên quan đến công an, cán bộ “có tí chức”… lại bị chìm xuống. Xem ra, có sự “bất bình đẳng” trong xử lý người gây tai nạn, thưa ông? Gây tai nạn là sai rồi, vấn đề là sai đến đâu? Lỗi gây ra tai nạn do những cán bộ hay do chính nạn nhân của vụ tai nạn. Bởi, không phải cứ gây ra tai nạn là đổ lỗi do họ cậy chức, cậy quyền bất chấp pháp luật. Do vậy, việc xác định nguyên nhân của vụ tai nạn phải được làm rõ để có căn cứ xử lý đúng người. Thế nhưng, có một thực tế vẫn đang tồn tại là một số vụ tai nạn giao thông, người gây tai nạn là những cán bộ có chức có quyền, công an… chưa được xử lý. Như thế là không bình đẳng trước pháp luật. Cơ quan chức năng không thể vì nể nhau mà cho qua mọi chuyện. Điều đó là rất là vô lý. Phải xử lý nghiêm, cán bộ công chức phạm luật cũng bị xử lý như những người dân bình thường. Vậy theo ông, đâu là liều thuốc chữa “bệnh vô cảm” của các cán bộ, quan chức khi chính họ là thủ phạm gây ra tai nạn, thưa ông? Theo tôi, chúng ta cần xác định công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp uỷ đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các ngành chức năng và chính quyền cấp cơ sở.
Theo tôi, các bộ, ngành, cơ quan có cán bộ, công chức gây tai nạn cũng phải có trách nhiệm liên đới khi bao che cho cán bộ. Có thể, vì lý do này hay lý do khác, mà cơ quan quản lý cố tình bao che cho cán bộ của ngành mình. Bên cạnh đó, không ít lãnh đạo đơn vị sợ trách nhiệm, tìm mọi cách tảng lờ sự việc. Để chấm dứt tình trạng này, theo tôi, người của bộ nào gây ra thì cấp cao nhất của bộ đó phải chịu trách nhiệm. Khi cấp cao nhất của các bộ, ngành đó không có ý kiến, cố tình bao che cho cán bộ thì cấp trên nữa là Thủ tướng, Chủ tịch nước phải có ý kiến. Xin cảm ơn ông!
Theo Người đưa tin
Giải mã tâm lý của gã trai hiếp tử thi, cụ già
Những vụ chém giết người rồi hiếp dâm xác chết liên tục xảy ra thời gian qua khiến dư luận không khỏi phẫn nộ. Những kẻ như vậy có gọi biến thái, nguyên nhân do đâu?
Theo chuyên gia tâm lý Trung tâm Tư vấn Thành Đạt (Trung Hòa - Hà Nội), những hành vi của các đối tượng trên là những hành vi thú tính khi làm một lúc hai việc tàn nhẫn là giết người và hiếp dâm người đã chết. Tuy nhiên, những kẻ như vậy có bị gọi là biến thái tính dục hay không thì còn phải xem xét.
Nói riêng về hành vi hiếp dâm tử thi, tất nhiên việc hiếp dâm là một tội ác nghiêm trọng, vi phạm đạo đức xã hội và pháp luật, không thể dung thứ được. Việc hiếp dâm một xác chết lại còn đáng lên án hơn. Tuy nhiên, nếu gọi là biến thái tính dục thì còn phải xem xét nguyên nhân, động cơ của hành vi là gì.
Ảnh minh họa.
Biến thái tính dục là một khái niệm dùng để chỉ về những loại hành vi tình dục của con người mang tính lệch lạc hay lệch chuẩn xã hội hay lệch chuẩn của những quan điểm bình thường, phổ biến trong cộng đồng hoặc những quan điểm mang tính chính thống. Biến thái thông thường được sử dụng để mô tả các hành vi tình dục mang tính bất thường (lệch lạc tình dục), trái với thuần phong mỹ tục hoặc hành vi đó để lại những ám ảnh. Đây cũng là danh từ chung mà nhiều người dành cho những kẻ có hành vi tình dục lệch lạc, quấy rối tình dục nơi công chúng.
Với những đối tượng trên, có kẻ chỉ nảy sinh ý định hiếp dâm sau khi đã giết người vì các mục đích trả thù, cướp của, nếu gọi họ là biến thái tính dục có lẽ không chính xác lắm. Nếu những kẻ này có sở thích là làm tình với người chết, và chúng luôn nung nấu ý định này, giết người vì sở thích này thì mới gọi là biến thái tính dục. Ở Việt Nam những trường hợp như thế này còn hiếm hoặc chưa bị báo chí phanh phui ra, nhưng ở các nước phương Tây thì không thiếu những trường hợp như vậy. Có kẻ chuyên đào mộ những cô gái, phụ nữ để hiếp dâm tử thi, có kẻ bắt cóc hàng loạt cô gái đưa về một căn phòng bí mật, vừa trói tay chân, vừa dùng dao, roi rạch mặt, đánh rồi làm tình, sau đó giết, phi tang xác...
Tất nhiên, khái niệm về biến thái tính dục này mang tính chủ quan, nó tùy thuộc vào nhận thức, thế giới quan của từng cá nhân và từng cộng đồng, nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Trước đây, những người hay đi vũ trường chơi, nhảy múa, thác loạn cũng bị người ta gọi là biến thái, nhưng bây giờ người ta chỉ đánh giá những kẻ như vậy là ăn chơi, ai khắt khe thì bảo hư hỏng, chứ không xem là biến thái nữa.
Thế nên, với những hành vi chém giết người rồi hiếp dâm xác chết trên, có người vẫn cho rằng đó là hành vi biến thái tính dục thì cũng có cái lý của họ. Bởi thông thường người ta nhìn thấy người chết chỉ cảm thấy sợ chứ không ai dám làm tình với xác chết cả. Tuy nhiên, với một kẻ vừa giết người xong, trạng thái tâm lý của họ ở một góc độ khác, lúc đó họ nghĩ mình đã làm một việc ghê rợn như vậy thì sao không dám làm việc khác, nhất là khi dục vọng nổi lên.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, nguyên giảng viên khoa tâm lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, những hành vi ứng xử xã hội không hợp lý, những tội ác đều bắt nguồn từ nhiều yếu tố như thể chất, bệnh cơ thể và tổn thương, yếu tố khí chất, nhưng đặc biệt nhất là yếu tố môi trường, bởi đây là yếu tố ta có thể "điều chỉnh được".
Không có người nào thay thế tốt cho một cặp bố mẹ hòa thuận, hợp ý trong việc nuôi dạy và xã hội hóa của trẻ. Để trẻ học được cách đối xử tốt nhất cần phải có một môi trường gia đình ổn định, sự chấp nhận khẳng định giá trị của trẻ như là một cá thể. Sự dạy dỗ của bố mẹ và nhất là tấm gương của chính bố mẹ, đề ra các nguyên tắc trong gia đình, phần thưởng được sử dụng một cách hợp lý là cần thiết. Thiếu sự giám sát của bố mẹ là yếu tố liên hợp quan trọng nhất với các hành vi phạm tội.
Về phương diện pháp luật, theo ý kiến một luật sư, những kẻ giết người sau đó hiếp dâm xác chết thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm mà chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, xâm pham thi thể. Bởi với tội hiếp dâm, yếu tố để xác định tội này là việc quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân. Trong trường hợp giết người rồi mới hiếp dâm thì nạn nhân đã chết, không thể xác định được điều này nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh này. Thay vào đó, kẻ hiếp dâm xác chết sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm thi thể, chứ không phải là hiếp dâm.
Theo Kiến thức
Sự thật về trò "thôi miên, bỏ thuốc mê" để gây án Thời gian qua, cơ quan công an trên nhiều địa bàn các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước nhận được nhiều thông tin trình báo của người dân bị các đối tượng lạ mặt giở "thuật" thôi miên để trộm cắp tài sản với giá trị lớn. Qua xác minh ban đầu từ các vụ án, cơ quan điều tra công an...