Quan chức EU gợi ý về kế hoạch Marshall cho Ukraine
Ủy viên Ngân sách châu Âu Johannes Hahn cho rằng Ukraine sẽ cần một kế hoạch tái thiết sau xung đột, tương tự kế hoạch mà Mỹ đã đề nghị với châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ủy viên châu Âu phụ trách quản lý và ngân sách Johannes Hahn. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát biểu với báo giới ngày 6/4, ông Hahn nhấn mạnh trong thời gian tới, cần có một mô hình cập nhật của Kế hoạch Marshall dành cho Ukraine. Theo ông, kế hoạch này sẽ giúp Ukraine phục hồi nhanh chóng, thay vì phải mất nhiều thập kỷ, và sẽ giúp Kiev hội nhập nhanh hơn vào Liên minh châu Âu (EU).
Ủy viên Hahn không đưa ra ước tính về số tiền cần thiết, nhưng lưu ý rằng nỗ lực tái thiết Ukraine không thể do châu Âu gánh vác mà có lẽ cần có sự tham gia của của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), bao gồm cả Nga. Ông cũng nêu rõ để trang trải chi phí liên quan đến tiếp nhận hàng triệu người từ Ukraine sang các nước EU lánh nạn, các quốc gia thành viên có thể sử dụng một số khoản tiền được phân bổ theo ngân sách chung cho giai đoạn 2021-2027.
Kế hoạch Marshall nằm trong chương trình của Mỹ thời hậu chiến. Theo chương trình này, Washington đã viện trợ cho châu Âu khoảng 200 tỷ USD trong 4 năm, bao gồm các khoản đầu tư kinh tế và hỗ trợ công nghệ.
Những thách thức nghiêm trọng với Syria do cuộc xung đột Nga-Ukraine
Cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến cho Syria gặp nhiều khó khăn cả về kinh tế, chính trị và quân sự trong quá trình tái thiết đất nước sau cuộc nội chiến kéo dài.
Video đang HOT
Trang tin Middleeasteye.net ngày 18/3 dẫn lời các chuyên gia cho rằng, hành động của Nga ở Ukraine có thể gây ra một loạt lo ngại về chính trị và kinh tế đối với đồng minh thân cận của Moskva là Syria, trong bối cảnh Damascus đang nỗ lực tái thiết đất nước sau 11 năm xung đột tàn khốc.
Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Damascus đã thể hiện sự ủng hộ hoàn toàn với Moskva. Syria là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Donetsk và Luhansk là độc lập, đồng thời là một trong năm quốc gia ủng hộ Nga tại cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc về tình hình Ukraine.
Các chuyên gia cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra nhiều vấn đề cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: AFP
Nhưng với việc Nga đang phải đối mặt với sự cô lập về kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây, các chuyên gia cảnh báo rằng nhiệm vụ tái thiết đất nước của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ bị thách thức nghiêm trọng.
"Điều gì sẽ xảy ra với viễn cảnh về một giải pháp hòa bình lâu dài ở Syria khi Nga không còn đối thoại với các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ?", Sinan Ulgen, học giả tại Carnegie Europe ở Brussels, đặt câu hỏi trong một cuộc hội thảo do Carnegie Endowment for International Peace tổ chức. Ông Ulgen nêu rõ: "Tôi cho rằng điều đó sẽ có tác động rất tiêu cực đến triển vọng về một giải pháp hòa bình hoặc ổn định lâu dài cho Syria".
Về phía Liên minh châu Âu (EU), khối này đã đi đầu trong việc hỗ trợ nhân đạo cho Syria, huy động hơn 25 tỷ USD kể từ năm 2011 và đã tổ chức 5 hội nghị nhà tài trợ thường niên kể từ năm 2017. Năm 2021, EU đã gửi hơn 150 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Damascus.
Tuy nhiên, với khoảng 3 triệu người Ukraine sơ tán đến các nước EU, viện trợ dành cho Syria có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh mới về phân bổ nguồn lực.
Jihad Yazigi, người sáng lập và Tổng biên tập của trang web "Báo cáo Syria" (Syria Report) cho biết: "Viện trợ nhân đạo chiếm một phần đáng kể trong việc duy trì nền kinh tế Syria, nhưng các khoản viện trợ tài chính sẽ giảm đáng kể vì EU sẽ tập trung vào người tị nạn Ukraine".
Theo ông Ulgen, Nga đã can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria vào tháng 9/2015 và sức mạnh không quân vượt trội của họ đã giúp ông Assad "lật ngược tình thế" so với lực lượng đối lập cũng như nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Nhưng khi Nga tập trung vào cuộc xung đột tại Ukraine, khả năng duy trì sự hiện diện chiến lược của họ ở Syria, cũng như ở Địa Trung Hải, có thể sẽ thay đổi và gặp rủi ro.
Đầu tháng này, Thổ Nhĩ Kỳ đã viện dẫn Học thuyết Montreux năm 1936 đóng cửa eo biển Bosphorus và Dardanelles để hạn chế tàu chiến Nga qua lại giữa Địa Trung Hải và Biển Đen.
Mặc dù động thái này không ảnh hưởng đến sự cơ động của các tàu Nga từ Địa Trung Hải đến Biển Đen, nhưng nó có thể có tác động đối với sự hiện diện hải quân của Moskva ở Syria. Nga đã nắm quyền kiểm soát một căn cứ hải quân lớn ở thành phố Tartus của Syria, căn cứ hải quân duy nhất của Nga trên bờ biển Địa Trung Hải.
Ông Ulgen nói: "Một khi các tàu chiến Nga đi qua eo biển, chúng sẽ bị mắc kẹt ở Biển Đen. Những gì chúng ta đã thấy trong quá khứ là hạm đội Biển Đen được Nga sử dụng để hỗ trợ hỏa lực cho Syria và cho một số mục đích hậu cần. Mối liên kết đó giờ đã bị phá vỡ".
Tổng thống Syria Bashar Al-Assad gặp Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid al-Maktoum, tại Dubai ngày 18/3. Ảnh: Reuters
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine dường như cũng ảnh hưởng đến những nỗ lực nhằm bình thường hóa quan hệ của khu vực với Chính phủ của Tổng thống Assad.
Cuối năm ngoái, một số quốc gia Arab đã tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế với Syria - gần một thập kỷ sau khi nước này bị trục xuất khỏi Liên đoàn Arập vì cuộc nội chiến nổ ra năm 2011.
Quốc vương Abdullah của Jordan đã có cuộc điện đàm với ông Assad vào tháng 10/2021 và kể từ đó đã vận động hành lang để Washington giảm nhẹ lệnh trừng phạt, giúp nền kinh tế mỏng manh của Amman có thể nối lại thương mại với Syria. Một tháng sau, Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã có chuyến thăm tới Syria, thảo luận về các khoản đầu tư tiềm năng vào việc tái thiết.
Mới nhất ngày 18/3, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có chuyến công du tới UAE, chuyến thăm đầu tiên của ông tới một quốc gia Arập kể từ khi cuộc nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011, nhấn mạnh mối quan hệ đang ấm lên với một quốc gia đồng minh của Mỹ và từng ủng hộ phe đối lập tại Syria.
Ngay cả Mỹ, quốc gia cho rằng sẽ không bao giờ bình thường hóa quan hệ với chính phủ của Tổng thống Assad, đã rơi vào thế khó xử khi chấp thuận hợp tác giữa các quốc gia Arập và Syria trong một thỏa thuận cho phép khí đốt tự nhiên của Ai Cập đi đến Liban qua Đường ống dẫn khí đốt Arập, quá cảnh ở Syria.
Emma Beals, học giả không thường trú tại Viện Trung Đông và là nhà tư vấn cho Viện Hòa bình Châu Âu, nhận xét: "Có một chút khác biệt và câu chuyện bình thường hóa đang bắt đầu xuất hiện tín hiệu tích cực. Có khả năng sẽ có một cách tiếp cận thay đổi từ khu vực khi họ bắt đầu cân bằng giữa lo ngại về sự mất ổn định do ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine và những gì họ cho là có thể phương Tây không quan tâm hoặc rút khỏi Syria".
Phương Tây xây dựng kế hoạch tái thiết Ukraine Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các nước phương Tây có kế hoạch xây dựng Kế hoạch Marshall nhằm phục vụ mục đích tái thiết Ukraine. Một cây cầu bị phá hủy trong xung đột tại thành phố Irpin, Ukraine, ngày 8/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Thủ tướng Johnson đưa ra tuyên bố trên ngày 8/3 khi...