Quan chức châu Âu ’sốc’ trước lệnh hạn chế nhập cảnh của Mỹ
Một số quan chức châu Âu tại Washington cho biết họ không có thông tin về lệnh hạn chế nhập cảnh của Mỹ với 26 nước châu Âu, dù các bên vẫn thường xuyên liên lạc.
Theo CNN, một số đại sứ châu Âu tại Washington nói họ không biết Mỹ sẽ tuyên bố lệnh hạn chế đi lại từ 26 quốc gia ở lục địa già. Một đại sứ thậm chí nói “không có dấu hiệu nào” cho thấy ông Trump sẽ đi đến quyết định ở mức độ như vậy.
“Chúng tôi biết có gì đó sắp được đưa ra liên quan đến châu Âu (như khuyến cáo hạn chế du lịch) nhưng không phải ở mức quyết liệt như thế này” – đại sứ Bỉ nói. “Điều không thể hiểu được là tại sao Vương quốc Anh lại được loại trừ”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo lệnh hạn chế nhập cảnh từ châu Âu trong bài phát biểu tại Phòng Bầu dục. (Ảnh: CNN)
Một số đại sứ bày tỏ mong muốn được làm rõ về thông báo mới. Họ cho biết đã nhận được cuộc gọi từ Bộ Ngoại giao Mỹ sau thông báo, nhưng họ “chưa trả lời câu hỏi của chúng tôi”.
Theo nguồn tin của CNN, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ không biết chính xác ông Trump định thông báo những gì, vì có nhiều phương án được đặt ra thảo luận. Ngoại trưởng Mike Pompeo gặp Ngoại trưởng Australia chưa đầy 5 tiếng trước bài phát biểu, và cũng không thể hiện điều gì về thông báo. Ông Pompeo thừa nhận sẽ có nhiều khó khăn hơn trong khoảng 6 tuần tới.
Trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, Tổng thống Trump hôm 11/3 tuyên bố cấm đi lại giữa Mỹ và 26 nước châu Âu trong 30 ngày, bao gồm: Áo, Bỉ, CH Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Thuỵ Sỹ.
Lệnh cấm có hiệu lực từ đêm 13/3.
Video: Virus corona mới đã biến chủng
Đối với công dân Mỹ, Bộ An ninh Nội địa sẽ đưa ra thông báo trong 48 giờ tới yêu cầu hành khách Mỹ đã đi du lịch ở các vùng của châu Âu đi qua các sân bay được chính phủ chọn để thực hiện các thủ tục sàng lọc nâng cao.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: CNN)
Theo vtc.vn
"Vết chém" mới trong thỏa thuận hạt nhân Iran
Hôm 5-11, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này sẽ bắt đầu đưa khí uranium vào khoảng 1.000 máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Fordow, căn cứ được xây dựng bên trong một ngọn núi. Đây được xem là động thái mới nhất đưa chính quyền Iran ngày càng xa rời thỏa thuận hạt nhân mà họ từng ký với các cường quốc thế giới từ khi Mỹ tuyên bố rút lui cách dây một năm.
Đại diện Iran tại cơ quan nguyên tử quốc tế (IAEA) Kazem Ghaibabadi cho biết, Iran đã thông báo với tổ chức này về việc khởi động quá trình đưa chất UF6 (uranium hexafluoride) vào các máy ly tâm tại Fordow. Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 cấm sử dụng các nguyên liệu hạt nhân tại Fordow, và việc đưa UF6 vào các máy ly tâm đồng nghĩa với việc cơ sở này sẽ trở thành một căn cứ hạt nhân chứ không còn là khu vực nghiên cứu.
Bên trong cơ sở hạt nhân Fordow của Iran. Ảnh tư liệu
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Iran là diễn biến đáng chú ý bởi 1.044 máy ly tâm tại cơ sở Fordow vốn bị bỏ không theo các điều khoản của thỏa thuận 2015. Điều này cũng tạo áp lực lớn đối với các nước châu Âu vẫn còn tuân thủ thỏa thuận và muốn chừa cho Iran một con đường để xuất khẩu dầu thô ra bên ngoài. Tổng thống Rouhani trước đó đã đe dọa rút Iran khỏi thỏa thuận hạt nhân vào đầu tháng 1-2020, hành động về cơ bản sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt các hoạt động giám sát quốc tế đối với chương trình làm giàu nguyên liệu sản xuất vũ khí hạt nhân của quốc gia này.
Tổng thống Iran phát biểu trong một chương trình được truyền hình trực tiếp: "Chúng tôi hoàn toàn ý thức được sự nhạy cảm của các đối tác về cơ sở Fordow và các máy ly tâm... Tuy nhiên, chúng tôi không thể chấp nhận việc trong khi mình hoàn toàn tôn trọng các cam kết còn đối phương thì không". Nhà lãnh đạo Iran không nói rõ liệu các máy ly tâm có làm giàu uranium hay không.
Người phát ngôn Liên minh châu Âu (EU) Maja Kocijancic cho biết khối này lo ngại về quyết định của Iran. Pháp hối thúc Iran rút lại quyết định của mình trong khi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho rằng "hành động mới nhất của Iran hoàn toàn đi ngược lại thỏa thuận và đặt ra mối nguy đối với an ninh quốc gia". Nga cũng bày tỏ lo ngại, dù rằng quốc gia này có mối quan hệ khá tốt đẹp với Iran. Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói: "Chúng tôi đang theo sát tình hình. Nga ủng hộ việc duy trì thỏa thuận". Ông Peskov cho biết thêm Moscow hoàn toàn hiểu các lo ngại của Tehran đối với "những đòn trừng phạt chưa từng có tiền lệ và phi pháp" mà Washington áp đặt.
Trước đó, ngày 4-11, Nhà Trắng vừa ra quyết định trừng phạt các thành viên thân cận của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, một phần trong chiến dịch gia tăng sức ép tối đa nhằm vào Tehran. Về tuyên bố mới của Tehran, Washington cho rằng đây là "bước tiến dài theo hướng sai lầm," nhấn mạnh Iran không có bất kỳ lý do nào để mở rộng chương trình làm giàu uranium.
Giới chuyên gia nhận định tuyên bố của Iran là một vết chém sâu đối với thỏa thuận hạt nhân vốn đã bị xói mòn lâu nay. Học giả Richard Nephew thuộc ĐH Columbia, người từng tham gia thúc đẩy thỏa thuận 2015 khi vẫn còn là một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói: "Các bên ngày càng tiến gần tới khả năng dùng vũ lực. Họ đang giết dần mòn thỏa thuận hạt nhân".
Tuy nhiên, Tổng thống Iran khẳng định những biện pháp mà họ tiến hành, như vượt quá giới hạn quy định trong thỏa thuận về làm giàu uranium và kho chứa hạt nhân, có thể được rút lại nếu châu Âu tìm cách giúp Tehran tránh được các đòn trừng phạt mà Mỹ áp đặt, những biện pháp đang bóp nghẹt ngành xuất khẩu dầu thô của quốc gia này. Các chính phủ châu Âu đã vật lộn tìm cách thiết lập một cơ chế thương mại nhằm cho phép DN quốc tế có thể làm ăn với Iran mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cơ chế thương mại này vẫn chưa có hiệu lực trong khi khoản tín dụng trị giá 15 tỷ USD mà Pháp hứa hẹn dành cho Iran cũng không thấy tăm hơi.
Có một thực tế là Trung Quốc, Ấn Độ và Nga không chịu nhiều áp lực từ thị trường dầu mỏ đến mức phải tìm cách giúp đỡ Iran. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm, nguồn cung lại dồi dào, còn giá dầu thì vẫn ở mức thấp. Vậy tại sao họ phải mạo hiểm đối đầu với các đòn trừng phạt của Mỹ để mua dầu từ Iran? Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran song sản lượng thu mua hiện khá ít. Từ khi Mỹ áp đặt trừng phạt, Trung Quốc đã chuyển hướng sang nguồn cung khác là Saudi Arabia. Ấn Độ cũng có rất nhiều nguồn cung dầu thô để lựa chọn thay vì phải mạo hiểm. Trong khi đó Nga dường như không có nhiều động lực để hậu thuẫn một nhà xuất khẩu dầu mỏ khác, nhất là trong bối cảnh họ đang cùng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tìm cách cắt giảm sản lượng.
Iran từng trải qua vài cú sốc khi nền kinh tế bị cô lập. Song hiện có nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế này đang trên đà phục hồi và ổn định. Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới ước tính nền kinh tế Iran sẽ từ suy thoái hồi phục lên mức tăng trưởng 0% trong năm 2020. Lạm phát trong năm 2019 là 35,7% sẽ giảm xuống 31% vào năm tới trong khi đồng rial duy trì mức ổn định so với đồng USD, trong khi tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm.
Theo Foreign Affairs, nền kinh tế Iran vẫn đứng vững vì họ có sự đa dạng, một thực tế mà Washington thường bỏ qua. Vào năm 2017, dầu thô chỉ chiếm 43% khối lượng xuất khẩu, vì vậy khi lĩnh vực này bị ảnh hưởng, các ngành hàng khác như nông nghiệp nhanh chóng trở thành đệm đỡ giúp Iran hóa giải phần nào gánh nặng thu nhập do thiệt hại trong xuất khẩu dầu thô.
Một số nhà phân tích từng dự đoán rằng các đối tác của Iran tại châu Âu và châu Á sẽ phớt lờ sức ép của Mỹ và giúp đỡ nền kinh tế Iran. Một số khác lại dự đoán các đòn trừng phạt sẽ đẩy nền kinh tế Iran tới "đường cùng", buộc Tehran phải lựa chọn giữa việc đầu hàng hoặc sụp đổ. Tuy nhiên, không dự báo nào trở thành hiện thực. Thay vào đó, Iran giờ đã bước sang năm thứ hai dưới áp lực tối đa từ Mỹ, với sự tự tin vào một nền kinh tế ổn định và vị thế khu vực vững chắc.
Theo giới phân tích, Iran sẽ tiếp tục làm náo loạn thị trường dầu mỏ trong khi củng cố các lĩnh vực kinh tế khác, và Tehran sẽ tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân trong khi khước từ đối thoại với Washington.
Hồng Phúc
Theo phapluatxahoi.vn
Sự thấu hiểu giữa Tổng thống Macron và Tổng thống Putin Điên Kremlin noi trung y Tông thông Phap, Nga se tăng cương hơp tac vơi phương Tây. Thông tân TASS dân lơi Thư ky bao chi Tông thông Vladimir Putin - ông Dmitry Peskov binh luân vê nhân đinh cua Tông thông Phap Emmanuel Macron vê sư phat triên cua kinh tê Nga trong tương lai. Tông thông Phap Emmanuel Macron va Tông...