Quan chức cảng Beirut nói trữ amoni nitrat theo lệnh của tòa
Tổng giám đốc cảng Beirut nói rằng họ lưu trữ amoni nitrat từ 6 năm trước theo lệnh của tòa và đã vài lần yêu cầu tìm cách xử lý.
Tổng giám đốc cảng Hassan Koraytem ngày 5/8 nói với đài truyền hình địa phương OTV rằng họ biết amoni nitrat rất nguy hiểm nhưng mức độ tàn phá của nó vượt sức tưởng tượng.
2.750 tấn amoni nitrat được tàu Rhosus treo cờ Moldova chở từ Gruzia tới Mozambique vào năm 2014, nhưng bị bỏ lại khi con tàu gặp sự cố động cơ lúc cập cảng Beirut. Số amoni nitrat trên tàu được chuyển tới lưu trữ trong nhà kho ở cảng Beirut suốt 6 năm qua mà không được áp dụng các biện pháp an toàn cần thiết. Koraytem cho biết hóa chất được đưa vào kho theo lệnh của tòa án.
Cảnh tượng đổ nát sau vụ nổ tại cảng ở Beirut ngày 4/8. Ảnh: Reuters.
Koraytem và lãnh đạo Tổng cục Hải quan Lebanon Badri Daher nói rằng họ đã vài lần gửi thư đến cơ quan tư pháp để yêu cầu loại bỏ hợp chất này khỏi cảng nhưng không được đáp ứng. “Chúng tôi yêu cầu tái xuất khẩu chúng nhưng điều đó không được thực hiện. Vì sao lại vậy? Chúng tôi để vấn đề này cho các chuyên gia và những người liên quan xác định lý do”, Badri Daher nói.
Hai tài liệu Reuters đã xem cho thấy hải quan Lebanon đã yêu cầu cơ quan tư pháp vào năm 2016 và 2017 ra lệnh cho cơ quan hàng hải có liên quan tái xuất khẩu hoặc phê duyệt việc bán amoni nitrat để đảm bảo an toàn cho cảng. Một tài liệu cho thấy họ cũng gửi yêu cầu tương tự năm 2014 và 2015.
Ít nhất 135 người thiệt mạng và 5.000 bị thương sau vụ nổ kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat tại cảng ở Beirut ngày 4/8. Với sức công phá ngang 240 tấn TNT, nó tàn phá hơn nửa thành phố, gây thiệt hại ước tính lên đến 5 tỷ USD.
Vụ nổ “như bom nguyên tử” ở Lebanon. Video: CNN.
Amoni nitrat thường được dùng làm phân bón, nhưng có thể trở thành chất nổ mạnh nếu lẫn tạp chất hoặc được trộn với nhiên liệu dễ cháy. Hợp chất này từng được dùng trong hàng loạt cuộc tấn công khủng bố, trong đó có vụ đánh bom làm 168 người chết tại thành phố Oklahoma của Mỹ. Tuy nhiên, quan chức Lebanon và Mỹ đều bác bỏ khả năng đây là một vụ tấn công.
Khả năng gây nổ khiến nhiều nước đặt ra những quy định chặt chẽ về lưu trữ và xử lý amoni nitrat. “Nó thường được bảo quản trong môi trường được kiểm soát liên tục và điều chỉnh theo thể tích để hạn chế nguy cơ phát nổ”, Brent Kaiser, nhà sinh học ở Đại học Sydney của Australia, cho hay.
Beirut ban bố tình trạng khẩn cấp
Nội các Lebanon ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài hai tuần ở Beirut, trao quyền kiểm soát an ninh tại thủ đô cho quân đội.
Bộ trưởng Thông tin Manal Abdel Samad hôm nay thông báo quyết định tại Beirut. Ông cho biết nội các Lebanon yêu cầu quân đội quản thúc tại gia tất cả quan chức phụ trách lưu trữ hàng hóa và an ninh tại cảng Beirut từ năm 2014. "Chúng tôi kêu gọi lãnh đạo quân đội áp đặt quản thúc tại gia đối với tất cả những người liên quan đến việc lưu trữ amoni nitrat", Samad nói.
Khói đen bốc lên từ vụ nổ ở Beirut, Lebanon ngày 4/8. Ảnh: AFP.
Họ cũng chấp thuận giải ngân 100 tỷ bảng Lebanon (66 triệu USD) để đối phó với khủng hoảng.
Bộ trưởng Y tế Lebanon hôm nay thông báo số người thiệt mạng vì thảm họa tăng lên 113, ít nhất 4.000 người bị thương. Hàng chục người mất tích và nỗ lực giải cứu vẫn tiếp tục diễn ra.
Kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat tại cảng ở Beirut phát nổ ngày 4/8 với sức công phá ngang 240 tấn TNT, tàn phá hơn nửa thành phố, thiệt hại ước tính lên đến 5 tỷ USD. Amoni nitrat được dùng phổ biến làm phân bón, nhưng cũng là hóa chất thường được khủng bố sử dụng để chế bom, gây ra nhiều thảm kịch.
Mây hình nấm sau vụ nổ ở Lebanon ngày 4/8. Video: Twitter/Abir Ghattas.
Amoni nitrat - từ phân bón đến 'thủ phạm' hàng loạt vụ nổ Amoni nitrat được dùng phổ biến làm phân bón, nhưng cũng là hóa chất thường được khủng bố sử dụng để chế bom, gây ra nhiều thảm kịch. Hợp chất có công thức hóa học NH4NO3 này được giới chức Lebanon xác định là nguyên nhân gây ra vụ nổ thảm khốc ở thủ đô Beirut hôm 4/8. Tia lửa hàn trong quá...