Quan chức Brazil chết vì bị trúng tên nghi do thổ dân bắn
Rieli Franciscato, quan chức chuyên về bảo vệ các bộ lạc bản địa ở vùng Amazon ở Brazil bị bắn vào ngực khi đang khảo sát một bộ tộc.
Một quan chức chính phủ Brazil và là chuyên gia về các bộ lạc bản địa ở vùng Amazon, đã bị bắn chết bằng mũi tên, khi ông cùng các cộng sự cố gắng tiếp cận họ.
Rieli Franciscato, 56 tuổi, đã qua đời hôm 9/9 tại vùng hẻo lánh ở bang Rondonia, phía Tây Bắc Brazil. Ông được giao nhiệm vụ giám sát một bộ lạc cho Quỹ Quốc gia người da đỏ (Funai) – một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm lập bản đồ, giám sát và bảo vệ vùng đất mà các bộ lạc thường sinh sống ở vùng Amazon.
Ông Franciscato dành cả đời để bảo vệ các bộ lạc bản địa ở Amazon. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát Paulo Ricardo Bressa, người được đề nghị đi cùng Franciscato, cho hay ông đã leo lên một ngọn đồi để xác định một bộ tộc thổ dân sống tách biệt với thế giới văn minh có di chuyển qua khu vực này hay không.
“Rồi tôi nghe thấy tiếng mũi tên cắm vào ngực ông ấy. Ông ấy kêu lên một tiếng, rút mũi tên ra và chạy ngược xuống đồi. Ông ấy chạy được khoảng 50-60 m thì gục xuống và chết”, cảnh sát Bressa kể. Sự việc làm dấy lên những suy đoán rằng Franciscato có thể bị trúng tên của thổ dân, do họ nhầm ông là kẻ xâm phạm lãnh thổ.
Một con đường chạy qua khu rừng rậm Amazon bị cháy gần Porto Velho, bang Rondonia, Brazil. Ảnh: Ueslei Marcelino / Reuters.
Video đang HOT
Các bộ lạc bản địa ở Amazon và những nơi khác trên thế giới thường phản ứng dữ dội với sự xuất hiện của người ngoài tại khu vực sinh sống của họ. Hiệp hội Bảo vệ Môi trường – Dân tộc Kaninde, một tổ chức chính phủ mà ông Franciscato giúp thành lập vào năm 1980, cho biết các bộ lạc bản địa thường không phân biệt được bạn hay thù khi có sự xuất hiện của người ngoài.
Một số lãnh đạo bản địa cho biết sự xuất hiện của thợ mỏ, nông dân và lâm tặc bất hợp pháp trên vùng đất tổ tiên của họ đã trở nên phổ biến hơn, kể từ khi Tổng thống Jair Bolsonaro nhậm chức vào năm 2019, hứa hẹn sẽ phát triển khu vực Amazon.
Các nhà bảo tồn đổ lỗi cho Tổng thống Bolsonaro và chính phủ của ông vì đã hủy hoại các cơ quan bảo tồn, gồm Funai và Cơ quan thực thi môi trường Ibama, đồng thời nhắm mắt làm ngơ để nông dân và lâm tặc khai phá đất ở Amazon, đẩy nhanh nạn phá rừng.
Ảnh cực hiếm về những bộ tộc hoang dã, hoàn toàn biệt lập với TG
Nhiếp ảnh gia đã cất công đi tới 34 vùng đất khác nhau trên khắp thế giới để ghi lại chân dung của các bộ lạc sống hoàn toàn tách biệt với thế giới.
Theo tờ Bored Panda, cách đây nhiều năm thế giới ngưỡng mộ nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson khi cho ra mắt cuốn sách ảnh "Trước khi họ biến mất", cho thấy khoảng 30 bộ tộc biệt lập từ khắp nơi trên thế giới. Từ Mông Cổ cho đến Indonesia, Jimmy đã dành ra nhiều tuần lễ với mỗi bộ tộc để học hỏi văn hóa và ghi lại hình ảnh của họ. Đến năm 2018, Jimmy đã công bố dự án với chủ đề tương tự có tựa đề "Tôn kính Nhân loại" ghi lại cuộc sống con người ở 34 vùng văn hóa bản địa khắp 5 châu. Trong ảnh là tộc người Hakamou'i, Ua Pou, đảo Marguesas, Polynésie thuộc Pháp.
Nếu trong cuốn sách trước chủ yếu là ảnh tư liệu, lần này Jimmy quyết định thêm vào đó chi tiết về chuyến đi, bản đồ, sự thật diễn ra tại địa phương và quan điểm cá nhân... Jimmy chia sẻ: "Khi 17 tuổi, tôi bắt đầu đi, mải miết đi tới tận hôm nay. Việc đó để kết nối và tìm lại chính mình. Đó là hành trình rất riêng để cảm nhận cuộc sống và sự tồn tại của bản thân." Trong ảnh là người Dương Sóc, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Tộc Samburu, Kenya.
Những vũ công đeo mặt nạ, Paro, Bhutan.
Phụ nữ bộ tộc Perak, Thikse Monastery, Ladakh, Ấn Độ.
Tộc người bên sông Vaioa, đảo Marquesas, Polynesia thuộc Pháp.
Người bản địa trên đồi Khoyor Tolgoi, hạt Altan Tsogts Bayan Ulgii, Mông Cổ.
Tộc Huli Wigmen bên thác Ambua, thung lũng Tari, Papua New Guinea.
Tarangire, Rift Escarpment, Tanzania.
Ni Vanuatu Men Rah, đảo Lava.
Ganges, Haridwar, Ấn Độ.
Người đàn ông từ bỏ tiện nghi hiện đại đến sống với bộ lạc thổ dân Audun Amundsen đã từ bỏ cuộc sống hiện đại để đến chung sống với bộ lạc trong rừng rậm Indonesia khoảng 3 năm và chứng kiến sự thay đổi ở nơi này. Khi là một thanh niên 24 tuổi, Audun Amundsen, kỹ sư và nhà làm phim người Na Uy, lần đầu tiên đến sống cùng bộ lạc Mentawai ở miền Tây Indonesia...