Quan chức Bangkok kêu gọi người dân làm việc tại nhà để tránh ô nhiễm
Các nhà chức trách đã kêu gọi người dân Bangkok làm việc tại nhà và đeo khẩu trang khi ở ngoài trời do mức độ ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng ở thủ đô của Thái Lan.
Ô nhiễm không khí tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) dẫn lời thị trưởng Bangkok Chadchart Sittipunt ngày 24/1 tuyên bố người dân nên làm việc tại nhà nếu có thể, hoặc chuyển từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng nếu họ cần đi lại.
Ông Chadchart Sittipunt cho biết thêm, các nhà chức trách sẽ tìm cách kiểm soát hoạt động gây ra bụi như đốt ngoài trời và xây dựng. Chất lượng không khí ở thủ đô Thái Lan hầu như ở mức không tốt cho sức khỏe kể từ 21/1. Các nhà chức trách cảnh báo rằng các hạt bụi mịn độc hại, được gọi là PM2.5, có thể vượt quá mức an toàn một lần nữa vào cuối tuần này.
Video đang HOT
Theo công cụ giám sát IQAir của ứng dụng theo dõi ô nhiễm không khí AirVisual, mặc dù chất lượng không khí của Bangkok ở mức trung bình vào sáng 25/1, nhưng nó sẽ giảm xuống mức có hại cho sức khỏe từ 26/1.
Bangkok và các thành phố khác của Thái Lan đã phải “vật lộn” với chất lượng không khí xấu trong những năm gần đây. Tình trạng ô nhiễm có xu hướng tồi tệ hơn vào mùa khô tại nước này, khoảng từ tháng 12 đến tháng 2.
Thị trưởng Chadchart Sittipunt cho biết các nhà chức trách sẽ “giám sát chặt chẽ” mức độ ô nhiễm ở Bangkok từ nay đến cuối tháng 2. Ông cũng cho biết hiện tại, các trường học trong thành phố nên hoạt động như thường lệ.
Cơ quan kiểm soát ô nhiễm của Thái Lan đang đặt mục tiêu giảm 10% số ngày bị ô nhiễm nặng ở thủ đô Bangkok và 17 tỉnh phía Bắc vào năm 2023 bằng cách kiểm soát chặt chẽ các nguồn bụi mịn PM 2.5.
Ủy ban môi trường quốc gia và Nội các đã chấp thuận kế hoạch đặc biệt để giảm thiểu ô nhiễm khói mù vào năm 2023. Trọng tâm của kế hoạch này nhằm vào 3 khu vực gồm đô thị, nông nghiệp và rừng.
Hà Linh/ Báo Tin tức (Theo Bloomberg)
Thủ đô Delhi là thành phố ô nhiễm nhất Ấn Độ năm 2022
Theo một báo cáo mới được công bố, thủ đô Delhi là thành phố ô nhiễm nhất ở Ấn Độ trong năm 2022.
Khói mù ô nhiễm bao phủ dày đặc tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 3/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo do đơn vị theo dõi Chương trình không khí sạch quốc gia (NCAP) thực hiện dựa trên các phân tích của Ban Kiểm soát ô nhiễm trung ương (CPCB). Đây là dự án chung về các xu hướng khí hậu và kiến thức khoa học đời sống nhằm theo dõi tiến bộ của Ấn Độ trong việc đạt được các mục tiêu không khí sạch. Theo đó, thủ đô Delhi đứng đầu cả nước về chỉ số ô nhiễm, với chỉ số bụi mịn PM2.5 trung bình thường niên là 99,71 g/m3. Dù chỉ số PM 2.5 ở Delhi đã giảm hơn 7% so với năm 2019 nhưng vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mong đợi.
Với chương trình NCAP, Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu đến năm 2024 giảm 20-30% mức độ ô nhiễm so với mức năm 2017. Chương trình được triển khai từ năm 2019 với mục tiêu cải thiện chất lượng không khí ở 122 thành phố của Ấn Độ. Cơ quan theo dõi NCAP cho biết hầu hết các thành phố trong nhóm 10 thành phố ô nhiễm nhất Ấn Độ năm 2022 nằm ở vùng đồng bằng Ấn-Hằng. Điều này cho thấy cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu quản lý ô nhiễm không khí tốt hơn ở những khu vực ngoài Delhi sẽ mang lại các giải pháp thực tế và dài hạn.
Báo cáo phân tích trên được công bố ngày 10/1, đánh dấu 4 năm kể từ khi triển khai NCAP.
Mỹ xem xét thắt chặt tiêu chuẩn chất lượng không khí Theo Reuters, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) ngày 6-1 tuyên bố sẽ thắt chặt các tiêu chuẩn về chất ô nhiễm có hại trong khí thải, bao gồm bụi mịn, lần đầu tiên kể từ năm 2012. EPA lập luận rằng bụi mịn đến từ các nguồn khác nhau, từ nhà máy điện đến ôtô. Nó gây tổn thương tim...