Quan chức Bắc Kinh nói đã đến thời Trung Quốc trỗi dậy
Quan chức an ninh cấp cao Trung Quốc nói thời điểm nước này trỗi dậy đã đến, nhưng cạnh tranh với Mỹ sẽ là “cuộc chiến kéo dài”.
Trần Nhất Tân, Tổng thư ký Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp luật Trung ương, cơ quan hàng đầu phụ trách thực thi pháp luật, nói tại phiên họp nghiên cứu đầu tuần này rằng thế giới đang ở thời kỳ hỗn loạn, nhưng môi trường toàn cầu có lợi cho Trung Quốc.
Phiên họp được tổ chức để nghiên cứu bài phát biểu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước, trong đó ông Tập nói rằng “thời gian và động lực đều đứng về phía Trung Quốc” trong điều kiện thay đổi địa chính trị toàn cầu. Phiên họp có sự tham gia của các ủy viên cấp cao, những người dự kiến truyền tải thông điệp cho các đảng viên.
Trần Nhất Tân, Tổng thư ký Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp luật Trung ương Trung Quốc. Ảnh: SCMP .
“Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thay đổi lớn của thế giới ngày nay. Sự trỗi dậy của phương Đông, sự suy tàn của phương Tây đã trở thành xu hướng toàn cầu và những thay đổi của bối cảnh quốc tế đang có lợi cho chúng ta”, ông Trần nói. “Sự đàn áp của Mỹ đối với chúng ta là mối đe dọa lớn nhưng cuộc đấu tranh của chúng ta với Mỹ vừa là giao tranh vừa là cuộc chiến kéo dài”.
Ông cũng nói rằng đại dịch Covid-19 là một thử thách lớn khác. “Đại dịch Covid-19 là một thử thách lớn, nhưng chúng ta sẽ vượt qua thách thức của cuộc khủng hoảng này và biến các mối đe dọa thành cơ hội. Chúng ta cần lưu ý diễn tiến lây lan của đại dịch sẽ tác động nghiêm trọng về mọi mặt đối với thế giới”, Trần Nhất Tân cho hay.
Trong khi cho rằng sự tự tin của Trung Quốc là do loạt yếu tố, từ nền kinh tế phục hồi đến xã hội ổn định và chiến thắng trước Covid-19, Trần Nhất Tân nhắc nhở quan chức rằng an ninh vẫn là điều tối quan trọng. Theo ông, Trung Quốc vẫn là “quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới” bất chấp những thành công về kinh tế trong những thập kỷ qua và “vấn đề phát triển không cân bằng và không tương xứng vẫn nổi cộm”.
Video đang HOT
“Trong khi xã hội ổn định về tổng thể, vẫn còn nhiều rủi ro và những nguy cơ tiềm ẩn đan xen, dẫn đến loạt rủi ro về an ninh công cộng”, ông nói. “An ninh là nền tảng của sự phát triển. Không có an ninh, chúng ta không thể đạt được bất cứ điều gì”.
Theo Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore, bài phát biểu của ông Trần nhấn mạnh sự tự tin ngày càng tăng của giới lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt khi Mỹ đang trong quá trình chuyển giao quyền lực và vật lộn để phục hồi sau đại dịch.
“Bài phát biểu này cung cấp cho chúng tôi một thước đo chuẩn về mức độ tự tin của giới lãnh đạo Trung Quốc về tình hình và mối quan tâm của họ là gì, cũng như cách họ nhìn thấy sự khác biệt giữa điều hành đất nước ổn định ở Trung Quốc và sự hỗn loạn, bất ổn ở phương Tây”, Wu nói. “Nó cho thấy họ thực sự tin rằng Trung Quốc có thể trở thành ‘ngọn hải đăng’ tiếp theo cho thế giới”.
Quốc gia Đông Nam Á trở thành tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung
Mỹ và Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực lôi kéo Philippines trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ở nhiều mặt, không chỉ bao gồm vấn đề Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (phải) thăm Philippines hồi tháng trước.
Hôm 18.9, Bộ Nông nghiệp Philippines thông báo phòng thí nghiệm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm từ động vật do Mỹ tài trợ đã được mở ở khu vực miền trung đảo Luzon, theo SCMP.
Trước đó, Sung Kim, đại sứ Mỹ ở Philippines thông báo đã chuyển 5.000 dụng cụ vệ sinh và 16 trạm rửa tay cho thị trưởng Manila để hỗ trợ cuộc chiến chống Covid-19.
Tháng trước, Mỹ cũng hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á 100 máy thở. Những động thái lôi kéo của Mỹ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa có chuyến thăm Philippines.
Trong cuộc gặp, hai bên nhất trí gia hạn bản ghi nhớ năm 2004 về hợp tác quốc phòng và nỗ lực quản lý tốt hơn các tranh chấp ở Biển Đông. Ông Ngụy cũng đại diện Bắc Kinh, cam kết hỗ trợ các vật tư phi chiến đấu trị giá 20 triệu USD cho quân đội Philippines.
Các nhà quan sát nhận định, những động thái của Trung Quốc và Mỹ đã nêu bật tầm quan trọng chiến lược mà hai cường quốc dành cho Philippines, theo SCMP.
Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của Tập đoàn RAND, nói Philippines có tầm quan trọng đáng kể với Mỹ, không chỉ là nơi đặt căn cứ quân sự Mỹ, mà còn là đồng minh duy nhất của Mỹ có tham gia trực tiếp đến vấn đề tranh chấp Biển Đông.
"Mối quan hệ này giúp Mỹ có lý do để can thiệp vào vấn đề Biển Đông nếu xung đột xảy ra trong tương lai", ông Grossman nói.
Kang Lin, nhà nghiên cứu tại Đại học Hải Nam, Trung Quốc, nói mối quan hệ Mỹ-Philippines là lý do Trung Quốc rất cố gắng lôi kéo Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Đại sứ Mỹ tại Philippines trao dụng cụ vệ sinh và trạm rửa tay cho thị trưởng Manila.
So với những người tiền nhiệm, ông Duterte có lập trường thân thiện hơn với Trung Quốc và cứng rắn hơn với Mỹ trong chính sách ngoại giao, ông Kang nói.
Trong 4 năm qua, Manila và Bắc Kinh đã ký hàng loạt thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỉ USD, thiết lập cơ chế tham vấn để giải quyết bất đồng trong vấn đề Biển Đông.
"Manila đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Biển Đông của Bắc Kinh", ông Kang nói.
Grossman cho rằng, Bắc Kinh rất muốn kéo Manila khỏi quỹ đạo của Washington, làm suy yếu hoạt động của Mỹ ở Biển Đông.
Năm 2019, quân đội Mỹ tổ chức gần 300 cuộc tập trận với Philippines, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói hiệp ước quốc phòng mà Mỹ ký với Philippines bao gồm cả vấn đề Biển Đông. Đại sứ Kim nói hiệp ước cũng có hiệu lực khi Trung Quốc dùng lực lượng dân quân biển để gây sức ép với Philippines.
Giới quan sát cho rằng mối quan hệ Manila-Bắc Kinh chỉ là tạm thời, nhất là khi nhiều thỏa thuận đầu tư của Trung Quốc vào Philippines vẫn còn nằm trên giấy.
"Một mặt, ông Duterte muốn giảm sự lệ thuộc của Philippines vào Mỹ", cố vấn chính sách của chính phủ Philippnines, Richard Heydarian nói. "Mặt khác, giới chức Philippines vẫn đảm bảo rằng ông Duterte sẽ không đưa Manila nghiêng hết về Bắc Kinh, làm tổn hại quan hệ với Washington".
Nhiệm kỳ Tổng thống của ông Duterte sẽ kết thúc vào năm 2022. Ông Kang cho rằng, khoảng thời gian hơn một năm còn lại là lúc Bắc Kinh cần củng cố mối quan hệ với Manila.
"Tân tổng thống Philippines dù chưa biết là ai, nhưng nhiều khả năng sẽ không thân thiện với Trung Quốc như ông Duterte", ông Kang nói.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ muốn đặt văn phòng Đông Nam Á tại Việt Nam Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đang muốn đặt văn phòng khu vực tại Việt Nam trong nỗ lực thắt chặt hơn nữa hợp tác giữa Mỹ và ASEAN trong lĩnh vực y tế. Cơ quan này đã có văn phòng ở Hà Nội trước đó. Trụ sở CDC tại Atlanta, Georgia (Mỹ) - Ảnh: AFP Động thái...