Quan chức Anh, Mỹ, Pháp tới tấp đến Ấn Độ cạnh tranh bán vũ khí
Hơn 10 ngày qua, quan chức cấp cao Anh, Mỹ và Pháp tới tấp tới thăm, hy vọng có thể trở thành đối tác hợp tác của ngành công nghiệp quân sự Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ Modi vừa lên tàu sân bay INS Vikramaditya cổ vũ cho phát triển vũ khí trang bị nước này
Tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore ngày 30 tháng 6 đưa tin, chính phủ mới của Ấn Độ quyết tâm đẩy nhanh hiện đại hóa quân bị và chuẩn bị cho phép vốn nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp quân sự của nước này, thúc đẩy các nước phương Tây đua nhau đến thăm Thủ tướng Modi, tranh thủ hợp đồng vũ khí trị giá vài tỷ USD.
Theo bài báo, chính phủ Ấn Độ có ý định nâng cao mức vốn nước ngoài trong ngành công nghiệp quân sự nước này, thậm chí có thể cho phép một số chương trình quốc phòng để vốn nước ngoài hoàn toàn phụ trách. Hơn 10 ngày qua, quan chức cấp cao Anh, Mỹ và Pháp tới tấp tới thăm, hy vọng có thể trở thành đối tác hợp tác của ngành công nghiệp quân sự Ấn Độ.
Giáo sư nghiên cứu quốc phòng Panter, Học viện quốc vương London Anh cho rằng, mọi người cảm thấy thị trường quân bị của Ấn Độ sẽ thay đổi, vì vậy, các nước đều muốn được hưởng lợi từ đó.
Video đang HOT
Người đi đầu thăm ông Modi là Ngoại trưởng Pháp Fabius, ngày 30 tháng 6, ông sẽ gặp gỡ ông Modi và Bộ trưởng Tài chính kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley, đồng thời sẽ tranh thủ ký kết một đơn đặt hàng trị giá 15 tỷ USD (khoảng 93,2 tỷ nhân dân tệ) với Ấn Độ để bán 126 máy bay chiến đấu Rafale cho Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu Rafale Pháp
Thượng nghị sĩ McCain, bang Arizona, Mỹ cũng sẽ thăm Ấn Độ trong tuần này. Ông McCain cho rằng: “Khả năng, khoa học công nghệ và hợp tác Mỹ trong lĩnh vực quân sự có thể giúp Ấn Độ được lợi rất nhiều”, Washington cần tìm cơ hội ủng hộ Ấn Độ nâng cấp kinh tế và quân bị.
Ngoài ra, thông tin từ chính phủ Anh cho biết, Ngoại trưởng Anh William Hague và Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne có thể đến thăm Ấn Độ vào tuần thứ hai của tháng 7. Anh luôn cạnh tranh với Pháp, tranh thủ hợp đồng máy bay chiến đấu của Ấn Độ. Tuy trước đây Ấn Độ bày tỏ ý định mua máy bay chiến đấu Rafale, nhưng hai bên còn chưa ký kết hợp đồng chính thức, vì vậy Anh, nước ra sức chào bán máy bay chiến đấu châu Âu, vẫn hy vọng có thể làm cho Ấn Độ thay đổi chủ ý.
Trong khi đó, đồng minh chủ yếu của Ấn Độ, Nga, 2 tuần trước đã cử Phó Thủ tướng Rogozin đến thăm Ấn Độ, củng cố và ổn định quan hệ hai nước Nga-Ấn.
Gần đây, Ấn Độ bày tỏ không hài lòng với việc Nga có ý định bán máy bay trực thăng tấn công Mi-35 cho Pakistan.
Ấn Độ và Pakistan từ lâu nằm trong một mối quan hệ đối lập, trong khi đó Nga luôn là nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Ấn Độ, chiếm 75% nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ, 25% còn lại chủ yếu đến từ Mỹ và Tây Âu, đặc biệt là Pháp, Anh và Đức.
Máy bay chiến đấu T-50 Nga
Tài liệu của cơ quan tư vấn IHS Jane’s Anh cho biết, năm 2013, Mỹ đã thay thế Nga, trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Ấn Độ.
Ấn Độ từ khi độc lập vào năm 1947 đến nay, nhiều đời Thủ tướng đều muốn phát triển nước này thành nước chế tạo vũ khí trang bị lớn, nhưng đều không thành công. Năm 2013, Ấn Độ vẫn nhập khẩu rất nhiều vũ khí, kim ngạch nhập khẩu đạt 6 tỷ USD (khoảng 37,2 tỷ nhân dân tệ).
Theo bài báo, để đạt được mục tiêu hiện đại hóa quân bị và nước chế tạo vũ khí trang bị, tuần trước, tân chính phủ Ấn Độ đã đưa ra thông điệp, có ý định mở cửa ngành công nghiệp quân sự, để các nhà chế tạo vũ khí có thể sản xuất các bộ kiện vũ khí trong tình hình không cần giấy phép, để các công ty Ấn Độ có thể dễ tìm được đối tác hợp tác nước ngoài hơn.
Căn cứ vào quy định hiện nay, cổ phần của công ty nước ngoài tham gia đầu tư các chương trình quốc phòng của Ấn Độ không được trên 26%.
Trước cuộc bầu cử ở Ấn Độ, thông tin từ phía ông Modi cho biết, sau khi lên nắm quyền, ông Modi có kế hoạch nâng mức trần cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài lên 49%.
Máy bay trực thăng vũ trang Apache Mỹ
Theo Giáo Dục