Quán cháo lòng gần nửa thế kỷ đông nghịt khách ở Sài Gòn
Mỗi tô cháo được phục vụ cùng giò, quẩy còn kèm theo một bát hành tím ngâm giòn, vị chua ngọt ăn kèm với thịt rất vừa miệng, hấp dẫn cả những thực khách khó tính.
Nhiều thực khách sành ăn ở Sài thành không còn lạ gì quán cháo lòng của cô Ba trên đường Nguyễn Huy Tự, quận 1 từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Quán nằm ở một khu đông dân cư, nằm ngay đầu lối vào với một không gian nhỏ nhắn, bàn ghế đơn sơ được xếp gọn gàng. Ban đầu chỉ là một xe cháo ven đường nhưng chủ quán phát triển dần lên, trở thành một địa chỉ thường xuyên của những người đã trót mê hương vị cháo mà không thể tìm thấy ở những hàng cháo khác.
Tô cháo lòng trông rất hấp dẫn, được phục vụ đầy đặn. Ảnh: Zing
Mỗi tô đầy đủ ăn tại chỗ hay mang đi đều có giá 40.000 đồng, giá cao hơn mặt bằng chung nhưng ở đây lúc nào cũng đông nghịt khách. Khách quen không thắc mắc về giá cả nhưng khách ăn lần đầu sẽ thắc mắc vì giá cao hơn nhiều các quán khác. Nhưng khi thưởng thức tô cháo, mọi sự lăn tăn biến mất khi tô cháo bưng ra cho khách lúc nào cũng nóng hỏi, đầy đặn, nhấm nháp từng thành phần hay húp đến những giọt cháo cuối cùng, bạn sẽ nhận thấy “đắt xắt ra miếng”.
Theo chủ quán, để chế biến món ăn này hàng ngày gia đình cô đều phải đi chợ từ sớm, công đoạn sơ chế cũng rất cầu kỳ, các nguyên liệu được làm sạch sẽ, lòng được chiên lên một cách khéo léo cho dậy vị, không đơn giản chỉ luộc như các quán khác. Đặc biệt, tô cháo lòng không thể thiếu đi món dồi được chế biến theo công thức gia truyền, được nhồi thăn heo mà không phải huyết kèm đậu phộng và rau thơm như thường thấy.
Để nấu cháo, chủ quán cũng chọn loại gạo ngon ninh cùng xương nên ngọt, nở bung mà không bị nát. Những hạt cháo còn nguyên hạt thơm mềm cùng nước dùng béo ngậy. Tô cháo được dọn ra trông đầy đặn và bắt mắt khiến thực khách phải xuýt xoa.
Video đang HOT
Món dồi được chế biến trông rất hấp dẫn. Ảnh: Zing
Ăn kèm với cháo còn có hành ngâm chua ngọt mê hoặc khách với vị chua nhẹ, giòn cùng màu sắc bắt mắt. Hành được xử lý khá kỹ nên bạn có thể ăn riêng hành mà không bị quá cay, hăng, có thể thêm chút nước mắm để chấm lòng.
Quán mở bán từ đầu giờ chiều cho đến khi đóng cửa lúc nào cũng đông khách.
Quán cháo lòng sau 80 năm vẫn bán trên gánh ở Sài Gòn
Quán cháo của bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 đã bán hơn 80 năm và níu chân thực khách bởi hương vị thơm ngon.
Thoạt nhìn, quán cháo nằm trên đường Cô Giang, quận 1 không quá đặc biệt nhưng đã bán hơn 80 năm. Theo lời kể của cô Út, quán do bà nội của cô mở. "Hồi đó bà tôi gánh cháo bán quanh khu chợ Cầu Muối và cầu Ông Lãnh. Sau này ba tôi kế thừa và vẫn bán trên gánh. Nay ai cho đâu tôi ngồi đó", cô Út nói.
Gánh cháo lạ mắt với một chiếc nồi có hình dáng tựa như hai chiếc thau úp vào nhau, bên cạnh là một mâm đồ lòng đầy ắp. Khi có khách gọi, cô Út sẽ nhanh tay xếp lòng vào tô. Trước khi múc cháo, cô khuấy nhẹ nồi để phần nước và cháo hòa đều vào nhau. Làn khói từ đó mà toả ra thơm nức.
Kế bên bếp là mâm đồ lòng với nhiều món khác nhau như tim, dồi, gan... giống như bao hàng cháo lòng khác.
Cháo được múc xong sẽ chuyền cho một người ngồi kế bên để thêm chút tiêu xay, rau răm trước khi bưng ra cho thực khách.
Tô cháo ở địa chỉ này được đánh giá là đầy đặn. Hạt cháo được rang qua trước khi nấu để nở bung nhưng không bị nát, khi ăn có mùi thơm. Một tô thập cẩm với đầy đủ thành phần lòng heo có giá 40.000 đồng. Nếu ngại ăn một số thành phần, bạn có thể dặn chủ hàng lúc gọi.
Riêng đồ lòng, cô Út cho biết chỉ chọn loại tươi, không lấy hàng đông lạnh. Các công đoạn từ đi chợ chọn nguyên liệu cho đến sơ chế, nấu nướng bắt đầu từ khoảng 1h sáng.
Nhân viên phục vụ sẽ hỏi bạn có ăn kèm quẩy hay không. Quẩy ăn kèm giá 5.000 đồng một phần.
Quán còn phục vụ giá sống riêng cho người có nhu cầu.
Anh Trần Quân (quận 8, TP HCM) lần đầu đến quán chia sẻ: "Tôi đến đây theo lời giới thiệu của người bạn. Vị cháo hơi nhạt nhưng lòng nấu mềm và không có mùi".
Còn chú Hai là thực khách quen của quán đã nhiều năm cho biết. "Tuần nào tôi cũng ăn sáng tại đây ít nhất một lần. Ăn riết rồi quen, không ăn cháo lòng ở chỗ nào khác được", chú Hai nói.
Ngoài ra, suất ăn còn đi kèm một chén nước mắm pha chua ngọt để ăn cùng đồ lòng. Người ăn cay có thể cho thêm ớt được để sẵn trên bàn.
Quán mở từ 6h đến khoảng 14h. Chỗ đậu xe nằm ở kế bên, có người trông. Khách đến quán ăn cháo trên bàn ghế inox bên trong. Gian nhà nhỏ, hơi chật và nóng. Quán thường đông khách vào sáng sớm.
Quán cháo sau 40 năm ở Sài Gòn giá vẫn 5.000 đồng một tô Hàng cháo của cô Hồng ở quận 4 là địa chỉ được nhiều người Sài Gòn lui tới vào mỗi sáng dù không biển hiệu, không bàn ăn. Từ tờ mờ sáng, hàng cháo nằm ở trên đường Nguyễn Hữu Hào, quận 4 đã rôm rả. Chủ quán là bà Phan Thị Thu Hồng (49 tuổi). "Quán được mẹ tôi mở cách đây...