Quán cà phê với những quy tắc kỳ quặc dành riêng cho các nhà văn
Quán cà phê viết bản thảo ở Tokyo, Nhật Bản chỉ phục vụ các nhà văn làm việc với thời hạn chặt chẽ, cung cấp động lực và sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo họ đáp ứng các thời hạn đó.
Nhật Bản không còn xa lạ với những quán cà phê độc lạ đôi khi truyền cảm hứng cho các xu hướng trên toàn thế giới.
Trên thực tế, Nhật Bản đã đưa ra rất nhiều khái niệm quán cà phê hấp dẫn và bằng cách nào đó, họ vẫn tiếp tục đưa ra những khái niệm mới.
Ví dụ mới nhất là quán cà phê viết bản thảo ở khu Koenji của Tokyo, một địa điểm chỉ chào đón những nhà văn đang vật lộn để hoàn thành thời hạn của họ.
“Quán cà phê viết bản thảo chỉ cho phép những người có thời hạn viết lách đến gặp mặt!”, chủ sở hữu Takuya Kawai cho biết “đó là cách để duy trì mức độ tập trung và bầu không khí làm việc tại quán cà phê!”.
Bên ngoài quán cà phê viết bản thảo.
Quán cà phê mới khai trương cách đây vài ngày, tính phí khách hàng theo thời gian sử dụng (hoạt động với mức phí 150 yên hoặc 1,32 USD/30 phút), được trang bị cổng USB, giá đỡ máy tính và Wi-Fi miễn phí.
Video đang HOT
Các nhà văn đang gặp khó khăn cũng có thể mang theo thức ăn và đồ uống của riêng mình hoặc giao hàng ở đó vì cà phê và nước là những thứ duy nhất có sẵn.
Mặc dù quán cà phê viết bản thảo thực sự chấp nhận nhiều nhà văn, từ người dịch, người viết quảng cáo đến người viết tiểu thuyết và người hiệu đính nhưng các quy tắc đều giống nhau đối với tất cả mọi người.
Khi bước vào quán cà phê, khách quen phải viết ra quầy lễ tân bao nhiêu từ mà họ dự định viết và thời gian họ định viết xong. Mỗi giờ, một nhân viên sẽ đến để kiểm tra tiến độ của họ và áp dụng yêu cầu mức độ áp lực bằng lời nói ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc cao để giúp mọi việc diễn ra thuận lợi.
Tuy nhiên, quy tắc được xem là ‘điên rồ’ nhất của Manuscript Writing Cafe là người viết không được phép kết thúc buổi làm việc cho đến khi đạt được mục tiêu đã tuyên bố hoặc cho đến khi địa điểm đóng cửa trong ngày, tùy điều kiện nào đến trước.
Không rõ quán cà phê thực thi quy tắc này như thế nào, nhưng giúp ngăn những khách hàng quen tuyên bố những mục tiêu đầy tham vọng mà họ sẽ không thể đáp ứng.
Không gian mà Manuscript Writing Cafe hoạt động thực chất là một studio thu âm và phát sóng tên là Koenji Sankakuchitai. Bản thân quán cà phê chỉ mở cửa khi không có studio, vì vậy bạn sẽ không thể đến mỗi ngày.
Tuy nhiên, Takuya Kawai đảm bảo sẽ luôn thông báo thời gian tiếp theo quán cà phê sẽ mở cửa. Ví dụ, trong tháng này, quán cà phê viết bản thảo sẽ mở cửa vào ngày 20.
Thời gian gần đây, quán cà phê viết bản thảo và quy định kỳ quặc của nó đã lan truyền trên mạng xã hội. Trong khi một số người thấy nó hấp dẫn thì những người khác cho rằng đó là quá nhiều áp lực.
Quán cà phê với đa số nhân viên là người khiếm thính
Pallet Café đã góp phần tạo cơ hội việc làm cho người khiếm thính ở Kenya - những người đối mặt với phân biệt đối xử trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống.
Người phục vụ và khách hàng của Pallet Café giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ và điệu bộ.
Pallet Café nằm ẩn mình trong một khu phố giàu có ở thủ đô Nairobi của Kenya. Kể từ khi khai trương vào năm 2019, quán tuyển dụng nhân viên khiếm thính, những người đối mặt với phân biệt đối xử trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống. Pallet Café cho thấy khung cảnh của một sự hòa nhập khác lạ.
Trong quán cà phê sân vườn này, nhân viên nhận đơn đặt hàng từ khách bằng cách sử dụng Ngôn ngữ ký hiệu Kenya, diễn đạt bằng điệu bộ hoặc cử chỉ. Quán cũng trưng bày nhiều tấm áp phích giới thiệu về một số ngôn ngữ ký hiệu cơ bản, chẳng hạn, nhân viên phục vụ có thể diễn đạt điệu bộ run rẩy khi muốn hỏi khách có muốn nước lạnh không, còn khách hàng có thể xác nhận bằng giơ ngón tay cái.
Edward Kamande, 26 tuổi, trở thành nhân viên của Pallet Café ngay sau khi quán mở cửa vào năm 2019. Anh bắt đầu làm bồi bàn và hiện đã là quản lý. Kamande chia sẻ, người sáng lập Pallet Café là doanh nhân Feisal Hussein, một cựu nhân viên viện trợ, người muốn mở một nơi không chỉ phục vụ những món ăn tuyệt vời như trứng Benedict và shakshuka (một món trứng cay của Bắc Phi), mà còn hỗ trợ những người khuyết tật và giúp họ có công việc.
Edward Kamande, người từng làm bồi bàn, hiện là quản lý của Pallet Café
Hussein chia sẻ: "Kiếm được việc làm trên khắp châu lục là một thách thức đối với người khuyết tật, mặc dù họ hoàn toàn có thể làm được bất cứ công việc gì. Tôi muốn cho những người có năng lực làm việc cơ hội có việc làm để họ được bình đẳng như những người khác". Ngoài ra, Hussein cũng đảm bảo những người phục vụ được đào tạo trước khi làm việc tại quán cà phê, vì họ thường xuyên được tiếp xúc và đào tạo trong công việc. Hiện tại doanh nghiệp của Hussein có 3 chi nhánh, nơi Kamande làm việc là chi nhánh Pallet Café ở Lavington (một vùng ngoại ô của Nairobi), với hơn 30 trong số 40 nhân viên là người khiếm thính.
3 năm trước, khi mới vào làm việc ở Pallet Café, Kamande tỏ ra e dè và lo lắng, nhưng hiện tại chàng trai 26 tuổi đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc điều hành quán. Kamande không chỉ quản lý nhân viên mà còn giám sát tài chính và theo dõi nguồn cung cấp.
Phần lớn nhân viên của Pallet Café chưa từng có việc làm trước đây, chính công việc này đã thay đổi cuộc sống của họ. Ban đầu, Hussein phải chật vật để tìm nhân viên nhưng giờ đây luôn có người đến quán xin vào làm. Trên thực tế, Pallet Café đã thành công đến mức các doanh nghiệp khác cũng muốn thuê những người lao động khiếm thính.
Feisal Hussein muốn tìm cách hỗ trợ cộng đồng người khiếm thính
Theo Kamande, trở ngại lớn nhất mà người khiếm thính gặp phải ở Kenya là cơ hội được làm việc ngay từ đầu. Anh nói: "Rất nhiều người khiếm thính không có cơ hội việc làm". Ước tính có ít nhất 600.000 người khiếm thính trên cả nước, mặc dù hiến pháp cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật, họ vẫn tiếp tục gặp phải những trở ngại lớn về khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục và việc làm.
Trong khi đó, không có nhiều người hiểu ngôn ngữ ký hiệu của Kenya cũng như rất ít kiến thức về loại ngôn ngữ này trong giới công chức. Chưa kể có rất ít thông dịch viên về ngôn ngữ ký hiệu ở Kenya và không có hệ thống đăng ký hoặc kiểm tra trình độ chuyên môn được công nhận trên toàn quốc. Mặc dù các chương trình truyền hình được cho là kết hợp ngôn ngữ ký hiệu, song có rất ít những chương trình như vậy. Kamande nói: "Chúng ta cần giáo dục về các vấn đề khiếm thính ở đất nước này".
Kamamde cũng chia sẻ rằng có lần một người bạn của anh bị cảnh sát dừng lại và yêu cầu xuất trình thẻ căn cước. Vì không thể nghe nên người này không thể trả lời. Kamande đã tìm cách đến giúp đỡ người bạn và giải thích với cảnh sát rằng anh ta bị điếc.
Pallet Café không chỉ mang đến cho Kamande một không gian an toàn để có việc làm mà còn là nơi chắp cánh cho tình yêu của đời mình. Kamande gặp vợ hiện tại là Jacqueline, người cũng bị điếc, khi cô đang làm bồi bàn ở quán. Hiện cả hai có một cậu con trai 11 tháng tuổi tên là Godwin, không gặp vấn đề về thính giác. Kamande thường tự hào khoe ảnh con trai qua điện thoại. "Nhờ quán cà phê này, tôi đã vươn xa hơn trong cuộc sống".
Chấn động người nổi tiếng tiên tri vận mệnh thế giới: Đều linh nghiệm? Một số nhà khoa học, nhà văn... nổi tiếng thế giới đưa ra những tiên tri về thế giới. Sau hàng chục cho tới hàng trăm năm, các tiên đoán đã ứng nghiệm. Vào năm 1998, nhà khoa học máy tính Mỹ Ray Kurzweil đưa ra 147 tiên tri về các sự kiện lớn trên thế giới vào năm 2009. Đến nay, khoảng...