Quán cà phê ‘hô biến’ từ nhà vệ sinh công cộng thời xưa
Một nhà vệ sinh công cộng nhiều năm tuổi đã được ‘tái chế’ thành quán cà phê ‘ thời thượng’, là điểm đến yêu thích của nhiều người.
Nhà vệ sinh công cộng dành cho nam giới dưới mặt đất được mở từ những năm 1890 đến thập niên 1960. Sau khoảng nửa thế kỷ bị đóng cửa, địa điểm này vẫn còn nguyên những viên gạch xây dựng từ ngày đầu.
Hiện trạng nhà hàng sau khi cải tạo. Ảnh: Getty
Sau khi lên kế hoạch chuyển đổi nhà vệ sinh này thành nhà hàng, đội ngũ công nhân đã mất khoảng 8 tháng để khôi phục lại cầu thang và bóc 12 lớp sơn. Hiện trạng của nhà vệ sinh, nay là quán cà phê với tên gọi The Attendant, rộng khoảng gần 40m2, trở thành địa điểm thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân ở Fitzrovia, trung tâm London, nước Anh. Theo nhiều thực khách từng đến đây, bánh mì kẹp thịt và cà phê ở đây rất được yêu thích. “Thật buồn cười khi uống trà trong nhà vệ sinh”, một khách hàng hài hước chia sẻ.
Chia sẻ về ý tưởng “tái chế” độc đáo trên, chủ cửa hàng cho hay, họ muốn tạo ra một địa điểm “cá tính”. “Chúng tôi muốn tạo ra một nơi có nhiều ‘cá tính’ hơn và điều gì đó có thể thu hút sự chú ý bởi nguồn gốc xuất xứ cũng như ’sự trường tồn’ của nó”, chủ cửa hàng cho hay.
Nguyên bản nhà vệ sinh thời xa xưa. Ảnh: Getty
Theo tiết lộ, tổng chi phí cho việc chuyển đổi độc đáo trên tốn khoảng 100.000 bảng Anh, bao gồm cả việc thuê vòi phun rửa sạch mọi bề mặt và chôn vùi các đống đất bên dưới các nắp bê tông.
Hiện nhà hàng nhỏ nhất nước Anh này chỉ phục vụ hai khách hàng mối tối, từ thứ 3 đến thứ 6.
Mặc dù việc chuyển đổi trên có vẻ hơi kỳ lạ, tuy vậy, hình thức này ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Một trong những lý do giải thích cho điều này có liên quan tới việc từ đầu thiên niên kỷ đến năm 2011, hơn 80 cơ sở do chính quyền địa phương bảo trì đã bị đóng cửa và để rơi vào tình trạng hư hỏng. Và với giá căn hộ và nhà ở London tăng vọt, những cơ hội như trên được nhận định là “không nên bỏ lỡ”.
Khi nhà vệ sinh công cộng tại Nhật Bản thành nguồn cảm hứng cho phim ảnh
Tại Nhật Bản, nhà vệ sinh là chủ đề rất được quan tâm và được thảo luận công khai, đến nỗi đã truyền cảm hứng cho đạo diễn từng đoạt giải Oscar Wim Wenders làm một bộ phim mới về các loại nhà vệ sinh công cộng ở quận Shibuya, thủ đô Tokyo.
Video đang HOT
Đạo diễn Wim Wenders và diễn viên Koji Yakusho trong buổi giới thiệu dự án phim tại Tokyo, ngày 11/5. Ảnh: AFP
Nhà vệ sinh nói chung thường được bố trí một cách kín đáo, khuất tầm nhìn. Tuy nhiên, chính tính phổ biến và nhu cầu sử dụng hàng ngày đối với nhà vệ sinh công cộng đã làm cho các buồng vệ sinh trở thành một "lăng kính" hoàn hảo, cho thấy mối liên kết giữa thành phố và lối sống của dân cư.
"Nếu chúng ta biết cách quản lý để giữ cho các nhà vệ sinh mới đẹp và sạch sẽ, mỗi nhà vệ sinh này sẽ trở thành một tấm gương phản chiếu tinh thần tươi đẹp của Tokyo," một tuyên bố của dự án phim cho biết.
Các loại nhà vệ sinh công cộng được giới thiệu trong phim của Wim Wenders là một phần của dự án nghệ thuật Nhà vệ sinh Tokyo (The Tokyo Toilet), trong đó 16 nhà thiết kế nổi tiếng thế giới đã được thuê để tân trang lại 17 phòng vệ sinh công cộng ở thủ đô. Mục tiêu của dự án là xóa bỏ định kiến tiêu cực về nhà vệ sinh công cộng bằng những thiết kế sáng tạo, trang thiết bị hiện đại và quy trình bảo dưỡng cẩn thận, đồng thời gợi lên những phẩm chất như sạch sẽ, tỉ mỉ và đôi khi có phần "kỳ quặc" đậm chất Nhật Bản.
Lấy cảm hứng từ thách thức bảo tồn không gian chung, vị đạo diễn từng đoạt giải Oscar người Đức sẽ đưa một nhân viên dọn vệ sinh tận tâm của The Tokyo Toilet vào vai nhân vật chính - do nam diễn viên gạo cội người Nhật Koji Yakusho đảm nhiệm.
Đằng sau văn hóa nhà vệ sinh của Nhật Bản là một lịch sử đô thị hóa và phương Tây hóa của thủ đô Tokyo, bắt đầu từ giữa thế kỷ IXX. Khi đất nước mở cửa đón nhận những ảnh hưởng từ nước ngoài, nhà vệ sinh phương Tây bắt đầu thay thế nhà vệ sinh ngồi xổm truyền thống, nhưng việc áp dụng còn chậm và hệ thống thoát nước của Tokyo chưa phát triển đủ để đáp ứng.
Tuy nhiên, khi Nhật Bản tăng cường gấp đôi công cuộc công nghiệp hóa sau Thế chiến II, nhà vệ sinh có bồn rửa mặt bắt đầu được coi là nhu cầu thiết yếu, được đưa vào như một tính năng tiêu chuẩn trong nhà ở công cộng theo lối sống phương Tây. Thế vận hội Tokyo 1964 cũng trở thành một động lực khuyến khích Nhật Bản áp dụng và xây dựng hệ thống thoát nước.
Nhà vệ sinh Nhật Bản tiếp tục phát triển song song với sự lớn mạnh về kinh tế và công nghệ của đất nước. Trong "kỷ nguyên bong bóng" tại Nhật vào những năm 1980, nhà sản xuất bồn cầu Toto của nước này đã giới thiệu Washlet điện tử - một phiên bản cải tiến của bồn rửa vệ sinh do Mỹ sản xuất chuyên dành cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ mà công ty đã nhập khẩu.
Washlet - bồn rửa thông minh - hiện nay gần như được xem là một biểu tượng với văn hóa Nhật Bản, và đang được xuất khẩu trên khắp thế giới vì ngày càng có nhiều người thích sự thoải mái và sạch sẽ của sản phẩm, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19. Theo một cuộc khảo sát của Văn phòng Nội các Nhật, 80,3% hộ gia đình Nhật Bản hiện có nhà vệ sinh kiểu Washlet, và chúng cũng có mặt ở khắp các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bách hóa hay thậm chí cả các phòng vệ sinh công cộng thuộc dự án Nhà vệ sinh Tokyo.
Dưới đây là một số thiết kế nhà vệ sinh công cộng ấn tượng nằm trong dự án Nhà vệ sinh Tokyo:
Toumei - thiết kế bởi Shigeru Ban
Những nhà vệ sinh này áp dụng một giải pháp khác thường cho một vấn đề muôn thủa: Làm thế nào để mọi người giữ cho các phòng vệ sinh công cộng sạch sẽ và an toàn? Câu trả lời của kiến trúc sư Shigeru Ban là tạo ra "sự riêng tư tạm thời".
Để làm như vậy, ông đã thiết kế những bức tường mờ khi nhà vệ sinh không có người sử dụng, và sẽ chuyển sang màu mờ đục khi được khóa bên trong, tạo ra động lực để mỗi người dùng có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ.
Ý tưởng này dường như đã thành công hơn cả, so với một số thiết kế khác, khi mà các loại nhà vệ sinh được cải tiến vẫn xuất hiện ít nhiều rác thải bên trong. Thiết kế của Shigeru Ban thậm chí đã trở thành một điểm thu hút du lịch, chính bởi việc phô trọn những điểm sáng trong văn hóa nhà vệ sinh Nhật Bản: Công nghệ cao, sạch sẽ và sáng tạo bất ngờ.
Mori no Komichi - thiết kế bởi Kengo Kuma
Buồng vệ sinh công cộng rõ ràng không nhất thiết phải được che lấp kín đáo. Thay vào đó, chúng có thể góp phần nâng cao không gian đô thị nếu được tổ chức đúng cách. Theo đó, công trình Mori no Komichi của kiến trúc sư Kengo Kuma đã ưu tiên sử dụng thiết kế nhẹ nhàng và gỗ để hòa hợp với công viên tươi tốt xung quanh nó.
Tổ hợp này bao gồm 5 "túp lều" khác nhau trong một "làng vệ sinh" được bao phủ bởi gỗ tuyết tùng, được sắp xếp theo các góc độ và độ cao ngẫu nhiên. Nội thất của nhà vệ sinh này cũng được trang trí bằng các mặt cắt ngang thân cây tự nhiên, với nhiều kích cỡ khác nhau để tạo cảm giác như đang ở trong một khu rừng. Các tòa nhà tách biệt cũng làm giảm các tương tác gần gũi - một đặc điểm được ưa chuộng hậu Covid-19.
The House - được thiết kế bởi NIGO
Ý tưởng cho thiết kế này là một ngôi nhà thực thụ như tên gọi của nó, với hàng rào màu trắng cổ điển, tương phản rõ rệt với các tòa nhà văn phòng hiện đại cao chót vót và khu thời trang đầy màu sắc của khu phố Harajuku bao quanh nó.
Nhà vệ sinh công cộng này, dù không nổi bật đến mức nhiều người không chú ý sẽ không biết sự tồn tại của nó, cho thấy sự hòa quyện của truyền thống và hiện đại trong thiết kế trang nhã đầy khiêm tốn của nó. Là người sáng lập các thương hiệu thời trang nổi tiếng, qua đó định hình Harajuku thành một "thánh địa" của phong cách đường phố, nhà thiết kế thời trang NIGO cũng đã thể hiện một đóng góp độc đáo khác cho The House, bằng cách tạo ra đồng phục màu xanh lam đặc trưng cho đội ngũ nhân viên dọn vệ sinh.
Amayadori - thiết kế bởi Tadao Ando
"Amayadori" trong tiếng Nhật có nghĩa là "nơi trú mưa". Cái tên được chọn phản ánh mong muốn của kiến trúc sư Tadao Ando trong việc tạo ra một không gian tối đa hóa giá trị công cộng. Không chỉ còn là một nhà vệ sinh công cộng, mái che rộng lớn giúp thiết kế này trở thành một không gian hoàn hảo để lánh mưa hoặc tìm chút bóng râm. Các bức tường dạng lưới và thiết kế hình tròn của nhà vệ sinh này cũng giảm thiểu các bức tường và điểm mù, trong khi vẫn giữ được sự riêng tư, tạo không gian an toàn.
Tuy nhiên, điều kiện hiện tại của thiết kế này cũng đã cho thấy những thách thức đằng sau việc duy trì không gian công cộng, ngay cả ở một trong những quốc gia sạch và an toàn nhất thế giới như Nhật Bant. Nằm ở lối vào phía bắc của Shibuya, ngay cạnh khu phức hợp mua sắm Miyashita Park mới được tân trang lại, giao thông đông đúc dẫn đến một số thiết bị của Amayadori bị hư hỏng và tích tụ nhiều rác.
Triangle - thiết kế bởi Nao Tamura
Triangle đã tập trung nắm bắt tính tiện ích bao trùm của nhà vệ sinh công cộng, và điều đó có nghĩa là đáp ứng sự đa dạng. Lấy cảm hứng từ cộng đồng LGBTQ ở TP New York (Mỹ), nhà thiết kế Nao Tamura đã tìm cách tạo ra một không gian đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Với giao diện màu đỏ nổi bật, lấy cảm hứng từ phương pháp gói quà truyền thống của Nhật Bản được gọi là origata, Triangle không chỉ tượng trưng cho tinh thần hiếu khách, mà còn cho thấy cách các dự án công có thể tận dụng những không gian khó - chẳng hạn như khu đất hình tam giác nhỏ bên cạnh đường ray xe lửa.
Hi Toilet - thiết kế bởi Kazoo Sato
Giám đốc sáng tạo Kazoo Sato đã hình thành ý tưởng về nhà vệ sinh không tiếp xúc từ rất lâu trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhưng nó đã trở nên cấp thiết hơn trong thời điểm này. Khái niệm này đáp ứng một thói quen chung: Hầu hết mọi người không muốn phải chạm tay vào bề mặt của các buồng vệ sinh công cộng, thay vào đó là dùng đến bàn chân, khuỷu tay hoặc với sự hỗ trợ của giấy vệ sinh - kết quả là thêm phức tạp và lãng phí.
Từ đó, Hi Toilet được thiết kế để trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người sử dụng, bao gồm người cao niên. Trong nhà vệ sinh này, không cần cửa để vào phòng cho nam giới, trong khi cửa có thể được mở bằng khẩu lệnh bắt đầu bằng "hi toilet". Khẩu lệnh cũng có thể được sử dụng cho các chức năng khác, bao gồm cả nhạc nền - một cải tiến khác do Toto tạo ra vào năm 1988, thường được sử dụng trong phòng vệ sinh của nữ giới để tăng cường sự riêng tư đối với các âm thanh tế nhị.
Modern Kawaya - thiết kế bởi Masamichi Katayama
Buồng vệ sinh này được thiết kế đồng thời là một nhà vệ sinh công cộng và là một khối trang trí vui nhộn cho phù hợp với sân chơi trong công viên mà nó được xây dựng trên đó. Cấu trúc nổi bật được làm bằng 15 bức tường bê-tông để tạo thành 3 khu vực - nam, nữ và phổ thông - hòa hợp với cây xanh của công viên cũng như khu dân cư và mua sắm cao cấp xung quanh nó. Giống như nhiều nhà vệ sinh khác, những người mua sắm, các gia đình trong khu dân cư là những người thường sử dụng Modern Kawaya.
Căn hộ 90m gần 70 năm tuổi chứng minh tuổi tác chỉ là con số khi biết cải tạo thông minh Bằng thiết kế thông minh và phù hợp, căn hộ cũ rộng 90m này đã lột xác hoàn toàn và trở thành một căn hộ đáng sống cho cặp vợ chồng trẻ. Những khu nhà tập thể, chung cư cũ nhiều chục năm tuổi vẫn lặng thầm tồn tại ở nhiều thành phố tại nhiều quốc gia. Những khu nhà đó có thể...