Quán cà phê “hẹn hò” dùng gương một chiều bất thường ở TP Hồ Chí Minh
Ngày 2/6, Công an phường Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra quán Mina Dating Cafe có hình thức kinh doanh không bình thường mà mấy ngày nay một số trang mạng đã lên tiếng “bốc phốt”.
Quán Mina Dating Cafe nằm tại tầng 7 của một tòa nhà trên đường Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, hoạt động theo hình thức Blind date – cà phê hẹn hò, làm quen theo kiểu giấu mặt.
Theo một số bài đăng “bóc phốt”, khách hàng đến quán này sẽ được cung cấp thông tin sơ lược về đối tượng hẹn hò và được sắp xếp ngồi ở 2 dạng phòng khác nhau, gồm: Phòng đen dành cho nam và phòng trắng dành cho nữ. Hai bên không nhìn thấy nhau và trò chuyện, tìm hiểu nhau 5 phút để quyết định có “ghép đôi” hay không.
Các mẩu quảng bá về quán Mina Dating Cafe trên mạng xã hội.
Một bài viết chỉ rõ sự bất thường của quán: “Quán sử dụng kính 1 chiều, bên nữ nhìn vào là đang soi gương nhưng bên nam hoàn toàn có thể nhìn thấy bên nữ. Đặc biệt, ghế bên nam được bố trí thấp hơn hẳn và tầm nhìn đặt đúng vào phần dưới các bạn nữ ngồi bên kia. Hãy nghĩ đến việc các bạn nữ thoải mái, tự nhiên hành động mà không biết rằng chỉ cần mình hớ hênh một chút là sẽ bị nhìn thấy hết vùng nhạy cảm”.
Đáng nói, khách hàng nữ vào quán sẽ được miễn phí vào cửa, miễn phí nước uống. Quán chủ yếu nhắm đến khách hàng nam là người thanh toán. Tại quán giới thiệu 4 gói theo thời gian gồm: 1 giờ, 3 giờ, 1 ngày, 3 ngày, tương ứng với giá dịch vụ 180 ngàn đồng, 300 ngàn đồng, 500 ngàn đồng và 1 triệu đồng.
Các bài viết “bóc phốt” về quán trên mạng xã hội tỏ ra quan ngại khi cho rằng, hoạt động này có dấu hiệu gây hại, xâm phạm đến nữ giới và nghi ngờ hình thức Blind date của quán là bình phong cho hoạt động môi giới mại dâm.
Theo tìm hiểu, quán Mina Dating Cafe có những bài quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội để chào mời khách; trong đó chủ yếu lôi kéo những cô gái trẻ kiểu “biến thời gian của mình thành tiền”. Trong một status đăng tải ngày 12/5, người của quán này viết: “Bạn đang chán và muốn có bạn tâm sự? Bạn muốn có bồ? Bạn muốn tìm người chung sở thích? Thì tới đây còn chần chờ chi…”.
Quán bố trí kính một chiều để nam – nữ trò chuyện rồi có quyết định “ghép đôi” hay không.
Video đang HOT
Vào ngày 13/5, admin của quán này trên một trang quảng bá quán đã gần như reo vui khi viết status “Mới mở quán có 3, 4 ngày thôi mà có 3 cặp thành công ghép đôi rồi”, kèm theo là hình ảnh chụp cảnh căn phòng ghép đôi.
Gần đây quán bắt đầu có các bài đăng giới thiệu, có dấu hiệu phát sinh các dịch vụ như: tuyển khách nữ làm hướng dẫn viên dẫn khách nam người nước ngoài tham quan TP Hồ Chí Minh với chi phí 300-500 ngàn đồng/3 giờ, hay dịch vụ cho thuê người yêu với giá 1-3 triệu đồng/ngày…. Trong đó, quán chỉ giới thiệu, giá cả thì 2 bên thương lượng.
Một số cặp đã đồng ý ghép đôi được quán chụp đưa lên mạng.
Tại buổi kiểm tra chiều 2/6, thời điểm lực lượng chức năng có mặt, tại quán không có khách, chỉ có người đại diện là chị H.T.D.A (SN 2003, ngụ quận 12), 3 nhân viên của quán và một người nước ngoài.
Ghi nhận thực tế, quán có 2 phòng lớn là phòng đen và phòng trắng, sử dụng gương 1 chiều và có cách bài trí đúng như các bài viết trên mạng xã hội phản ánh. Ngoài ra, trong quán còn có 4 phòng nhỏ, dạng 1,5m2/phòng dùng cho các cặp nam – nữ khi có quyết định ghép đôi…
Sau khi làm việc với đại diện quán, cơ quan chức năng đã lập biên bản, mời những người liên quan về trụ sở để tiếp tục làm rõ, xử lý.
Trong chiều cùng ngày, đại diện Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đang đợi kết luận kiểm tra của cơ quan chức năng quận 1 và sẽ thông tin cho báo chí về vụ việc sau
Cá chết trắng lồng ở Thanh Hoá, người nuôi trồng bỗng chốc trắng tay
Cá chết, nhiều hộ nuôi cá lồng bè trên sông Mã (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) lâm cảnh trắng tay, không biết làm gì để mưu sinh, trang trải cuộc sống.
Cá chết trắng lồng
Hai ngày qua cá tự nhiên và cá nuôi lồng trên sông Mã của các hộ dân sống trên địa bàn thị trấn Cành Nàng, xã Điền Hạ, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) bỗng dưng chết bất thường. Trong đó, có nhiều hộ cá chết trắng lồng, khiến cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Ông Phạm Bá Chinh rơi vào cảnh trắng tay khi cá nuôi bị chết. Ảnh: Trần Nghị
Theo tìm hiểu của PV, các hộ dân nuôi cá lồng ở phố Vận Tải và phố 1-Lâm Xa (thị trấn Cành Nàng) chủ yếu là dân sông nước. Lâu nay, họ không có đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chỉ sống bằng nghề thuyền chài sông nước và nuôi cá lồng nên khi cá chết, nước sông ô nhiễm... thì họ không còn cách nào xoay sở.
Bà Nguyễn Thị Hậu (SN 1965, trú phố Vận Tải) buồn bã cho hay: "Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Vào năm ngoái (tháng 10/2023), chúng tôi được chính quyền hỗ trợ 30kg cá giống (cá trắm cỏ-PV) để nuôi lồng. Bây giờ, cá đã lớn, mỗi con hơn 2kg thì bị chết. Tôi trắng tay".
Tương tự như gia đình bà Hậu, gia đình bà Nguyễn Thị Nga (trú khu phố Hồng Sơn) có 3 lồng nuôi cá trắm cỏ. Sáng 28/4, cá bị ngạt khí chết hết. Gia đình mang cá đi bán với mong muốn vớt vát được ít vốn liếng.
"Cá chết nổi trắng lồng, không còn con nào, trong đó có 2 lồng cá to, trên 3kg/con. Năm ngoái, tôi không thu hoạch mà để dành năm nay bán để lấy tiền trả nợ. Giờ thì trắng tay hết rồi, nợ lại thêm nợ", bà Nga xót xa.
Cũng theo bà Nga, bình thường bán một con trắm cỏ được hơn 200.000 đồng, giờ bà bán cả xe kéo tay cá chưa được một triệu đồng.
Bà Nga cũng bất lực vớt cá lên xe mang đi bán để thu hồi được đồng nào hay đồng đó. Ảnh: Trần Nghị
Ở khu phố Hồng Sơn, có 2 hộ dân cũng bị thiệt hại nặng, đó là hộ anh Nguyễn Văn Thành (gần 400kg cá chết, thiệt hại khoảng 40 triệu đồng) và hộ anh Lường Văn Tâm (gần 300kg cá bị chết, thiệt hại khoảng gần 30 triệu đồng).
Cùng chung cảnh ngộ, ông Phạm Bá Chinh (làng Chiềng Ai, xã Điền Hạ) cũng bị chết 1 lồng cá nuôi. "3h sáng 28/4, tôi ra cấp cứu mà không được, hơn 100kg cá bị chết", ông Chinh cho hay.
Rong ruổi 50km để bán cá
Thiệt hại nặng nề nhất là gia đình chị Ngô Thị Minh (SN 1986, trú phố Vận Tải). Ngày 27/4 vừa qua, gia đình chị chết khoảng hơn 1.200 con cá lăng, leo (khoảng 1 tấn) và 100kg cá trắm cỏ với tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
"Vay ngân hàng để đầu tư lồng, mua giống, thức ăn cho cá với mong muốn phát triển kinh tế nhưng nay cá chết như vậy thì gia đình tôi lại thêm nợ", chị Minh cho hay.
Cũng theo chị Minh, nhiều ngày nay chị đã dùng máy sục để lấy oxy cho cá. Tối chị ngủ ở khu nuôi cá để trông. Đến sáng 27/4, thấy cá có biểu hiện ngạt, chị vội di chuyển cá đến vùng nước an toàn. Tuy nhiên quãng đường xa, cá chết gần hết.
Bà Đinh Thị Trang rong ruổi 50km bán cá không được đành mang đi cho và mang về phơi khô. Ảnh: Trần Nghị
Bà Đinh Thị Trang (SN 1965, trú phố Vận Tải) cho biết, khi cá chết bà đã dùng chiếc chậu lớn chở cá đi rong ruổi giữa trưa nắng xuống vùng Lang Chánh, Ngọc Lặc (cách nhà khoảng 50km) và đi vào các làng để bán cá với mong muốn thu lại ít vốn nhưng cũng chỉ bán được ít con.
"Chúng tôi sống nhờ vào nghề thuyền chài trên sông, "đầu con cá, đuôi con tôm". Giờ không còn gì cả, biết làm gì đây?", bà Trang xót xa.
Theo người dân thì từ đầu năm đến hiện tại họ phát hiện nước sông Mã 6 lần đổi màu bất thường. Trong đó, 5 lần trước họ phát hiện và kịp đưa cá vào khu vực an toàn. Đến lần này thì không kịp nên cá chết hết.
Ông Trịnh Văn Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước cho biết, cá nuôi bè lồng của bà con chết lác đác từ ngày 19/3. Tối ngày 26 và 27 đến 11h trưa ngày 28/4, cá chết nhiều. Trên địa bàn thị trấn đã có 2,8 tấn cá nuôi lồng chết.
"Trước đây, cơ quan chức năng của tỉnh đã đến lấy mẫu nước về xét nghiệm và cho kết quả hàm lượng oxy trong nước thấp dẫn đến việc cá chết", ông Hùng thông tin thêm.
Trong chiều 28/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa đã đến địa phương lấy mẫu nước, mẫu cá để xét nghiệm tìm nguyên nhân dẫn đến việc cá chết bất thường.
Mưa đá xuất hiện từ miền Bắc đến miền Trung có phải bất thường? Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, mưa đá xuất hiện liên tiếp ở miền Bắc không phải là bất thường. Hiện tượng này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ tháng 3 - tháng 5. Trong 3 ngày 27 - 29.3, các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị xảy...