Quán bún mọc gà cứ đến giờ mở hàng là khách đứng vòng trong, vòng ngoài chờ, tốc độ hết hàng nhanh đến chóng mặt trên phố Hàng Ngang
Quán bún mọc gà này chất lượng đến mức, bác trông xe cách đó một con phố khi tình cờ biết nơi chúng tôi sẽ ghé chẳng ngại ngần khen rằng “biết ra quán đấy ăn là tinh mồm lắm đấy”!
Khu phố cổ nổi tiếng lắm hàng quán ngon, gần như con phố Hàng nào cũng có đôi ba địa chỉ ăn uống nổi như cồn. Còn lại, những quán ngon ngon mà bị dân sành mồm “cất riêng ăn dần” thì khó mà kể xiết.
Quán bún mọc vỉa hè trên phố Hàng Ngang nằm trong biên chế quán ngon nhưng hạn chế giới thiệu như thế. Gắn bó với số nhà 48 Hàng Ngang, nơi bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập đã 30 năm, bún mọc Hàng Ngang còn được biết với cái tên bún mọc gà, là quán chuyên bán tối. Như nhiều quán ăn bán tối khác của Hà Nội, cứ tầm 6 giờ là chủ quán lục tục dọn hàng, và cũng từ lúc lục tục đó đã có khách chờ sẵn để ăn rồi.
Chẳng những thế tốc độ hết hàng của quán này lại có thể xếp vào hàng nhanh đến chóng mặt khi chỉ tầm 8 giờ 30 đến 9 giờ, thậm chí có những hôm còn sớm cô chủ đã phải lắc đầu không nhận khách. Sở dĩ như vậy bởi quán này do một cặp vợ chồng trung tuổi và một người họ hàng tự nấu, tự phục vụ nên chỉ làm đủ định lượng. Thêm nữa cô chủ quán khẳng định quán “chỉ bán đến khi hết nước dùng chứ tuyệt đối không thêm pha thêm” nên cũng là lý do hay hết sớm.
Bún mọc gà Hàng Ngang nhỏ xíu, chỗ ngồi ngoài cái bàn con con bày thịt, nồi nước dùng, còn lại chỗ ngồi cho khách là vài chiếc ghế nhựa, thế mà từ lúc mở hàng đến lúc dọn hàng, có lúc nào ngớt khách. Thậm chí ở đây việc đứng đợi 15, 20 phút để có chỗ mà ăn cũng là chuyện bình thường ở huyện.
Nhưng tất nhiên cũng phải có lý do thì dân sành ăn mới chấp nhận đợi chờ, ngồi khổ, ngồi sở như thế khi Hà Nội có cả trăm ngàn quán xá ngày càng đầu tư đẹp đẽ biết bao nhiêu. Nhìn xem, chỉ riêng cái khay thịt gà da vàng ươm, bóng mặt, đùi ra đùi, cánh ra cánh, lườn ra lườn, rồi bát măng khô đặt riêng, nhặt kĩ như cho nhà ăn màu vàng nâu, ngậm no nước nhìn đã thấy mềm đã khiến người ta như bị mị lực khiến đôi chân khó mà rời đi.
Và cả cô chủ quán cũng khiến nhiều người thương mến. Cô ít nói nhưng nhẹ nhàng, dù đông khách đến đâu vẫn tuyệt nhiên không nặng lời hay nói to với khách khi nào, bao giờ cũng chỉ một điều “bác đợi em một tí” hay “chỗ đấy không ngồi được đâu em ơi”. Những lời mềm mỏng, nhẹ nhàng ấy khiến người ta vui vẻ đợi chờ cô chậm rãi làm từng công đoạn trần miến, xé gà…
Video đang HOT
Như đã nói, bún ở đây có 2 món chính là mọc và gà, gà thì tuỳ chọn phần đùi, lườn, cánh hay thêm trứng non, tim, nhưng dù lựa chọn thế nào thì khi miếng thịt chạm vào đầu lưỡi, vẫn cảm nhận ngay được vị chắc ngọt của gà ta. Ngoài thứ gà ta chức thịt, ăn thơm, dai, ngọt đậm, linh hồn của tô bún Hàng Ngang chính là mọc. Hà Nội có biết bao quán bún mọc hoặc chí ít thì cũng có mọc mà lựa chọn, nhưng dám chắc chắng có chỗ nào làm được viên mọc giống ở đây.
Mỗi viên mọc ở đây to bằng chừng 2/3 quả chanh, ăn ngọt đậm vị thịt tươi, dai giòn của giò sống, thơm mùi nấm hương, thoảng chút tê nhẹ của hạt tiêu. Mọc vì chất lượng và khá to nên định lượng thông thường chỉ là 3 viên. Hương vị mọc ngon lành đến mức nhiều người khi ăn xong trong phút chốc đã hoài nghi về những bát bún mọc mình đã từng ăn. Và cũng không ít người muốn hỏi cô chủ quán công thức làm mọc nhưng tất nhiên đó là bí quyết riêng, làm sao có thể bật mí được.
Một bát bún, dẫu đồ ăn kèm ngon đến đâu mà nước dùng dở cũng vứt đi, bởi như thế thì khác gì một cô gái đẹp mà vô duyên cơ chứ. Tất nhiên đó chỉ là phép ví von vui thôi, nhưng nếu so sánh như thế thế bún mọc Hàng Ngang đúng là cô gái đẹp toàn diện với thứ nước dùng ngọt thanh, đúng kiểu ngọt xương chứ không lờ lợ mì chính. Và nếu ngồi ăn, bạn sẽ thấy, sau khi lọc thịt làm bún cho khách, xương sẽ được cô chủ quán tiếp tục cho vào nồi ninh tiếp.
Ngoài món bún chủ đạo, quán này còn có thêm miến hoặc phở tuỳ chọn. Một tô bún, phở ở đây có giá trung bình từ 35 ngàn đồng, nếu thêm mọc là 10 ngàn cho 3 viên. Nghe qua mức giá này có phần nhỉnh hơn một số quán bún, phở khác nhưng cứ nhìn lượng thịt thà tú hụ, chất lượng, hẳn ai cũng phải công nhận “tiền nào của nấy” là có thật.
Theo Helino
Bữa sáng cuối tuần no căng bụng với bún tôm Hải Phòng
Bún tôm nóng hổi, tươi ngon, màu sắc bắt mắt, nước dùng thanh ngọt thật thích hợp để thưởng thức vào bữa sáng.
1. NGUYÊN LIỆU LÀM BÚN TÔM HẢI PHÒNG
- Sườn thăn 6-800g
- Tôm tươi: 300g
- Cà chua: 2 quả
2. CÁCH NẤU BÚN TÔM HẢI PHÒNG
Bước 1: Ninh sườn
- Sườn chặt miếng vừa ăn, rửa sạch. Chần qua nước sôi cho sạch bọt bẩn rồi rửa lại lần nữa. Ninh sườn khoảng 1 tiếng để lấy nước ngọt.
Bước 2: Sơ chế và ướp tôm
- Tôm tươi bóc vỏ, lấy chỉ đen bỏ đi.
- Phần mình tôm ướp chút bột canh, hạt tiêu, chút đường.
- Phần đầu và vỏ tôm giã nhỏ, cho nước vào đun để lấy nước ngọt. Lọc nước sườn ninh và nước tôm cho vào nồi.
Bước 3: Nấu nước dùng
- Cà chua 2 quả thái mỏng, xào nhừ rồi lọc lấy nước màu.
- Cho nước sườn và tôm cùng nước màu vào đun sôi. Nêm bột canh, 1 thìa nước mắm, 1 thìa nhỏ sa tế ta được nước dùng.
Bước 4: Chế biến các nguyên liệu còn lại
- Tôm xào chín để riêng ra bát.
- Thịt vai băm nhỏ, trộn chút bột canh, hạt tiêu rồi cuộn lá lốt chiên nhỏ lửa cho chín.
- Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sach, thái nhỏ sợi rồi xào chín cùng chút nước dùng.
- Rau cải ngọt thái khúc dài khoảng 5cm, chần chín.
Bước 5: Thưởng thức
Cho bún ra bát, bày tôm, chả lá lốt, rau, mộc nhĩ vào rồi chan nước dùng là được.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách nấu bún tôm Hải Phòng!
Theo Khám Phá
Bật mí 9 mẹo nấu bếp đơn giản mà dân trong nghề thường xuyên sử dụng Đây là những mẹo nấu bếp vô cùng hữu ích và đơn giản mà bất cứ chị em nào biết cũng thấy thích thú vô cùng. Bếp núc là công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức của chị em và thường làm chị em cảm thấy nhàm chán. Nhưng nếu đã có trong tay những công thức này đảm bảo...