Quán bar ở Nhật Bản cấm trò chuyện
Đưa ra quy định khách không được nói chuyện, chỉ trao đổi thông tin bằng chữ viết, quán bar Decameron trở thành điểm hút khách trong mùa dịch.
Tọa lạc tại phố đèn đỏ Shinjuku ở Kabukicho – khu vui chơi náo nhiệt bậc nhất Tokyo ( Nhật Bản) – quán bar mới mở Decameron gây ấn tượng bởi không khí yên ả lạ thường, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng bút chì sột soạt trên giấy.
Giữa hàng nghìn quán bar sôi động tại Kabukicho, Decameron lại có phong cách khác biệt cùng quy định kỳ lạ: không ai được nói chuyện ở đây. Thay vì trò chuyện với nhân viên pha chế hay người ngồi cạnh trên những chiếc ghế trước quầy bar, khách đến đây chỉ được trao đổi thông tin bằng cách viết ra giấy.
Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, chính phủ Nhật Bản luôn xem Kabukicho là nơi có nguy cơ lây nhiễm virus corona cao. Do đó, lượng khách hàng tới đây đã giảm mạnh từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Việc mở một quán bar mới ở thời điểm này bị cho là khó hiểu, nhất là khi chính quyền yêu cầu các hàng quán giảm thời gian kinh doanh để chống dịch.
Bất chấp nhiều mối lo, Decameron đã khai trương vào ngày 22/7. Quán bar yêu cầu khách giao tiếp bằng chữ viết như một biện pháp giảm bớt lo ngại nhiễm bệnh khi uống rượu trong một không gian kín, chật chội.
Video đang HOT
Quán được trang bị nước rửa tay cho khách. Mỗi người đều sử dụng sổ tay và bút chì riêng biệt để ghi lại suy nghĩ của bản thân. Trong suốt thời gian ghi chép, họ thậm chí có thể nghe thấy tiếng tủ lạnh kêu ro ro và tiếng bút chì trên giấy bởi không khí thực sự yên ắng.
Các loại đồ uống được ghi trên tấm bảng đen phía sau bóng đèn lớn. Tất cả đồ uống gồm bia, rượu, cà phê, mojitos và Negronis đều có giá 1.000 yen (9,45 USD) và phí vào cửa là 500 yen. Khách hàng có quyển sổ để ghi tên món cùng tất cả những điều họ muốn giãi bày.
Bên cạnh mục đích phòng dịch, hình thức trao đổi thông tin kỳ lạ tại quán bar này còn nhằm giúp khách hàng được suy ngẫm về cách mình giao tiếp hàng ngày. Trong khi nhiều quán bar tại khu vực này đã phải tạm đóng cửa, thậm chí phá sản vì dịch, việc kinh doanh của Decameron lại đang phát triển theo chiều hướng khá tốt.
Ông Sato (phóng viên) tỏ ra thích thú với quán bar đặc biệt. Ông trao đổi với người pha chế về món đồ uống mình chọn và vài điều thắc mắc. Quá trình này mất 10-15 phút. Nhiều người cho rằng cách giao tiếp này quá mất thời gian, song ông Sato hài lòng với trải nghiệm mới lạ.
Những thuật ngữ du lịch nổi tiếng 'nhờ' Covid-19
Chưa bao giờ những từ "bong bóng du lịch", "hành lang an toàn" hay "cầu hàng không" lại xuất hiện nhiều như trong đại dịch.
Đó cũng là những thuật ngữ chuyên ngành mà du khách được nghe thấy nhiều nhất trong mùa hè năm nay, khi Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm trên thế giới. Vậy, những từ trên có nghĩa là gì? Bao giờ chúng ta nên đi du lịch quốc tế? Có nên đặt tour ngay bây giờ để được hưởng giá rẻ không? Dưới đây là đáp án cho một số thắc mắc của khách du lịch trong đại dịch.
Cầu hàng không (air bridge) là gì?
Trong từ điển chuyên ngành của ngành hàng không, từ này chỉ đường bay giữa hai địa điểm. Nhưng trong đại dịch, khi nhắc đến thuật ngữ này, điều đó có nghĩa là đang nhắc đến các thỏa thuận đặc biệt, hoặc các hiệp ước giữa các quốc gia với nhau. Theo đó, khách du lịch giữa các nước đã thỏa thuận được phép tự do đi lại mà không phải cách ly.
"Hành lang du lịch" (travel corridor) là gì?
Thực tế, đó là một cách gọi khác của cầu hàng không. Bong bóng du lịch (travel bubble) cũng mang ý nghĩa tương tự.
Ảnh: Dmitry Molchanov/Shutterstock.
Các chuyên gia khuyên rằng du khách không nên đặt vé đi du lịch quốc tế trong thời điểm này, khi các quốc gia chưa công bố phương án cầu du lịch hay mở cửa biên giới trở lại để đón khách.
Hiện nay có "cầu hàng không" nào được mở không?
Ngày 15/5, Lithuania, Latvia và Estonia đã mở cửa biên giới, tạo hành lang du lịch an toàn đầu tiên trong Liên minh châu Âu. Động thái này nhằm thúc đẩy các nền kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch. Ngoài ra, các quốc gia khác trên thế giới cũng đang thúc đẩy đàm phán để tạo cầu hàng không với nhau nhằm mở cửa lại du lịch. Một trong số đó là 12 nước châu Âu dự kiến sẽ mở cầu hàng không với Anh. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra vào 29/6.
Tại châu Á, nhờ kiểm soát dịch bệnh tốt, Việt Nam đang là "ngôi sao sáng" được nhiều nước láng giềng muốn hợp tác khi mở cửa lại du lịch như Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar...
Điều gì khiến các quốc gia chưa vội "bắc cầu" với nhau?
Tình hình kiểm soát dịch bệnh trên thế giới không đồng đều. Những nước kiểm soát tốt dịch bệnh càng thận trọng hơn trong việc mở cửa biên giới, hợp tác du lịch, vì không muốn hứng chịu một làn sóng dịch bệnh thứ hai. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh chưa được không chế tại một số quốc gia càng khiến những nước khác e ngại.
Vậy năm nay coi như không có nghỉ hè?
Nhiều người có đáp án ngược lại. Trên thực tế, không nhiều du khách ra nước ngoài mùa hè năm nay do vấp phải hạn chế từ chính phủ hoặc điểm đến. Tuy nhiên, nhiều nơi đã tiến hành kích cầu du lịch nội địa như Iceland, New Zealand, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan...
Nếu ngày càng có nhiều cầu hàng không giữa các nước, du lịch sẽ hồi sinh?
Không ai có câu trả lời chính xác, nhưng chắc chắn ngành du lịch sẽ khởi sắc. Các nhà điều hành tour, các chủ khách sạn, nhà hàng... đang mong muốn mọi người nhanh chóng đi du lịch trở lại.
Tôi có nên đặt một chuyến du lịch quốc tế vào cuối tháng 7 và 8 không?
Câu trả lời là không, vì không ai nói trước được tình hình dịch bệnh. Nếu bạn muốn du lịch quốc tế vào mùa hè năm nay (từ tháng 7), sự kiên nhẫn sẽ là chìa khóa giải đáp mọi thắc mắc.
Myanmar chọn Việt Nam làm đối tác khi mở lại du lịch Chính phủ muốn mở cửa du lịch trong khu vực nhằm phục hồi nền kinh tế, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia là tên đầu tiên được nhắc đến. Dự kiến trong quý 4, Myanmar sẽ mở cửa đón du khách trong khu vực. Chính phủ nước này hy vọng có thể tạo ra hành lang du lịch an toàn với các...