Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán “vèo” gần 1000 viên bánh
Không biển hiệu hào nhoáng hay chỗ ngồi xa hoa, quán bánh trôi tàu trên phố Đê Tô Hoàng (Hà Nội) chỉ là một gánh bánh trôi giản dị, có mặt trên phố đã hơn 20 năm nay.
Bánh trôi tàu “đắt hàng” nhất là khi tiết trời chuyển mình từ thu sang đông, dù được bày bán ở góc phố hay có mặt trong thực đơn của nhà hàng ẩm thực thì nó vẫn giữ nguyên hình dáng đến nguyên liệu.
Những viên bánh trôi tàu ngập trong nước đường thơm mùi gừng đúng là tuyệt phẩm sinh ra để dành cho những ngày giá rét. Xắn nhẹ miếng bánh, húp thìa nước đường thơm mùi gừng, ấy là mùa đông đã về.
Ở Hà Nội có vô vàn quán bánh trôi tàu, từ Hàng Giầy, Hàng Cân, Hàng Điếu, Bạch Mai…với giá cả phải chăng, từ 15.000 đồng – 20.000 đồng/1 bát bánh trôi tàu gồm 3 viên bánh.
Nhưng để tìm về hương dân dã, truyền thống của thức quà này thì không thể bỏ qua quán bánh trôi tàu trên đường Đê Tô Hoàng. Bởi có lẽ, chỉ khi ngồi ở những hàng quán ven đường hay đi sâu vào các ngõ ngách, vừa ăn vừa cảm nhận cái lạnh của tiết trời thì người ta mới thưởng thức được trọn vẹn hương vị tinh tế, dân dã của món ăn này.
Không biển hiệu hào nhoáng hay chỗ ngồi xa hoa, quán bánh trôi tàu trên phố Đê Tô Hoàng chỉ là một gánh bánh trôi giản dị, có mặt trên phố đã hơn 20 năm nay. Chủ quán bánh tên Vân. Trước đây, cô Vân thường gánh hàng đi bán rong, mãi sau này mới về đây ngồi bán.
“Đều như vắt tranh”, cứ 3 giờ chiều, cô Vân lại tất tả gánh nồi bánh ra địa điểm bán quen thuộc, nhiều khách quen đã ngồi chờ sẵn để thưởng thức.
Đặt gánh hàng xuống, cô chủ đầu đã điểm bạc thoăn thoắt lau bát, lau thìa và múc bánh trôi cho thực khách. Khoảng 15 phút sau, khách bắt đầu đông nườm nượp.
Video đang HOT
Chị Vân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi ăn ở đây từ lâu lắm rồi, thường thì cuối tuần tôi mới đến tận nơi, còn ngày thường tôi hay đặt mua online. Vị mặn của nhân bánh với vị ngọt của nước gừng hòa vào nhau lại rất hợp, khiến người ăn không bị ngán mà đã ăn là nghiện luôn”.
Thực khách ngồi quây quần bên nồi bánh, vừa thưởng thức vừa tò mò không hiểu vì sao cô chủ phân biệt được đâu là nhân mặn, đâu là nhân ngọt, bởi viên nào viên nấy đều tròn lẳn, y chang nhau.
Cô Vân nhanh nhảu giải đáp: “Bánh tôi làm ra, sao lại không biết được, trên mỗi viên bánh đều có những “ký hiệu” riêng chỉ mình tôi hiểu”.
Cô Vân kế thừa nghề làm bánh trôi tàu truyền thống của gia đình chồng, ấy thế mà đã hơn 20 năm lưu giữ hương vị dân dã, đượm hồn Hà Nội mỗi độ đông về.
Quán chỉ bán từ 3h – 6h chiều. Ngày nào cô chủ cũng chuẩn bị sẵn 4 – 5 thùng bánh trôi tàu (tương ứng khoảng gần 1000 viên bánh), 1 thùng chè hoa cau, 1 thùng chè đỗ đen, 1 thùng chè sắn. Ngày nào cũng bán hết nhẵn.
Bánh trôi của hàng cô Vân có 3 loại nhân: Nhân thịt nấm, nhân vừng đen và nhân đỗ xanh. Mỗi bát bánh trôi thường có 3 viên bánh thập cẩm, phủ thêm nước cốt dừa, mè đen rang thơm, đỗ lạc vỡ nhỏ và dừa tươi nạo sợi. Vị thơm của cốt dừa nhà làm và bùi bùi của mè đen, đỗ lạc sẽ làm miếng bánh trôi thêm vừa miệng.
Nguyên liệu để làm bánh trôi cũng dễ tìm, gần gũi: Gạo nếp, đỗ xanh, vừng đen, gừng già, đường, thịt lợn, nấm hương, mộc nhĩ.
Vỏ bánh mịn mướt, dẻo, nhanh tan trong miệng. Thực khách nên thưởng thức chậm rãi để cảm nhận được cái ngọt bùi của đỗ xanh, vừng đen. Đưa một thìa bánh cùng thìa nước nước đường vào miệng, cổ họng sẽ nóng ran, cái nóng quyện với cái ngọt của nước đường đọng lại trong dạ dày, làm xua tan cái lạnh của mùa đông.
Điều làm nên sự khác biệt ở mỗi quán bánh trôi tàu chính là nhờ vào hương vị của nước đường. Để nước đường ngon, thơm không lẫn vào đâu được, cô Vân phải chọn loại gừng già, nấu cùng đường mật mía để có màu mật ong. Nước bánh trôi tàu không quá ngọt mà có vị cay cay của gừng để át đi cái lạnh của mùa đông.
Ngoài bánh trôi tàu, hàng cô Vân còn có cả món chè sắn, chè đỗ đen, chè hoa cau. Chè sắn có thêm trân châu nhân dừa, chè đỗ đen và chè hoa cau nấu đặc sền sệt, Đặc biệt, chè hoa cau còn có xôi vò ăn kèm. Những món này tuy không bán “chạy” bằng bánh trôi tàu nhưng cô Vân vẫn nấu bán để khách có thêm lựa chọn.
Nồi bánh đặt trên bếp than hồng, sôi liu riu, khói nghi ngút, thơm lừng hấp dẫn. Mùi thơm cay cay, ngọt dịu của nước gừng khiến những người con xa xứ nhớ quê nhà mỗi khi đón mùa đông về.
Chiều cuối tuần được quây quần cùng những người thân yêu bên nồi bánh trôi, vừa ăn thức quà dân dã vừa trò chuyện, dù là người Hà Nội hay du khách phương xa, chắc hẳn sẽ cảm thấy thêm yêu mùa đông nơi này.
Bên cạnh bánh trôi tàu, ở Hà Nội còn bán món bánh trôi chay quanh năm, đặc biệt vào dịp Tết Hàn Thực (mùng 3, tháng 3 âm lịch hàng năm). Những viên bánh tròn trắng trong, bọc nhân đường phên (đường mật mía) xếp ngay ngắn trên đĩa, có giá bán từ 10.000 – 15.000 đồng/đĩa.
Rảo bước trên những con phố Hà Nội trong buổi chiều mùa đông, mùi thơm của gừng già tỏa ra từ nồi bánh trôi tàu ở cuối phố cũng đủ khiến bạn cảm thấy ấm lòng hơn.
Bánh trôi tàu: Món ăn khiến bạn chỉ muốn xuýt xoa hơi ấm chiều đông những ngày cuối năm
Hà Nội khẽ chuyển mình sang đông, mùa của những cơn gió lạnh và cơn mưa bất chợt. Rảo bước trên Phố cổ phủ kín rêu phong dường như đã quá quen thuộc trong một chiều se lạnh, nhưng bạn sẽ ngỡ ngàng khi nhận ra mình đã bỏ quên một điểm hẹn ngọt ngào và vô cùng ấm áp.
Một không gian rất mực xưa cũ, một nét đẹp phảng phất phong vị Trung Hoa và một mùi thơm quyến rũ như mời mọc những vị khách lần đầu đặt chân đến. Dưới khung cửa sổ, những chiếc đèn lồng đỏ nhẹ nhàng làm duyên trong hơi gió lạnh đầu mùa mà không hề hay biết cơn mưa đã ghé thăm từ lúc nào. Một chút lạnh tê tê. Gọi vội một vài bát bánh trôi tàu mà cảm thấy ấm lòng.
Những bát bánh trôi tàu nóng được mang ra vẫn còn nghi ngút khói. Vừa vặn trong mỗi chiếc bát nhỏ xinh, bánh trôi tàu tỏa ra mùi hương đặc trưng, rất mực gần gũi với hương gừng thơm nồng ấm và vị cốt dừa béo ngậy. Bát bánh trôi ngọt ngào còn được điểm thêm topping là những hạt vừng, hạt lạc và sợi dừa tươi cực bắt mắt.
Cách người ta bài trí món bánh trôi tàu vừa đơn giản lại vừa đẹp mắt chắc chắn sẽ khiến bạn "đổ gục" dù đang tích cực... giảm cân.
Thử một thìa nước dùng còn đang ấm nóng, hương vị đầu tiên chính là vị ngọt thanh của nước đường đã được nấu lên hòa quyện với vị bùi của lạc, của vừng và cả nước cốt dừa béo ngậy. Vị cay của gừng giúp làm ấm cơ thể, mùi thơm nồng để lại sự lưu luyến nên gừng chính là một yếu tố không thể thiếu góp phần tạo nên nét độc đáo của thứ nước dùng này.
Nhân bánh có hai loại: đậu xanh và mè đen. Trong khi nhân đậu xanh mềm mịn, ngọt thơm thì nhân mè đen lại ngọt bùi hòa quyện với những sợi dừa tươi béo ngậy. Những nguyên liệu vô cùng giản dị, gắn liền với thứ gia vị thường ngày được kết hợp một cách hài hòa để tạo nên một món bánh trôi tàu ngon miệng.
Đất Tràng An, con người Tràng An, dẫu kinh qua những bước va chạm về văn hóa, vẫn thanh lịch và thoáng giữ nét thanh cao trong nghệ thuật thưởng thức ẩm thực. Ắt hẳn, bánh trôi tàu phải gói được chữ "đủ" để đồng điệu được với hồn cốt Hà thành: Ngọt vừa phải, thơm vừa phải và đủ "cảm" lòng người.
Cách làm bánh trôi tàu dẻo thơm, nóng hổi đậm vị quê hương Tiết trời se lạnh, thưởng thức 1 bát bánh trôi tàu nóng hổi với vỏ bánh mềm dẻo hòa quyện cùng nhân đậu và vừng béo béo, cực kỳ kích thích vị giác. Nguyên liệu làm bánh trôi tàu Gạo nếp: 200 gram Gạo tẻ: 10 gram Vừng đen: 30 gram Đậu xanh: 30 gram Lạc rang: 1 chén Đường trắng: 10 gram...