Quán bánh đúc không tên vẫn đông khách trong khu tập thể Hà Nội
Quán của bà Minh nằm cách xa đường chính, chỉ kê vài bộ bàn ghế giản dị nhưng khách không ngừng tăng suốt 20 năm qua.
Hà Nội những năm 1960 – 1970 mọc lên vô số “khối hộp bê tông” – những khu nhà tập thể – và chúng vẫn còn tồn tại đến bây giờ, là nơi ở của nhiều gia đình.
Xung quanh các khu nhà đó là nơi mưu sinh của không ít hộ bán hàng ăn. Tập thể Thành Công hay Nghĩa Tân bán đủ loại như cháo sườn, cháo trai, nộm, bún… Tập thể Kim Liên nổi tiếng với món bánh đa cua trộn. Tập thể C2 Trung Tự có hàng bánh đúc nóng ngon nức tiếng.
Món bánh đúc nóng thích hợp cho những ngày cuối thu đầu đông.
Bánh đúc có nhiều biến thể, được biết tới nhiều nhất là bánh đúc lạc chấm tương làng Bần và bánh đúc nóng chan cùng mắm và thịt băm. Thời xưa, các cụ rất cầu kỳ ở khâu chuẩn bị bột bánh. Bột làm từ gạo tẻ ngon, ngâm đủ 10 tiếng, có nơi ngâm đến 3 ngày tới khi bóp gạo tan thành bột, rồi đem bột ngâm với nước vôi trong hoặc nước tro.
Ngày nay, các bước làm bánh cũng được rút gọn đi nhiều. Người ta sử dụng bột gạo xay sẵn ngâm với nước và nước vôi trong khoảng nửa tiếng rồi đem xay thành bột nước là sử dụng được.
Bà Minh, ngoài 50 tuổi, bán bánh đúc nóng ở sân tập thể Trung Tự từ năm 1996. Ở Hà Nội, số hàng bán món ăn chỉ đếm trên đầu ngón tay vì đòi hỏi sự kiên trì ở người chế biến. Nấu một nồi bánh đúc phải mất vài tiếng, lửa để liu riu, khuấy đều liên tục bằng đũa cả để bánh không bị vón cục, khê hay cháy. Khi kéo lên, bánh mướt như lụa rồi chảy xuống mà không bám dính vào đũa mới gọi là đạt. Không hề có trường lớp nào dạy kỹ thuật này cả mà chỉ có “trăm hay không bằng tay quen”.
Ngày nào cũng vậy, cứ 14h, vợ chồng bà Minh khệ nệ chở nồi bánh đúc ra sân tập thể bán. Mùa nóng, gia đình chuẩn bị một nồi to 100 lít, mùa lạnh, cần hai nồi như vậy. Nhiều cơ quan, trường học xung quanh đó thường xuyên đặt đến cả trăm suất cho nhân viên hay học sinh ăn.
Quán ăn nhỏ nằm ở khu tập thể nhưng được nhiều khách biết tới.
Hồi mới bán, quán chỉ có một chiếc bàn gỗ với đôi ghế băng. Mấy năm trở lại đây, quán ngày một đông hơn, chủ hàng bày thêm một cái bàn nữa cho khách ngồi. Chồng của bà Minh cũng ra phụ múc bánh còn bà cho thịt băm, rắc hành khô, lá mùi rồi chan mắm đưa cho khách. Nước mắm pha luôn vừa miệng, hiếm khi thấy vị khách nào kêu nhạt hay mặn. Ở bàn luôn có sẵn vài lọ bột ớt, tiêu cho khách tự thêm theo khẩu vị.
Chồng của bà Minh tay nhanh thoăn thoắt, cứ một muôi nhôm là đủ một bát. Bánh đúc dẻo quánh, xúc vào bát rồi gõ nhẹ muôi vào miệng bát, cả khối bánh mới rơi xuống. Đến đoạn gần cuối nồi, có cháy thì chủ hàng phải dùng kéo để cắt từng khúc một. Có nhiều người, cứ đợi tới tầm 16h30 – 17h là ra quán để “cho cháu bát cháy nhé”. Cháy bánh đúc dẻo nhưng không dính, dai nhưng không cứng. Bà Minh cho biết bà cố tình quấy nhiều cháy vì nhiều khách thích ăn.
Không ai đưa ra quy định rằng ăn bánh đúc xong thì phải ăn chè mới đúng kiểu giống như ăn hết bún đậu phải uống cốc trà nóng. Nhưng hầu như ai đến đây thưởng thức bánh đúc cũng gọi thêm cốc chè. Quán có hai loại chè đỗ xanh và đen, hạt bé “đỗ tiêu” rất thơm và bùi, không bị át bởi vị nước cốt dừa hay đường.
Khách đến hàng bánh đúc của bà Minh có cảm giác như mỗi lần về quê, ngồi ăn quà vặt ở chợ làng, cái gì cũng là tự nhà làm, nấu cho nhà ăn, bán cho mọi người món tủ bằng cái tâm, chứ không đơn thuần là kinh doanh kiếm lời.
Viet Nguyen
Video đang HOT
Theo VNE
Người Hà Nội rất thích ăn hành phi - nếu không tin thì hãy xem hết list này đi!
Ngày lạnh mưa rả rích, được thưởng thức xôi, cháo hay những loại bánh mềm nóng hổi có hành phi thơm nức mũi là đủ tuyệt vời lắm.
Khó có thứ nguyên liệu nào lại hợp với nhiều món ăn và đạt đến tầm đỉnh cao như hành phi. Dù kết hợp cùng xôi, cháo hay bánh đúc nóng... những lát hành mỏng giòn vàng ươm cũng thể hiện thật xuất sắc, hòa quyện mọi nguyên liệu với nhau thành một tổng thể hài hòa.
Xôi xéo
Nếu nói về những món ăn dễ gây "mất đoàn kết nội bộ" nhất vào sớm Hà Nội, thì xôi xéo xứng đáng được đứng đầu bảng. Mùi hương tổng hợp từ xôi, ruốc, đỗ xanh và nhất là hành phi đặc trưng không lẫn vào đâu được, lỡ... ngửi thấy mà chẳng được ăn thì thật là đáng hờn lắm. Nhưng cũng... đành chịu thôi, bởi phần xôi deo dẻo, lại nóng hổi đậm đà như sinh ra để dành cho những ngày này, ăn một miếng là đủ thấy hạnh phúc rồi.
Dọc các con phố Hà Nội, không khó để bạn tìm thấy những thúng xôi buổi sáng sớm, nhưng đa phần là xôi với hành mua sẵn nên kém phần ngon hơn rất nhiều. Một vài địa chỉ có xôi xéo cùng hành phi tự làm gợi ý cho bạn là Xôi Mây - Lý Thường Kiệt, xôi Tám - Thái Hà, xôi Bự - Lò Đúc, hay xôi xéo Nguyễn Du nhé!
Cháo trai
Nhắc đến những món ăn bình dân được yêu thích nhất ở Hà Nội mà không nhắc đến cháo trai thì quả là một sự thiếu sót to lớn. Bát cháo bột mịn nấu cùng nước trai ngọt lừ, rắc thêm trai xào và rau răm, thêm chút hạt tiêu cùng bột ớt là đủ ấm bụng. Ngoài quẩy giòn hay ruốc thì ở nhiều nơi, người ta cũng thêm hành phi vào mặt bát. Sợi hành vàng ươm, khô khô bóng bẩy làm nổi bật lớp trai xào quyến rũ, vừa nhìn đã muốn ăn ngay.
Để thưởng thức những bát cháo trai kèm hành phi ngon rẻ, đừng ngại vượt trời mưa tới hàng cháo trai nổi tiếng trên đường Trần Khát Chân.
Bánh đa cua
Hành phi cũng là "người thương" của bánh đa cua. Bát bún dù có đủ mọi nguyên liệu từ giò bò thịt chả, mà thiếu đi chút hành giòn giòn là đã chẳng ngon miệng được. Hành làm phần riêu như thơm hơn, sợi bánh dường như mướt hơn, nước dùng cũng hợp miệng hơn và tổng thể hương vị cứ hài hòa khó cưỡng, bánh đa nước cũng vậy mà bánh đa trộn cũng thế.
Bánh đa cua chợ Châu Long hay 87 Lý Thường Kiệt là một vài gợi ý cho bạn khi muốn tìm một bát bánh đa cho ấm bụng ngày mưa.
Bún canh
Chính là món ăn siêu ngon - bổ - rẻ giữa lòng phố cổ đây chứ đâu. Mỗi bát bún canh thật đơn giản với bún, rau, thêm miếng giò hoặc có nơi là ít thịt sườn rồi chan nước riêu cua vào.
Tuy nhiên, điều quan trọng không thể thiếu chính là lớp hành phi vàng giòn rắc đều lên trên. Bát bún canh nhờ đó chẳng những trông đẹp mắt hơn mà cũng trở nên bắt vị hơn bao nhiêu. Cũng không sai nếu nói rằng hành phi góp phần làm nên hương vị thu hút của món ăn này. Chẳng thế mà nhiều người ăn bún canh còn phải gọi thêm hành phi vào ăn cho thật đã miệng.
Bún bò Nam Bộ
Bún bò Nam Bộ thì không thật sự nóng hổi, nhưng nó vẫn trở nên cuốn hút và bắt miệng hơn khi trời bỗng có chút mát mẻ thế này.
Bún với thật nhiều thịt bò và các topping trộn đều lên, nhưng sẽ thật mất vị nếu như thiếu đi hành khô phi thơm, vàng ruộm, giòn tan. Ai mà thích hành khô thì nhớ gọi thêm nhiều nhiều chút, bát bún trộn xong sẽ thơm lừng, ngọt vị thịt, thanh mát vị rau giá nhưng lại thơm lừng cuốn hút với hành phi đó.
Miến lươn
Vào những ngày lành lạnh thế này, người ta cũng dễ nhớ ngay đến một bát miến lươn với vị nước ngọt thanh, trong vắt của nước dùng, độ ngậy của những miếng thịt lươn và từng sợi miến dai giòn thấm vị đậm đà.
Thông thường có các loại miến lươn là miến nước, miến xào và miến trộn. Thế nhưng, bạn có để ý không, cho dù là miến lươn kiểu gì thì cũng không thể không có thêm thật nhiều hành khô phi thơm ở phía trên để bát miến thêm hương vị, bắt miệng hơn, hấp dẫn hơn.
Bánh mì
Nghe cũng kì ghê cơ, nhưng quả thật ở Hà Nội vẫn có những chỗ bán bánh mì mà có cả nhân là hành khô đó.
Không những lạ miệng, hành khô phi vàng, thơm giòn cho vào cùng với nhân bánh mì như pate, thịt, chả, rau thơm... lại hết sức hoà quyện và hợp vị. Trong những ngày lành lạnh thế này, chiếc bánh mì của bạn mà có thêm ít hành phi vàng ruộm nữa thì đảm bảo là sẽ thú vị hơn rất nhiều. Không tin hãy thử mà xem.
Bánh cuốn
Bánh cuốn nóng chắc chắn là một trong những món ăn gây "xao xuyến" nhất mùa lạnh này rồi nhỉ? Muốn biết bánh cuốn có ngon hay không, trước tiên phải xem phần hành phi rắc bên trên. Hành phải mới, phải giòn, phải vàng thơm thì mới gọi là hành chuẩn ngon. Tiếp đến mới là phần vỏ bánh mịn mướt, khéo léo cuộn chặt nhân thịt thơm ngọt bên trong, chấm cùng nước mắm chua ngọt "trôi tuồn tuột". Ăn kèm chả nướng hay chả quế đậm đà nữa là "chuẩn bài" rồi đó.
Bánh cuốn ở Hà Nội chẳng hề khó kiếm, nhưng nếu nói đến những hàng bánh cuốn có hành phi đáng thử nhất thì bánh cuốn 40 Hàng Tre, ngõ 29 Thụy Khuê, 16 Hòe Nhai hay bánh cuốn Phượng sẽ được gọi tên nhiều nhất.
Bánh đúc nóng
Bánh đúc nóng là thức quà chiều quen thuộc với người Hà Nội, nhất là vào những ngày trời mang hơi lạnh. Một bát bánh đúc nóng đủ vị thông thường phải có bánh đúc sánh mịn làm từ bột gạo, nhân bánh là thịt xào mộc nhĩ giòn giòn đậm đà, chan nước xương hầm ngọt dịu rồi thêm vài cọng rau thơm đủ loại. Một thành phần không thể thiếu nữa là hành phi. Hành thêm vào bánh đúc phải là thứ hành tự phi giòn tan thơm lừng chứ không phải thứ hành bán theo cân ở chợ Đồng Xuân.
Bánh đúc nóng là thức quà có thể ăn vào bất kể buổi sáng, trưa hay tối. Thế nên, tiết trời này có thèm thì đừng bỏ qua một số địa chỉ như bánh đúc nóng 28 Hàng Bè, số 8 Lê Ngọc Hân, hay C2 Trung Tự... để thưởng thức nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Sài Gòn có những quán ăn làm người ta phải ngân nga "đợi chờ là hạnh phúc" nhưng vẫn đông ơi là đông Nếu muốn thưởng thức món ăn ở các quán này, hãy đảm bảo bạn đang thong thả thời gian nhé! Trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ăn uống thì hầu hết các hàng quán đều muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Bởi lẽ chẳng ai muốn phí thời gian để chờ đợi một món ăn khi...