‘Quân bài’ vaccine COVID-19 trong tay Thủ tướng Israel
Qua mặt cả dầu mỏ và vũ khí, vaccine COVID-19 đang trở thành “quyền lực chính trị” mới tại Trung Đông. Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang là người tiên phong trong xu hướng này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm một phòng tập ngày 20/2. Ảnh: AP
Ông Netanyahu đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc tái tranh cử nhờ thành công của chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Israel. Thủ tướng Netanyahu còn đề nghị khen thưởng những người tiêm vaccine và phạt những trường hợp từ chối.
Israel đã tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên cho một nửa dân số 9,3 triệu người. Trái ngược với cảnh chờ đợi mòn mỏi ở châu Âu và Mỹ, vaccine tại Israel hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trong nước. Các phòng khám thậm chí còn cung cấp đồ ăn và cà phê miễn phí để thu hút những người còn ngần ngại tiêm vaccine.
Video đang HOT
Nỗ lực của Thủ tướng Netanyahu đã có hiệu quả và số ca mắc COVID-19 mới cũng như những trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng đều đã giảm. Điều góp phần tạo điều kiện để chính phủ Israel ngày 21/2 nới lỏng một số hạn chế và cho phép các cửa hàng, trung tâm thương mại, trường học… hoạt động trở lại sau 2 tháng phong tỏa. Dự kiến trong những tuần tới, tất cả các trường học và nhà hàng đều mở cửa trở lại, khớp thời gian với cuộc bầu cử ngày 23/3.
Thủ tướng Netanyahu ngày 21/2 còn tiết lộ về chương trình “thẻ xanh” cho phép những người đã tiêm vaccine COVID-19 được dự sự kiện văn hóa, xuất cảnh và tới nhà hàng, đến phòng tập… Những dịch vụ này vẫn hạn chế đối với những người chưa tiêm vaccine COVID-19.
Ông Gideon Rahat tại Đại học Hebrew (Israel) nhận xét: “Thời điểm là lợi thế của Thủ tướng Netanyahu”. Cũng theo dự đoán của ông Rahat, Thủ tướng Netanyahu sẽ tập trung đề cập về vaccine COVID-19, trong khi đối thủ sẽ nhắm đến các thất sách của nhà lãnh đạo này trong những năm qua.
Hàng trăm nghìn người Israel đã mất việc và không thể hoạt động kinh doanh do thời gian phong tỏa vì dịch COVID-19. Cộng đồng người Do Thái Ultra Orthodox (nhánh bảo thủ của Do Thái giáo) – một trong những đồng minh chính trị then chốt của Thủ tướng Netanyahu – đã bất bình về các biện pháp phong tỏa. Nhiều ý kiến cho rằng ông Netanyahu đã đóng cửa các sân bay chính quá chậm khiến biến thể virus SARS-CoV-2 lây lan, “tấn công” cả những người chưa tiêm vaccine.
Nhiều quan chức Liên hợp quốc và tổ chức nhân quyền đã chỉ trích Israel vì đẩy người Palestine ra khỏi chương trình tiêm vaccine ở Bờ Tây và Dải Gaza. Những ý kiến chỉ trích cho rằng Israel nên chịu trách nhiệm tiêm cho người Palestine tại những khu vực trên. Trong khi đó, phía Israel lập luận rằng dựa trên các thỏa thuận hòa bình tạm thời thì Tel Aviv không chịu trách nhiệm phân phối vaccine cho họ.
Israel cử giám đốc tình báo gặp tân Tổng thống Mỹ Biden, gây sức ép về Iran
Giám đốc cơ quan tình báo Israel (Mossad) Yossi Cohen có thể là quan chức cấp cao Israel đầu tiên gặp tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) ngồi cạnh Giám đốc Tình báo Yossi Cohen. Ảnh: AFP
Dẫn các nguồn tin thuộc chính phủ Mỹ mới và Israel, kênh truyền hình RT đưa tin người đứng đầu cơ quan tình báo Mossad và là một trong những đồng minh thân cận nhất của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, ông Yossi Cohen dự kiến đến thủ đô Washington vào tháng tới để trình bày lên chính quyền Tổng thống Biden bản thảo điều kiện liên quan tới một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng với Tehran. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tel Aviv lo ngại chính quyền Mỹ mới của Tổng thống Biden sẽ khôi phục thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran.
Ông Cohen cũng được cho là sẽ gặp Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và một lần nữa đưa ra bản đánh giá tình báo về chương trình hạt nhân Iran.
Đội ngũ tới Washington của Israel sẽ yêu cầu "thay đổi triệt để" thỏa thuận trước đó, với những điều kiệt khắt khe hơn đối với Tehran, bao gồm ngừng hoàn toàn việc làm giàu urani và sản xuất máy ly tâm tiên tiến. Trên hết, Israel muốn Iran ngừng "hỗ trợ các nhóm khủng bố" và "chấm dứt hiện diện quân sự ở Iraq, Syria và Yemen".
Về phần mình, tuần trước, Tổng thống Iran một lần nữa nhấn mạnh quốc gia sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán thỏa thuận hạt nhân, nhưng điều đó tùy thuộc xem chính quyền của Tổng thống Biden có thể hiện những nhượng bộ cần thiết hay không.
Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) được Iran và 6 cường quốc khác ký kết vào năm 2015 nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của nước này. Israel từng vận động rất nhiều để chính quyền cựu Tổng thống Obama phản đối tham gia thỏa thuận này và khi ông Donald Trump lên nắm quyền, nỗ lực của Israel thành công khi Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận, cùng với đó là tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Kể từ đó, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ ngày càng leo thang, Iran cũng chọn cách dần dần từ bỏ thỏa thuận.
Tháng 1/2021, Iran tuyên bố bắt đầu làm giàu urani lên 20%, vượt xa các điều kiện hạn chế của thỏa thuận. Iran cũng đưa ra một tối hậu thư mang tính biểu tượng. Phát ngôn viên của Iran nhấn mạnh chính quyền của Tổng thống Biden sẽ có một tháng, đến ngày 21/2, để đảo ngược các lệnh trừng phạt. Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát Iran tuân thủ thỏa thuận, cảnh báo thời gian sắp hết khi "chỉ còn vài tuần nữa" để cứu JCPOA.
Di sản nào của ông Trump về Trung Đông sẽ sống sót dưới thời tân Tổng thống Joe Biden Trong 4 năm tại vị, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo ngược các chính sách về Trung Đông của Mỹ tồn tài hàng thập niên. Mặc dù tân Tổng thống Joe Biden muốn thay đổi những chính sách đó trong nhiệm kỳ của mình nhưng điều đó có thể gặp nhiều khó khăn. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái), Tổng thống...