Quần áo trẻ em Trung Quốc chứa chất độc hại
85 mẫu quần áo trẻ em do Trung Quốc sản xuất được các chuyên gia của tổ chức GreenPeace (Hòa Bình xanh) đem đi kiểm nghiệm phát hiện ra chất độc hại như NPE, antimon và cả Phthalates.
Quần áo trẻ em Trung Quốc được bày bán trên mạng. Ảnh: made-in-china.com
Từ tháng 6 đến 10 vừa qua, các nhân viên của tổ chức Hòa Bình xanh tại Trung Quốc đã mua 85 mẫu quần áo trẻ em được sản xuất tại các cơ sở vừa và nhỏ ở thành phố Trị Lý (Chiết Giang) và Thạch Sư (Phúc Kiến), đem cho một bên thứ ba kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy hơn một nửa số sản phẩm chứa NPE (một chất làm rối loạn và phá hủy hormone, gây vô sinh), 9/10 mặt hàng làm bằng polyester dương tính với antimony (một nguyên tố hóa học được sử dụng để sản xuất đạn dược) và 2 mẫu chứa Phthalates (từng có nhiều trong thú nhún Trung Quốc và cũng có thể gây vô sinh). Một số mẫu có sử dụng hình ảnh các nhân vật mang tính biểu tượng của Mỹ như chuột Mickey, vịt Donald bất hợp pháp.
Video đang HOT
Theo điều tra của tổ chức Hòa Bình xanh, Trị Lý và Thạch Sư là 2 trung tâm sản xuất quần áo lớn nhất Trung Quốc, đóng góp hơn 40% tổng sản lượng quần áo trẻ em tại quốc gia này. Quần áo của hai thành phố này sản xuất được bán cho 98% thành phố ở Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới bằng hình thức truyền thống và thương mại điện tử. 80% sản phẩm của Thạch Sư được xuất khẩu, chủ yếu đến các nước Trung Đông, ngoài ra là các nước châu Phi, Đông Nam Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo Lee Chih An, người đại điện của Hòa Bình xanh tại khu vực Đông Á, các nhà chức trách Trung Quốc chưa có hành động gì để giải quyết vấn đề này. Trung Quốc chưa có sự quản lý chặt chẽ những hóa chất được sử dụng trong hàng may mặc cho trẻ em.
“Qua báo cáo này, chúng tôi muốn tạo áp lực hơn đối với chính phủ Trung Quốc, nói với họ sự cấp thiết của việc thay đổi. Họ cần cắt giảm chất thải độc hại bằng cách thiết lập các quy định quản lý hóa chất thích hợp”, Lee Chih An nói.
Trước đây, cơ quan kiểm soát chất lượng của chính phủ Trung Quốc từng thừa nhận quần áo trẻ em có thể nguy hiểm. Hồi tháng 5 vừa qua, Tổng cục Giám sát chất lượng của Trung Quốc phát hành cẩm nang tiêu dùng khuyến cáo người dân chọn mua quần áo trẻ em nhạt màu, không có chất làm sáng dạ quang hay có in màu. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Người tiêu dùng Bắc Kinh hồi tháng 6 cũng cho thấy 38% quần áo trẻ em không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc, ngành công nghiệp sản xuất quần áo trẻ em có trị giá khoảng 165 tỷ USD với mức tăng trưởng hàng năm là 30%. Trung Quốc cũng hiện là nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, trong đó đặc biệt là quần áo trẻ em.
Theo VNE
Mối nguy hại đến từ dụng cụ làm bếp
Có một thực tế là ở thời đại ngày nay tuy rằng mọi thứ đều phát triển với mục đích phục vụ nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người, thì không phải cái gì đẹp hơn cũng có nghĩa là tốt hơn.
Bạn có biết những chiếc chảo chống dính hiện nay hoàn toàn có thể gây hại hơn là chiếc chảo gang cũ kỹ. Tất nhiên bản thân những dụng cụ nấu ăn là không có hại, mà thứ độc hại chính là nguyên liệu làm ra chúng.
Trước hết hãy thử nhìn vào chiếc chảo chống dính phổ biến nhất hiện nay. Chúng được bao phủ bởi chất Teflon, một loại hóa chất hữu cơ khá độc hại có tính chịu nhiệt và không kết dính. Thường xuyên sử dụng chảo ở nhiệt độ cao sẽ nhanh dẫn đến tình trạng nứt lớp bao phủ, và khi đó các chất độc hại sẽ bay vào không khí. Khi sử dụng loại chảo này dưới nhiệt độ cao sẽ làm thoát ra rất nhiều loại vi khuẩn, chúng có thể xâm nhập vào buồng phổi và dẫn đến các triệu chứng của bệnh phổi. Cách đây 60 năm bệnh nhân đầu tiên của trường hợp này chính là nhân viên làm việc trong nhà máy DuPont - nơi sản xuất ra loại chảo chống dính.
Đôi khi dụng cụ nhà bếp có chứa các chất độc hại
Việc thường xuyên tiếp xúc với hoá chất Teflon ở nhiệt độ trên 200 độ C dù đã đeo mặt nạ bảo hộ cũng không giúp bệnh nhân tránh nguy cơ mắc bệnh. Chất độc hại từ Teflon có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, ung thư tuyến giáp, vô sinh và tình trạng chậm phát triển ở trẻ.
Chính vì thế đối với các món hầm thay vì sử dụng chảo hay nồi chống dính hãy dùng các dụng cụ được tráng men, hoặc làm từ thép không gỉ hay dụng cụ làm từ sắt kiểu cũ. Bạn vẫn có thể dùng chảo Teflon, nhưng đừng dùng để làm các món quá 10 phút mỗi ngày. Tốt nhất mỗi năm nên thay 1 chiếc để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà dù chúng vẫn còn tốt. Bên cạnh đó loại chảo nhôm cũng đặc biệt nguy hiểm đối với các bệnh nhân có vấn đề về thận, và làm tăng khả năng phát triển bệnh Alzheimer.
Qua đó cho thấy việc lựa chọn đồ dùng nhà bếp cần phải được đặc biệt chú trọng. Mối nguy hại còn có thể đến từ các sản phẩm làm từ chất liệu melamine. Melamine là hợp chất hữu cơ ở dạng tinh thể màu trắng cùng với formone được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhựa chịu nhiệt. Các nhà khoa học cũng khuyên bạn không nên thường xuyên sử dụng các vật dụng làm từ pha lê như cốc, ly, chén, đĩa vì trong pha lê có chứa một lượng các chất phóng xạ làm sản sinh ra chì. Lớp trang trí trên các loại đồ gốm sứ sử dụng bột màu có chứa chì, cadmium, coban... cũng có tác hại xấu đến sức khỏe con người.
Các chất độc hại luôn tồn tại trong môi trường xung quanh con người, chúng lặng lẽ xâm nhập vào cơ thể và có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế nguyên tắc cơ bản của cuộc sống hiện đại chính là biết cách nắm bắt các thông tin hữu ích về các mối đe doạ tới cuộc sống để từ đó có thể phòng tránh và sống một cuộc sống văn minh.
Theo Mai Thương (An ninh thủ đô)
6 nhóm hóa chất độc hại ngày nào bạn cũng 'nạp' vào cơ thể Dưới đây là 6 nhóm chất độc hại mà bạn phải tiếp xúc hàng ngày. Hãy nhận diện chúng và loại dần chúng ra khỏi cuộc sống của bạn. Chất độc hại trong đồ chiên rán bán sẵn Khi cuộc sống ngày càng bận rộn thì việc ăn đồ ăn bán sẵn cũng trở nên phổ biến. Thế nhưng với tình trạng an...