Quần áo TQ: “Lợi nhuận khổng lồ, tội gì không buôn”
“Buôn vải, quần áo TQ đem lại một lợi nhuận khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với việc bán vải và quần áo Việt Nam thông thường, tội gì không buôn”.
NTNN có cảnh báo từ báo cáo của Tổ chức Hòa bình xanh về các chất độc trong quần áo Trung Quốc, đặc biệt là quần áo có chất phát quang, nhiều màu sặc sỡ, giá rẻ… Những quần áo có đặc điểm độc hại này đang tràn ngập các chợ ở Việt Nam.
“Lợi nhuận khổng lồ, tội gì không buôn”
Chợ vải Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) từ lâu nay vốn nổi tiếng là nơi sầm uất, giao thương các loại vải vóc, quần áo ở miền Bắc. Khoảng 5-6 năm trở lại đây, quần áo trẻ em giá rẻ Trung Quốc (TQ) đã dần tràn ngập chợ Ninh Hiệp. Trước kia, tiểu thương ngại “tiếng” hàng kém chất lượng nên lén lút nhập hàng, thay đổi nhãn mác thì nay việc buôn bán là công khai.
Nhiều cửa hàng lớn ở Ninh Hiệp cũng không ngại ngần việc công khai xuât xứ hàng.
Chị Trần Thu Quyên-một chủ hàng ở đây lý giải: “Buôn vải, quần áo TQ đem lại một lợi nhuận khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với việc bán vải và quần áo Việt Nam thông thường, tội gì không buôn”. Là chủ một cửa hàng quần áo trẻ em nhỏ ở xã Xuân Lâm (Thuận Thành, Bắc Ninh), chị Vũ Thị Quế cũng thường “cất hàng” quần áo trẻ em TQ ở Ninh Hiệp cho rằng: “Hàng Việt Nam hoặc nhập khẩu từ các nước khác ngoài TQ trị giá vài ba trăm nghìn, trong khi hàng TQ màu sắc bắt mắt, giá trên dưới một trăm ngàn nên người dân chọn mua nhiều hơn”.
Video đang HOT
Quan sát cửa hàng của chị, chúng tôi nhận thấy phần lớn quần áo trẻ em có màu đỏ, vàng, nhiều trang kim, hạt nhựa nhiều màu sắc đính kèm. Chị Đỗ Thị Hậu-một khách hàng đang mua bộ quần áo rét giá gần 200.000 đồng cho biết: “Quần áo sặc sỡ dễ phai, có hạt nhựa rất nguy hiểm vì trẻ em hay nghịch, ngậm áo, ngậm hạt. Biết thế nhưng trẻ em lại thích mặc nên cha mẹ cũng chiều”.
Lo ngại quần áo Trung Quốc đội lốt Việt Nam
Tại một cửa hàng ở gần chợ Vinh (Nghệ An), quần áo ấm TQ được bày bán với đủ màu sắc, chủng loại. Thời tiết ở Nghệ An hơn 1 tuần trở lại đây xuống thấp, (10 – 15 độ C) nên người mua rất đông.
Hà Tĩnh: Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt trong hội chợNgày 20.12, ông Võ Viết Linh – Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Tĩnh cho biết: Chiều 19.12, tại Hội chợ Thương mại Hà Tĩnh, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phát hiện tiểu thương Phạm Duy Thắng (33 tuổi, xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đưa vào gian hàng của mình tại hội chợ 199 chiếc áo xuất xứ từ Trung Quốc nhưng dán nhãn mác VN. Đội đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để xử lý theo pháp luật.Hữu Anh
Theo chị Nguyễn Thị Hà – khách hàng tại đây, một áo khoác bình thường giá 600.000 – 700.000 đồng/chiếc, nhưng đồ của TQ chỉ khoảng 150.000 – 200.000 đồng. “Hàng TQ giá rẻ, biết độc thì tránh nhưng hiện đã có tình trạng tiểu thương mua quần áo TQ về rồi tháo nhãn mác, đính mác hàng Việt Nam hoặc Thailand, Korea… để kiếm lời nên thực tình tôi rất lo khi mua nhầm phải hàng này”.
Tại Quảng Nam, quần áo không rõ xuất xứ hoặc gắn mác made in China với giá cực rẻ, chỉ từ 30.000 – 50.000 đồng/bộ đủ chủng loại được bày bán khắp nơi. Một chủ bán đồ thời trang giá rẻ trên đường Hùng Vương, TP.Tam Kỳ cho biết: “Hàng của tôi giá chỉ vài chục ngàn đồng, mẫu mã cực kỳ phong phú và bắt mắt nên khách rất thích, đặc biệt là những người từ vùng thôn quê lên chơi”. Một bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, phân tích: “Không ai có thể biết họ dùng những loại hóa chất nào để nhuộm màu quần áo nhưng rõ ràng, màu sắc của các loại quần áo này luôn rực rỡ và bắt mắt hơn hẳn. Chúng tôi mong có thêm cảnh báo để người dân cảnh giác khi sử dụng, bảo vệ sức khỏe của mình”.
Ông Lê Cần- Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam cho biết: “Chi cục Quản lý thị trường cũng đã giao cho các đội quản lý thị trường vào cuộc quyết liệt hơn, xử lý những người buôn bán quần áo không xuất xứ. Nhưng thực tế chúng tôi cũng không có người để kiểm tra hết được, đặc biệt là với những xe đẩy và những người bán rong tại các khu chợ thôn quê”.
Theo Trương Hồng – Lê Ha- Nguyễn Dũng
Quần áo Trung Quốc cho trẻ em: Mặc vào dễ... ngớ ngẩn
US Today đăng tải báo cáo của Green Peace công bố ngày 18/12 cho biết, 85 mặt hàng may mặc đến từ Trung Quốc có chứa chất gây rối loạn hormone khiến trẻ mặc vào dễ bị ngớ ngẩn.
Tràn lan khắp thế giới
Theo Green Peace (Tổ chức Hòa bình xanh), từ tháng 6 đến tháng 10/2013, tổ chức này đã mua 85 mặt hàng may mặc trẻ em tại 2 thành phố sản xuất nhiều nhất Trung Quốc là Trị Lý ở tỉnh Chiết Giang và thành phố Thạch Sư ở tỉnh Phúc Kiến. Các cuộc kiểm nghiệm được phòng thí nghiệm của bên thứ ba thực hiện độc lập phát hiện thấy chất NPE, một chất gây rối loạn hormone, trong hơn phân nửa số mẫu trong khi 9/10 mặt hàng làm bằng polyester dương tính với chất antimon độc hại.
Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới.
Chất phthalate có độc tính đối với hệ sinh sản, cũng được phát hiện ở nồng độ cao ở 2 mẫu.
Lee Chih An- chuyên gia của Green Peace cho biết, quần áo trẻ em mà tổ chức này điều tra được bán cho 98% thành phố ở Trung Quốc và nhiều nước khác khắp thế giới bằng hình thức truyền thống và thương mại điện tử vốn đang ngày càng phổ biến. Cũng theo ông Lee, Trung Quốc chưa có sự quản lý chặt chẽ những hóa chất được sử dụng trong hàng may mặc cho trẻ em.
Hồi tháng 5 vừa qua, Tổng cục Giám sát chất lượng của Trung Quốc phát hành cẩm nang tiêu dùng khuyến cáo chọn mua quần áo trẻ em nhạt màu, không có chất làm sáng dạ quang hay có in sắc tố. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Người tiêu dùng Bắc Kinh hồi tháng 6 cũng cho thấy 38% quần áo trẻ em không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Ngành công nghiệp sản xuất quần áo trẻ em ở Trung Quốc trị giá khoảng 165 tỉ USD với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến là 30%, là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc.
Nhiều trẻ em VN nhập viện do dị ứng quần áo
Trước thông tin Green Peace công bố, một số chuyên gia Việt Nam đã phân tích yếu tố độc hại được phát hiện có trong quần áo trẻ em do Trung Quốc sản xuất. Theo ông Lê Trường Giang (Viện Hóa học - Viện Khoa học- Công nghệ Việt Nam), NPE là hợp chất hữu cơ tổng hợp, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất nhựa, sơn, công nghiệp giấy, dệt... Ngoài ra, NPE còn được sử dụng để sản xuất chất tẩy rửa trong công nghiệp. Nhưng do tính chất độc hại của NPE mà nhiều nước đang giảm sử dụng chất này.
Ông Giang nhấn mạnh: "NPE có thể làm cho các sinh vật ngớ ngẩn hoặc mất tỉnh táo, có thể bao phủ các sinh vật với màng mỏng như bong bóng xà phòng, ngăn cản sự dịch chuyển và cuối cùng nó có thể phá vỡ các hormone chức năng trong cơ thể sống và phá hủy tuyến nội tiết. Sau khi thải ra môi trường, NPE phân rã thành các chất độc hại, có thể lây nhiễm vào thực phẩm và gây rối loạn khả năng sinh sản, tăng trưởng".
Bác sĩ Trần Văn Tiến Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư cho biết, bệnh viện tiếp nhận không ít bệnh nhân trong đó có không ít trẻ em đến khám với các hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng quần áo. Đa số các ca dị ứng này là do các thành phần có trong quần áo như thuốc nhuộm, nylon, các vật khóa móc có niken. "Các quần áo có màu sắc lòe loẹt, thuốc nhuộm không đảm bảo, nhiều phụ kiện, nylon đều có khả năng gây dị ứng rất lớn, nhất là trẻ em có làn da mỏng manh".
Còn tiến sĩ Trần Hồng Côn - khoa Hóa, Trường ĐH Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) phân tích, nếu quần áo nhiễm NPE thì có thể thẩm thấu qua da và tác động đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiễm liều lượng bao nhiêu thì sức khỏe bị suy giảm thì chưa có khuyến cáo. Nếu ngậm, mút, ăn các loại vải có chứa chất NPE thì khá nguy hiểm vì NPE có thể thôi nhiễm ra nước bọt và ngấm vào cơ thể. Đối với trẻ em thường nghịch ngợm, da mỏng, sức đề kháng kém, nếu quần áo, vải vóc có chất độc thì rất nguy hiểm.
Theo Dân Việt
Bà Tưng ân hận vì quá sexy, cha con "người rừng" nóng nhất tuần qua Bà Tưng Huyền Anh đóng cửa facebook, tìm thấy cha con "người rừng" sống ẩn dật 40 năm là những sự kiện được quan tâm nhất tuần từ 5 - 11/8. Bà Tưng, người rừng là tiêu điểm của dư luận tuần qua Hotgirl bà Tưng lui về sống "ẩn dật" Sau hàng loạt scandal được coi là gây chấn động làng giải...