Quần áo chống muỗi đốt đặc biệt được tạo từ siêu vật liệu graphene
Các nhà khoa học vừa tìm ra cách chống muỗi đốt nhờ quần áo con bằng graphene.
Phát hiện này là rất quan trọng vì nó còn giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh chết người như sốt rét.
Vật liệu graphene kỳ diệu thực tế thời gian qua đã nhận được sự chú ý đáng kể cho các ứng dụng tiềm năng của nó trong mọi thứ, từ pin mặt trời đến vợt tennis.
Quần áo kết hợp siêu vật liệu graphene sẽ giúp chống lại muỗi đốt trong tương lai.
Nhưng một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Brown đã chỉ ra rằng graphene đa lớp còn có tác dụng đặc biệt hơn đó là có thể cung cấp khả năng “phòng thủ” hai lần giúp chống lại muỗi đốt.
Vật liệu siêu mỏng nhưng mạnh mẽ này hoạt động như một hàng rào vật lý mà muỗi không thể cắn xuyên qua. Đồng thời, các thí nghiệm cho thấy rằng graphene ngăn chặn các tín hiệu hóa học trong mồ hôi mà muỗi sử dụng để cảm nhận rằng “bữa ăn” máu đang đến gần, làm giảm sự thôi thúc của chúng cắn con người.
Gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ lây truyền bệnh sốt rét với ước tính khoảng 44.000 ca tử vong trong năm 2016.
“Muỗi là kênh truyền nhiễm quan trọng đối với bệnh tật trên toàn thế giới và có rất nhiều mối quan tâm trong việc chống muỗi đốt không dung hóa chất”, Robert Hurt, giáo sư tại Trường Kỹ thuật Brown, tác giả của nghiên cứu nói.
Để kiểm tra khả năng ưu việt của loại vật liệu mới, các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng một số người tham gia dũng cảm sẵn sàng nhận một vài vết muỗi đốt. Những người tham gia sẽ đặt cánh tay của họ trong một chuồng chứa đầy muỗi để chỉ một miếng da nhỏ có sẵn cho muỗi cắn.
Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các mảng da được bao phủ bởi màng graphene không bị cắn, trong khi muỗi dễ dàng tấn công trên da không được bảo vệ.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh số lượng người tham gia nhận được vết cắn trên da trần của họ và trên da được phủ bằng vải mỏng, trên da được bao phủ bởi một lớp màng graphene oxide (GO) được bọc trong vải mỏng.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng những con muỗi đã thay đổi hoàn toàn hành vi của chúng với sự hiện diện của cánh tay phủ graphene.
Khi da bị bao phủ bởi màng GO khô, những người tham gia đã không bị đốt một nốt nào, trong khi da trần và phủ vải mỏng dễ dàng bị tấn công ngay.
Cintia Castilho, một nghiên cứu sinh tại Đại học Brown và tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Với graphene, những con muỗi thậm chí không đậu trên miếng vá da, chúng dường như không quan tâm. Chúng tôi cho rằng graphene sẽ là một rào cản vật lý đối với vết cắn, thông qua khả năng chống đâm thủng, nhưng khi nhìn thấy những thí nghiệm này, chúng tôi bắt đầu nghĩ rằng đó cũng là một rào cản hóa học ngăn muỗi cảm nhận được ai đó đang ở đó”.
Để xác nhận ý tưởng về hàng rào hóa học, các nhà nghiên cứu đã nhúng một ít mồ hôi của con người lên bên ngoài hàng rào graphene. Điều này khiến muỗi đổ ra miếng vá giống như cách chúng bay lên da trần.
Các xét nghiệm sâu hơn cho thấy GO đã đâm thủng bởi vết muỗi đốt nhưng chỉ khi khô. Nhưng nó không dễ dàng chút nào và các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng tìm cách ổn định GO để nó cứng hơn khi ướt.
“Phương án ưa thích của chúng tôi về công nghệ này sẽ là tìm cách ổn định GO một cách cơ học để nó vẫn mạnh khi bị ướt. Bước tiếp theo này sẽ cung cấp cho chúng tôi đầy đủ lợi ích của việc bảo vệ vết cắn”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Trang Phạm
Theo Mirror
Thợ mỏ trái phép, nông dân và các nhóm khai thác tài nguyên của Brazil: Những thế lực đang âm thầm phá hủy lá phổi xanh Amazon
Ngọn lửa đang hoành hành rừng Amazon bị cho là đã vượt ngoài tầm kiểm soát và lan rộng sau khi nông dân và những người khai thác gỗ bất hợp pháp tiến hành "ngày đốt lửa" vào 10/8 vừa qua vì được Tổng thống cho phép tiếp cận với rừng bản địa.
Rừng mưa Amazon có diện tích khoảng 5,5 triệu km vuông và nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brazil với 60% diện tích, Peru chiếm 13% và phần còn lại của khu rừng thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp.
Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn và phong phú nhất về loài trên thế giới. Khu rừng này cung cấp khoảng 20% lượng oxy cho Trái Đất và được mệnh danh là lá phổi của thế giới.
Amazon được coi là lá phổi của Trái Đất.
Những ngày qua, sự việc rừng mưa Amazon ở Brazil đang bị hàng chục ngàn đám cháy hoành hành với tốc độ kinh hoàng và để lại rất nhiều hậu quả nặng nề đã khiến cả thế giới bàng hoàng, lo lắng. Hình ảnh vệ tinh cho thấy đã có gần 10.000 vụ cháy bùng phát tại Amazon. Theo thống kê của National Geographic, khu rừng này đã mất khoảng 17% diện tích trong 50 năm qua.
Các chuyên gia cho rằng tác động đồng thời của biến đổi khí hậu và nạn phá rừng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hành tinh của chúng ta đặc biệt là sau vụ cháy rừng nhiệt đới Amazon vừa qua bởi nó đóng vai trò rất lớn trong việc ổn định lượng khí thải carbon của thế giới.
"Mùa của queimada" nhằm chỉ khoảng thời gian trong năm khi nông dân Brazil cố tình đốt rừng vì mục đích nông nghiệp. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Bolsonaro từng hứa sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới và quyền lợi của người dân bản địa cũng như nêu rõ rằng tài nguyên thiên nhiên của Brazil nên được khai thác một cách hợp lý.
Tuy nhiên, dữ liệu thực tế lại cho thấy nạn phá rừng ở Amazon đã tăng đáng kể thời gian gần đây. Theo báo cáo của Viện Quốc gia Brazil, khoảng hơn 2.200 km vuông diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy bởi những đám cháy do con người gây ra chỉ trong tháng trước, tăng 278% từ tháng 7/2018. Mặc dù vậy, ông Bolsonaro cho rằng thông tin trên là không chính xác và đã sa thải giám đốc của tổ chức này.
Tổng thống Brazil - Jair Bolsonaro.
Theo báo cáo của The Independent, những kế hoạch xây cầu, thủy điện đã được trình bày tại một cuộc họp vào tháng 2 giữa các quan chức chính phủ Brazil và các nhà lãnh đạo địa phương ở bang Para, nơi có Công viên quốc gia Amazonia. Trong cuộc họp còn có một phần đề cập đến chiến lược ưu tiên chiếm lĩnh nhiệt đới Amazon.
Triple A (Andes, Amazon và Atlantic) là một dự án bảo tồn do tổ chức Gaia Amazonas đứng đầu, nhằm bảo vệ 265 triệu km vuông rừng rậm và rừng Amazon.
Dữ liệu mới nhất của chính phủ Brazil cho biết các đám cháy đang gây ra thiệt hại tương đương với ba sân bóng mỗi phút. Ngày 22/8, Bolsonaro tuyên bố chính phủ của ông thiếu nhiều nguồn lực để dập tắt đám cháy. Đồng thời, vị tổng thống cũng bị các nhóm hoạt động về môi trường đổ lỗi trực tiếp trong sự việc trên.
Ngọn lửa đang hoành hành rừng Amazon được cho là đã vượt ngoài tầm kiểm soát và lan rộng sau khi nông dân và những người khai thác gỗ bất hợp pháp tiến hành "ngày đốt lửa" vào 10/8 vừa qua vì được Tổng thống cho phép tiếp cận với rừng bản địa.
Trong một chương trình phát trực tiếp gần đây, Tổng thống Brazil cho biết: "Nếu người dân bản địa muốn khai thác trên khu vực của mình, họ hoàn toàn có thể làm điều đó".
Ngoài ra, một yếu tố khác đang góp phần tàn phá rừng Amazon là cơn sốt vàng. Nơi đây đang trải qua một cơn sốt vàng mới với việc hàng ngàn người khai thác bất hợp pháp (thường được gọi là garimpeiros) đang đổ xô đi đào vàng, phá rừng, gây ô nhiễm sông và lấn chiếm đất đai bản địa.
Theo thống kê sơ bộ, hiện có hơn 450 điểm khai thác bất hợp pháp trong rừng Amazon ở Brazil. Trong đó, lưu vực sông Tapajos là tâm điểm của cơn sốt. Nếu đi ngang khu vực này bằng máy bay, có thể dễ dàng nhìn thấy mức độ thiệt hại từ trên cao: Rừng và bờ sông bị khai thác quá mức, biến thành những vũng bùn màu nâu rộng lớn.
Trên thực tế, chỉ một số nhỏ hoạt động trong khu vực này là hợp pháp. Mỗi năm, khoảng 30 tấn vàng được giao dịch bất hợp pháp tại đây, tương đương hàng tỷ USD không được khai báo.
Bản thân những người khai thác bất hợp pháp đều là người nghèo, ít học hành (thậm chí là mù chữ) và muốn đổi đời bằng nghề khai thác vàng. Tuy nhiên, họ có một lối sống không mấy lành mạnh khi tiêu tốn số tiền kiếm được vào rưụ bia và gái mại dâm.
Hiện tại ở Brazil, việc khai thác trên các lãnh thổ bản địa vẫn bị cấm. Alessandra Korap, nhà lãnh đạo người Munduruku đến từ một ngôi làng cho biết: "Họ đang khuyến khích những người khai thác thâm nhập sâu hơn vào các vùng đất của dân bản địa. Họ nói rằng hãy 'hợp pháp hóa' đào vàng và người ta bắt đầu đổ xô đi khai thác chúng".
Hình ảnh vệ tinh thu được gần đây của BBC Brazil cho thấy khai thác trái phép đang lấn chiếm đáng kể nhiều vùng lãnh thổ bản địa kể từ đầu năm 2019. Không những vậy, nó còn gây ra nhiều hậu quả khác như gây ra bệnh sốt rét, ô nhiễm nguồn nước, mại dâm, buôn người,chất cấm và bạo lực.
Sau khi một mỏ vàng bị khai thác kiệt quệ, thợ mỏ thường di chuyển đến nơi khác và tiếp tục, tạo ra một chu kỳ "hủy diệt" đối với thiên nhiên và hệ sinh thái ở nơi đó. Khai thác vàng trái phép trên quy mô lớn đòi hỏi một lượng lớn thủy ngân và chất độc hại này cuối cùng sẽ bị đổ xuống sông. Theo các nhà khoa học, tiếp xúc với thủy ngân có thể gây ra dị tật bẩm sinh và vô sinh.
Chính phủ của ông Bolsonaro đang bị quốc tế chỉ trích vì đã góp phần bức tử rừng Amazon - lá phổi xanh của hành tinh. Nạn phá rừng ở Brazil nói chung và rừng Amazon nói riêng đã gia tăng trong vài năm trở lại đây, với mức tăng 15% từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2019 so với cùng kỳ năm trước.
Hình ảnh trong thảm họa cháy rừng Amazon.
Theo Trí thức trẻ
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo cuộc chiến chống sốt rét toàn cầu đang chững lại Trong môt bao cao công bô ngay 23/8, Tô chưc Y tê thê giơi (WHO) đa canh bao cuôc chiên chông lai căn bênh sôt ret trên toan câu đang co dâu hiêu đinh trê, đoi hoi sự đâu tư lơn va chung tay cua lanh đao chinh tri cac nươc để thúc đẩy cuôc chiên nay. Các em nhỏ mắc sốt rét...