Quán ăn đông nghịt khách, chỉ bán vài tiếng là hết veo ở Sài Gòn
Quán xôi gói bằng lá sen, bún vịt Lê Văn Sỹ, quán cơm chỉ bán 25 suất mỗi ngày là những quán ăn mà bất kỳ thực khách nào cũng phải “tranh thủ” bởi nếu không chỉ vài tiếng là hết veo.
Quán xôi gói bằng lá sen
Gần 5 năm nay, Huy dậy từ sáng sớm để phụ giúp bố mẹ bán xôi ở góc đường gần chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình). Những ngày tháng làm việc giúp Huy nhận ra rằng công việc gì cũng đáng trân trọng.
Ở Sài Gòn có khá nhiều quán ăn bình dân ngon mà đôi khi chỉ chậm chân một chút là đã bỏ lỡ cơ hội thưởng thức. Ví như quán xôi lá sen của chàng trai 9x ở chợ Phạm Văn Hai, mỗi buổi sáng chỉ bán vỏn vẹn gần 3 giờ đồng hồ là hết veo. Quán xôi nhỏ trên vỉa hè, không biển hiệu bề thế nhưng từ sáng sớm khách đã đứng đợi rất đông.
Quán có 4 loại xôi là: xôi lúa (xôi bắp), xôi xéo, xôi cốm, xôi gấc. Đều là những món xôi đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Kenh14
Điểm đặc biệt là xôi ở đây được gói cẩn thận trong những chiếc lá sen thay vì bằng lá chuối, giấy báo hay hộp xốp mà người Sài Gòn vẫn thường dùng. Chủ quán muốn dùng lá sen để giữ hương vị và độ ấm cho xôi, vì vậy dù để lâu vẫn giữ được độ dẻo. Đồng thời người làm xôi cũng mong muốn giữ gìn cái tinh hoa của ẩm thực phương Bắc nên cố gắng sử dụng lá sen để gói xôi, dù giá thành của nguyên liệu này không hề rẻ.
Bún vịt “tranh thủ” Lê Văn Sỹ
Nằm sâu trong một con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình, Sài Gòn), quán bún măng vịt không bảng hiệu mở cửa từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước và luôn đông nghịt khách bởi chủ quán chỉ bán chừng một tiếng đồng hồ là hết veo. Khách muốn ăn cũng phải canh chừng bởi nếu đến muộn, thức ăn hết nhẵn.
Nếu ghé qua quán vào lúc 3h chiều mỗi ngày, bạn sẽ thấy tấp nập khách gửi xe. Không gian quán rộng rãi, bàn ghế được xếp gọn gàng. Chủ quán cho biết việc bán mỗi giờ một ngày là do chị chủ động, cứ bán hết vài chục con vịt là chị nghỉ. Từ quy định “khắc nghiệt” này mà khách cũng phải đến đúng giờ, hoặc đặt bàn trước. Món vịt của quán được khách ưa thích bởi miếng thịt thơm và mềm. Ngoài thịt, quán còn bán lòng vịt, huyết vịt, gỏi…
Thit vịt ở quán rất thơm, thịt mềm. Ảnh: diadiemanuong
Video đang HOT
Một tô chỉ gồm bún, măng, thịt vịt, nước dùng và hành lá xắt nhỏ. Theo nhiều thực khách sành ăn, nước dùng và nước mắm của quán được nấu theo vị miền Nam, chính vì thế những người không thích ăn vị ngọt sẽ cảm thấy không quen. Riêng với những người miền Nam vốn quen cách nếm thiên ngọt thì tô bún măng ở đây hoàn toàn hợp khẩu vị. Phần thịt vịt ở đây chọn ít mỡ, lớp da mỏng. Vịt rất thơm, chắc thịt, mềm không hề bị dai. Và đặc biệt bạn đừng bỏ qua nước mắm gừng chấm vịt ăn kèm được pha chế ngon, đậm đà và rất kích thích vị giác.
Quán cơm chỉ bán 25 suất mỗi ngày
Thực khách đến quán cơm vừa là một tiệm hoa trên đường Lê Thị Hồng Gấm, quận 1 sẽ bất ngờ vì không được chọn món ăn vì không có thực đơn, đầu bếp thích nấu gì thì khách ăn nấy. Do muốn giữ không gian không bị xô bồ, đông đúc nên chủ quán chỉ bán 25 suất, khoảng 6-7 bàn, khách thường đến ăn lúc 12h-13h.
Các món phục vụ quen thuộc trong bữa cơm người Việt như thịt luộc cà pháo, cá kho tộ, canh chua. Điều đặc biệt khác của quán là các đĩa thức ăn được trang trí bằng hoa tươi rất tỉ mỉ. Khách đến ăn thường phải đặt trước, giá một người là 120.000 đồng.
Theo Dân Việt
Hít hà những tô cháo lòng lâu đời ở Sài Gòn, có nơi đã tồn tại gần cả thế kỉ
Những quán cháo lòng này nổi tiếng với thực khách Sài Gòn nhờ độ lâu đời và hương vị đặc sắc khó quên.
Cháo lòng là món ăn quen thuộc của người Sài Gòn, họ có thể hít hà tô cháo cho bữa sáng để chắc bụng hay những lúc xế chiều muốn tìm thứ gì đó để lót dạ. Tô cháo dân dã nhưng lại hài hòa trọn vẹn vị ngọt thanh từ hạt gạo nở bung, chút giòn dai béo bùi của các món đồ lòng... Bởi thế mà dù có qua bao năm tháng, hương vị mộc mạc này vẫn gắn bó mật thiết với ẩm thực nơi đây. Không khó để tìm một quán cháo lòng ở khắp mọi con đường, từ những xe đẩy nhỏ bình dân đến hàng quán tươm tất. Nhưng nếu tính về độ lâu đời và hương vị đặc sắc thì người ta thường rỉ tai nhau những địa chỉ này đây.
Cháo bụi Đặng Thanh Mai
Quán cháo nhỏ nằm nép mình trong khu chung cư Ngô Gia Tự quận 10 tuy đơn sơn thế mà đã tồn tại hơn 40 năm. Cháo lòng Đặng Thanh Mai được đặt theo tên của cô chủ, người "khai sinh" ra hàng cháo này từ năm 1977. Dù đã qua nhiều năm nhưng món ăn vẫn giữ đúng nguyên vị truyền thống từ thành phần đến cách chế biến.
Tô cháo nóng hổi, thoảng thơm mùi gạo hòa quyện cùng chút nồng của gừng. Hạt gạo được nấu mềm nhừ, sánh mịn kết hợp hài hòa với các món đồ lòng, sườn cây, da heo, huyết... Cháo có vị ngọt thanh nhờ nước dùng ninh từ xương, phèo dai dai hay miếng gan bùi bùi sẽ làm bạn cảm thấy "ấm lòng, chắc dạ".
Phần cháo đầy ụ đi kèm thêm chiếc bánh quẩy sẽ làm bạn no nê cả buổi chiều. Tuy nhiên, quán có vị trí tương đối khó tìm và ít bàn ghế nên bạn có thể mang về để tiện thưởng thức hơn nhé.
Cháo lòng Bà Út
Nằm ở khu Cô Giang (quận 1), gánh cháo của bà Út từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống người dân nơi đây. Đã qua hơn 80 năm, với bốn đời người bán, những tô cháo bình dân này vẫn làm thực khách ngất ngây với hương vị tinh tế khó quên.
Cháo được nấu bằng lửa than, nước dùng đậm đà vị ngọt từ xương ống, xương vai rồi hòa quyện thêm nước luộc lòng. Bởi thế mà tô cháo ở đây có màu đỏ nâu khác lạ cùng với độ sánh mịn, thơm lừng hấp dẫn. Thức ăn kèm cũng không kém phần hấp dẫn khi có đầy đủ gan, phèo, dồi trường, huyết...
Tuy không có bàn ghế tươm tất, sang trọng nhưng hàng cháo bà Út vẫn quyến luyến thực khách với vị cháo thơm ngon, đậm đà như thuở ban đầu.
Cháo lòng Cô Ba
Cháo lòng Cô Ba nằm khá khiêm tốn trên đường Nguyễn Huy Tự đã gắn bó với người dân khu vực Đa Kao hơn 50 năm nay. Tô cháo lấy lòng thực khách nhờ sự đa dạng về nguyên liệu lẫn chất lượng hương vị. Màu cháo đậm mang đúng đặc trưng của nước dùng ninh từ xương. Những thành phần cơ bản như tim, cật, lòng, huyết... hài hòa đầy đủ dai thơm, béo bùi.
Ảnh: Huỳnh Hằng
Dồi được nhồi đầy thịt, tẩm ướp vừa miệng và chiên vàng giòn góp phần làm dậy lên hương vị cho tô cháo. Ấn tượng nhất là cháo ở đây ăn kèm cùng hành tím muối chua rất lạ miệng, kết hợp thêm chút mặn ngọt, chua cay giúp món ăn đặc sắc hơn hẳn.
Tuy mức giá cho mỗi tô cháo tận 40k, tương đối "nhỉnh" so với mặt bằng chung và không gian vỉa hè nhưng khách quen đều cảm thấy hài lòng với chất lượng món ăn mang đến.
Huỳnh Hằng
Cháo lòng 144
Không quá lâu năm như những quán cháo phía trên nhưng Cháo lòng 144 vẫn là điểm đến quen thuộc của người dân quận Phú Nhuận suốt 20 năm qua. Đặc biệt giờ bán ở đây tất lạ, từ 14h đến 8h sáng hôm sau. Tô cháo lòng bình dân chỉ từ 15k nhưng được đánh giá cao về hương vị thơm ngon, đậm đà.
Các thành phần như lòng, phèo, dồi, lưỡi... đều có mặt đầy đủ và được nấu chín kĩ. Xen lẫn trong vị ngọt của nước dùng là một chút cay the của gừng, tiêu làm tăng thêm phần kích thích. Hít hà muỗng cháo mềm nhừ, thưởng thức miếng dồi ráng giòn giòn hay nhai thêm lòng non dai béo... bạn sẽ cảm nhận đầy đủ từng tầng hương vị dần chiếm lĩnh vị giác.
Ngoài cháo bạn có thể gọi thêm các món ăn kèm như quẩy, dồi rán, lòng luộc... để bữa ăn thêm trọn vẹn. Bàn ghế tươm tất, nhân viên phục vụ nhanh nhẹn cũng là yếu tố làm hài lòng thực khách.
Theo Trí Thức Trẻ
Những quán phá lấu ở quận 4 được dân "thổ địa" điểm mặt gọi tên nhiều nhất Trong vô vàn những hàng phá lấu ở quận 4 thì đây là 4 cái tên được dân sành ăn đánh giá cao nhất. Nhắc đến phá lấu, người ta nghĩ ngay đến khu quận 4, nơi được xem là thiên đường của món ăn này. Bạn sẽ dễ tìm các quán phá lấu đang nghi ngút tỏa hương ở khắp các con...