Quán ăn ‘chém’ 3 nồi cháo cá lóc 2,4 triệu đồng
Không có chủ ở nhà, nhân viên quán ăn tính tiền 3 nồi cháo cá lóc giá 2,4 triệu đồng cùng 200.000 đồng tiền cháo ăn thêm.
Chiều 28/2, công an xã Mỹ Đức Tây (Cái Bè, Tiền Giang) nhận tin báo của chị Trương Thị Chung (31 tuổi, ngụ Đồng Nai) với nội dung bị quán ăn Thuận Phát ở ấp Mỹ Tường (xã Mỹ Đức Tây) “ chặt chém”.
Theo công an xã, đoàn của chị Chung có khoảng 20 người đi hai ôtô. Ghé quán Thuận Phát trên quốc lộ 1A, 20 người vào ăn 3 nồi cháo cá lóc kèm 3 tô cháo thêm và một trái dừa. Lúc tính tiền nhân viên đưa hóa đơn “3 lẩu 2,4 triệu đồng, 3 cháo thêm 200.000 đồng, trái dừa 25.000 đồng”.
Chị Chung bức xúc kể lại chuyện bị quán ăn Thuận Phát “chặt chém”. Ảnh: Đ.X.
Thấy giá quá đắt, người thân chị Chung phản ứng thì một nhân viên lớn tiếng thách thức. Sau nửa giờ tranh cãi không có kết quả, chị Chung điện thoại nhờ công an can thiệp.
“Đại diện quán nói chủ không có nhà nên nhân viên tính tiền nhầm. Hai bên hòa giải, chị Chung đồng ý trả cho Thuận Phát 1,3 triệu đồng nên chúng tôi chỉ nhắc nhở quán”, một công an xã Mỹ Đức Tây cho biết thêm.
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Văn Dư (chủ quán Thuận Phát) cho biết một nồi cháo 2 con cá lóc khoảng 6 người ăn quán bán giá 350.000 đồng. Đoàn khách của chị Chung vào ăn 3 nồi, gọi cháo thêm với hột gà nên tổng tiền 1,3 triệu đồng là đúng giá.
“Do tôi không có nhà, vợ mới sinh còn nằm trong phòng nên anh Được là nhân viên mới của quán kê giá gấp đôi để tư túi. Chiều về nghe vợ kể lại, tôi đã làm việc với Được và cho anh này nghỉ việc”, ông Dư khẳng định.
Theo VNE
Trông xe 'chặt chém' dịp đầu năm
Lợi dụng sự đông đúc khi người dân đi lễ đầu năm, dịch vụ trông giữ xe tại các đền chùa của Hà Nội đều tăng giá gấp nhiều lần so với quy định.
Sáng 22/2, tại nhiều đền, chùa, hay Văn Miếu, nhiều người đổ dồn về để cầu tài, cầu lộc cho một năm mới sức khỏe, thành công. Lợi dụng lúc người dân đi lễ đông đúc, nhiều dịch vụ như ăn uống, viết sớ, đồ cúng lễ tại khu vực này thi nhau tăng giá, trong đó dịch vụ trông giữ xe.
Tại phủ Tây Hồ 9h sáng 22/2, dù bãi trông giữ ôtô của phủ còn khá nhiều chỗ trống, nhưng khách vẫn phải chịu giá cao gấp nhiều lần so với quy định. Với ôtô 4 chỗ theo mức giá quy định của thành phố là 30.000 đồng/lượt, nhưng bãi xe thu từ 60.000 đến 100.000 đồng. Nơi đây không có bảng niêm yết giá vé, khách gửi ôtô cũng không có vé.
Sáng 22/2, bãi trông giữ xe máy phủ Tây Hồ đông đúc. Tại đây không có biển thông báo giá trông giữ xe, hầu hết mỗi xe máy đều bị thu quá quy định tới 5 lần. Ảnh: Phương Sơn
Tình trạng trên cũng diễn ra ở bãi trông giữ xe máy. Mặc dù trên vé ghi rõ giá 2.000 đồng, nhưng mỗi xe máy gửi ở đây đều phải mất tới 10.000 đồng. Khi khách thắc mắc chỉ nhận được cái im lặng, hoặc câu trả lời giống nhau kiểu "không gửi thì qua chỗ khác, ngày lễ tết ở đâu mà chả vậy".
Bức xúc vì phải trả tiền trông xe cao, chị Nguyễn Thị Hoàn ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) nói: "Năm nào cũng vậy, đài báo nói nhiều, công an đi kiểm tra, nhưng có thay đổi được gì đâu. Rõ ràng giá vé là 2.000 đồng mà thu lên tận 10.000 đồng, chả nhẽ các anh công an đều không biết?".
Cùng chung suy nghĩ với chị Hoàn, anh Hoàng Quân ở Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng nếu lực lượng chức năng không thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm thì những người trông giữ xe thỏa sức tăng giá, chỉ khổ những người dân đi lễ.
Đến khoảng 11h, khi đoàn kiểm tra gồm thanh tra giao thông, công an đi thị sát tại bãi gửi xe ở phủ Tây Hồ, nam nhân viên dáng nhỏ nhắn, đội mũ lưỡi trai màu đen vội vã chạy vào bê chiếc bảng niêm yết giá trông giữ xe ra đặt ở đầu bãi. Trong thời gian đoàn kiểm tra làm việc, bãi trông giữ xe thu đúng giá quy định. Tuy nhiên, khi đoàn vừa rời đi, ít phút sau tình trạng "chặt chém" tiếp tục diễn ra.
Dù trên giá vé ghi 2.000 nhưng nhân viên trông giữ xe ở phủ Tây Hồ đều thu 10.000 đồng. Còn cuống vé ở chùa Trấn Quốc không ghi giá vé, tại đây xe máy cũng bị thu tới 10.000 đồng. Ảnh: Phương Sơn
Nhiều ngôi chùa, đền ở thủ đô như Trấn Quốc, Văn Miếu, chùa Hà... cũng xảy ra tình trạng tăng giá vé trông xe gấp nhiều lần so với quy định. Tại chùa Trần Quốc sáng 22/2, mặc dù số lượng khách không quá đông, bãi trông giữ xe cũng thưa thớt, song nhân viên vẫn thu 10.000 đồng/xe máy và 100.000-150.000 đồng/ôtô.
Tại đây tuy có cắm biển bãi trông giữ xe do Sở Giao thông Vận tải cấp, nhưng hầu hết trên vé đều không in giá tiền trông giữ theo quy định mà chỉ có vài dòng chữ màu đỏ như chùa Trấn Quốc, loại xe và số xe.
Không chỉ các đền chùa mà ngay cả những điểm công cộng khác như nhà ga, bệnh viện ở Hà Nội cũng đua nhau thu sai quy định. Anh Xuân cho biết, buổi trưa anh vào gửi xe và bị thu 10.000 đồng, nhưng hơn 3 tiếng sau ra lấy xe lại bị nhân viên khác thu thêm 10.000 đồng vì "ca trước người khác thu tiền".
Tương tự, bãi xe của Công ty CP 901 trước cửa bệnh viện Phụ sản Trung ương (phố Hai Bà Trưng) thu của khách 5.000 đồng một lượt dù trên vé chỉ ghi 2.000 đồng. Khi khách có ý kiến về việc thu quá giá, nhân viên trông xe dọa: "Thấy đắt thì dắt xe ra chỗ khác gửi".
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hoàng Giáp, Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải cho biết, ngay từ trước Tết, thanh tra đã có kế hoạch phối hợp cùng cơ quan chức năng thường xuyên thanh kiểm tra các điểm trông giữ xe, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Về biện pháp xử lý các bãi trông xe quá giá, ông Trần Đăng Hải, Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông lại cho rằng lực lượng thanh tra chủ yếu tuyên truyền, chấn chỉnh là chính, giúp các đơn vị trông giữ xe thực hiện tốt quy định của nhà nước, phục vụ tốt người dân đi lễ hội.
Theo VNE
Gửi xe mùa lễ hội - "chặt chém" là chính Được giao quản lý trực tiếp nhưng các quận huyện chỉ dừng ở mức hô hào. Chủ điểm trông xe ở chùa Phúc Khánh thu 20.000 đồng/lượt xe máy ngay trước mặt cảnh sát đứng giữ trật tự Theo Quyết định số 47/2011 của UBND TP Hà Nội, giá trông giữ xe máy hiện là 2.000 đồng/ lượt. Vậy nhưng tại chùa Phúc...