Quận 2 TPHCM lên tiếng việc Vũ Khắc Tiệp chê khu cách ly ‘ngột ngạt’
Trưởng phòng y tế quận 2 cho rằng Vũ Khắc Tiệp quen sống trong máy lạnh nên đến khu cách ly cảm thấy ngột ngạt, không như ở nhà.
“Anh nghĩ rằng anh không bị bệnh nhưng anh đến đây anh bị bệnh đấy”, Vũ Khắc Tiệp chia sẻ về thời gian sống trong khu cách ly tại quận 2 và nhấn mạnh rằng không khí ở đây ngột ngạt.
Lắng nghe chia sẻ trên, bác sĩ Trương Thanh Trung, Trưởng phòng Y tế quận 2 (TP.HCM), tỏ ra thông cảm.
“Anh ấy thấy ngột ngạt vì anh ấy quen ở trong phòng kín, máy lạnh 24/24. Còn khu cách ly bắt buộc không dùng máy lạnh tại vì bệnh này không được ở phòng máy lạnh”, ông Trung khẳng định.
Vũ Khắc Tiệp đang được cách ly tại trung tâm cách ly quận 2. Ảnh: FBNV.
Theo bác sĩ Trung, điều quan trọng trong việc cách ly để phòng dịch Covid-19 là không khí phải thông thoáng. Nếu trong điều kiện lạnh, virus này sẽ phát triển, gây nguy hiểm.
Ông Trung cho biết các cán bộ y tế tại trung tâm cách ly cũng đã giải thích cho người cách ly về sự bất tiện này.
“Vì sức khỏe cộng đồng, anh ấy phải cố gắng cách ly như Châu Bùi. Châu Bùi làm rất tốt mà”, ông Trung lấy ví dụ và nhấn mạnh thêm: “Là người của công chúng thì càng phải gương mẫu”.
Về việc chưa thể lấy mẫu xét nghiệm cho Tiệp ngay khi đến khu cách ly, bác sĩ Trung giải thích rằng phải chờ Viện Pasteur chuyển tuýp chứa môi trường vận chuyển đến mới có thể lấy mẫu. Môi trường vận chuyển là công cụ quan trọng nhất để đặt mẫu và bảo quản bệnh phẩm trong quá trình gửi đến trung tâm xét nghiệm.
Trong chiều nay, cơ quan y tế quận 2 lấy mẫu bệnh phẩm của Tiệp để gửi đi xét nghiệm.
Về trường hợp của người mẫu Hạ Vy, Trưởng phòng y tế quận 2 cho biết địa phương đang nhờ cơ quan an ninh xác minh trường hợp này. Ông Trung cho rằng nhiệm vụ của người trở về từ vùng dịch là phải khai báo sức khỏe với cơ quan y tế.
Nếu xác minh trường hợp này cũng trở về từ vùng dịch, quận sẽ xem xét thời điểm nhập cảnh để có hướng giải quyết phù hợp.
Hôm 9/3, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng ký quyết định đưa Vũ Khắc Tiệp đi cách ly tại khu tập trung ở Cát Lái (quận 2) vì anh có thời gian lưu trú tại Italy khi dự Tuần lễ thời trang Milan. Bệnh nhân thứ 17 và chị gái cũng tham gia sự kiện này.
Nguồn: Zing News
Quá nhiều khách nhiễm Covid-19, quy trình kiểm dịch ở sân bay thế nào?
Nhiều lực lượng tại cửa khẩu hàng không gồm kiểm dịch y tế quốc tế, công an cửa khẩu, an ninh cùng rà soát hành khách nhập cảnh.
Ngay khi xuống máy bay, hành khách sẽ phải đi qua khu vực kiểm soát dịch tễ, đo thân nhiệt và khai báo y tế trước khi vào khu vực kiểm soát xuất, nhập cảnh
Khách xuống máy bay, qua khai báo y tế mới vào khu nhập cảnh
Số bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam liên tục tăng những ngày qua và đều về trên chuyến bay VN54 khiến không ít người đặt câu hỏi: Trách nhiệm của ngành hàng không, hãng hàng không ở đâu khi để lọt những người này qua cửa khẩu hàng không?
Trao đổi với Báo Giao thông, Phó tổng giám đốc TCT Cảng hàng không VN (ACV), kiêm Giám đốc CHK quốc tế Nội Bài Nguyễn Đức Hùng cho biết: Theo quy trình, khi hành khách xuống máy bay, đặc biệt là những chuyến bay quốc tế về từ vùng dịch, sẽ qua bộ phận kiểm dịch (thuộc Trung kiểm soát bệnh tật Hà Nội - CDC Hà Nội). Tại đây, cơ quan kiểm dịch y tế ngoài việc đo thân nhiệt còn kiểm soát việc khai báo y tế.
Sau khi đi qua khâu kiểm dịch, hành khách sẽ tới bộ phận kiểm soát xuất nhập cảnh (Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an). Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh, hành khách lấy hành lý ký gửi và ra về.
Trả lời câu hỏi của Báo Giao thông liên quan đến trách nhiệm của hãng hàng không trong việc kiểm soát hành khách nghi nhiễm dịch, Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Võ Huy Cường cho biết: Hãng hãng không không có năng lực kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh, đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan kiểm soát dịch tễ tại các sân bay đi/đến. Việc của hãng chỉ là vận chuyển hành khách.
Trường hợp phát hiện hành khách trên tàu bay có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19, Cục Hàng không VN đã có hướng dẫn cụ thể.
Theo đó, hãng hàng không có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay để thông báo kịp thời cho người khai thác cảng hàng không sân bay phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn ngừa, cách ly y tế kịp thời.
Khi nhận được thông báo từ cơ quan cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, các hãng hàng không cần phối hợp với các công ty cung cấp dịch vụ mặt đất và các đơn vị có liên quan khẩn trương bố trí khu vực đỗ tàu bay, khu vực xử lý hành khách riêng cho các chuyến bay, phù hợp với đặc điểm của từng cảng hàng không quốc tế (ví dụ như việc bố trí khu vực tập kết, khu vực lấy hành lý và hàng hoá riêng cho các chuyến bay có hành khách nghi nhiễm Covid-19).
Cục Hàng không VN cũng đã có công văn yêu cầu các sân bay bên cạnh đảm bảo an ninh phải tham gia giám sát chặt chẽ việc khai báo y tế, đảm bảo không để lọt, bỏ sót hành khách nhập cảnh vào Việt Nam mà không thực hiện thủ tục khai báo y tế.
Vietnam Airlines đo thân nhiệt toàn bộ hành khách, khử trùng triệt để
Liên quan đến việc kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, hạn chế thấp nhất tình trạng lây nhiễm, trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Vietnam Airlines cho biết trong thời gian này, hãng buộc phải chủ động yêu cầu nhân viên làm thủ tục hàng không hỏi khách về việc khai báo sức khỏe, kiểm tra visa, thẻ căn cước, hộ chiếu để phát hiện khách đi từ/qua vùng dịch (mà không khai báo) hoặc xem xét khách có thuộc đối tượng được vận chuyển hay không.
Hành khách cũng sẽ được hỏi các vấn đề liên quan đến sức khỏe, nếu có vấn đề sẽ thông tin cho bộ phận y tế sân bay đồng thời thông báo trước cho hành khách nếu khách thuộc diện bị cách ly cũng như lập hồ sơ thông báo cho tổ bay, nhà chức trách, sân bay đến.
Đại diện Vietnam Airlines cũng cho biết sẽ tiến hành khử trùng toàn bộ chuyến bay quốc tế về Việt Nam.
Các chuyến bay ghi nhận hành khách có biểu hiện sức khỏe bất thường cũng được hãng báo cáo với nhà chức trách và thực hiện khử trùng như đã thông báo trước đó.
Vietnam Airlines sẽ tiến hành khử trùng toàn bộ chuyến bay quốc tế về Việt Nam
Toàn bộ khu vực khoang hành khách, buồng lái, khu chuẩn bị của tiếp viên đều được khử trùng. Các vị trí được tập trung khử trùng nhất là nơi có nhiều người tiếp xúc bằng tay như khóa khoang hành lý, thanh tỳ tay trên ghế ngồi, tay nắm cửa nhà vệ sinh...
Các vị trí khác như mặt ghế, thảm, sàn hay bất cứ đâu hành khách có thể chạm tay vào cũng đều được xử lý.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết, dung dịch khử trùng là Disinfection Spraying CH2200 được sử dụng theo tiêu chuẩn của đơn vị y tế chức năng, được nhà sản xuất máy bay chấp thuận sử dụng trên các tàu bay và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hành khách.
Để hạn chế nguy cơ lây lan của virus, Vietnam Airlines sẽ thực hiện đo thân nhiệt toàn bộ hành khách khởi hành từ châu Âu trước khi lên máy bay, đồng thời trang bị khẩu trang để hành khách sử dụng trong suốt thời gian bay.
Khuyến cáo khách không đi lại trong khoang máy bay
Hành khách được khuyến khích ổn định chỗ ngồi, hạn chế di chuyển và giao tiếp trong quá trình diễn ra chuyến bay.
Đối với các chuyến bay nội địa, Vietnam Airlines đã tiến hành vệ sinh xịt khử trùng ngay sau mỗi chuyến bay tại các vị trí hành khách thường tiếp xúc bằng tay. Tai nghe được sử dụng sau tất cả các chuyến bay đều được khử trùng bằng dung dịch Chloramin B.
Các trang thiết bị phục vụ hành khách tại hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất gồm ống lồng, xe thang, xe phục vụ khách bị hạn chế di chuyển cũng thường xuyên được vệ sinh bằng các dung dịch khử trùng.
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 N.H.N, trả lời Zing, bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội, cho biết bệnh nhân này đã được yêu cầu khai báo y tế ngay khi xuống sân bay Nội Bài vào rạng sáng 2/3. Tuy nhiên, nữ hành khách đã khai báo không trung thực dẫn đến việc bỏ lọt một ca bệnh nguy hiểm.
Đáng lưu ý, theo ông Tuấn, khi bệnh nhân N.H.N khai xong, cơ quan kiểm dịch có phỏng vấn, điều tra thêm nhưng người này vẫn khẳng định chỉ đi từ Anh chứ không qua các nước khác.
Cũng theo ông Tuấn, CDC Hà Nội chịu trách nhiệm kiểm tra tờ khai y tế tại sân bay, còn việc kiểm tra hộ chiếu của hành khách do An ninh cửa khẩu Nội Bài thực hiện. Tuy nhiên, qua kiểm tra hộ chiếu cũng không phát hiện dấu vết hành khách từng đến Italy, nếu phát hiện được chắc chắn chúng tôi đã yêu cầu cách ly ngay từ sân bay.
Cụ thể, theo ông Tuấn, phía công an cửa khẩu cho hay hành khách đi từ Anh sang Italy có thể có hoặc không đóng dấu tại an ninh cửa khẩu.
Theo T.Bình (Báo Giao thông)
Covid-19: Ninh Bình đưa 124 trường hợp mới vào giám sát, theo dõi Liên quan đến tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, Sở Y tế Ninh Bình vừa có thông báo về số trường hợp mới được đưa vào giám sát, theo dõi. Cụ thể, trong ngày 10/3, Sở Y tế Ninh Bình thông báo có đến 124 trường hợp mới được đưa vào giám sát, theo dõi. Trong đó, huyện Gia Viễn có...