Qualcomm giúp giảm bớt lo lắng thiếu chip toàn cầu
Mặc dù dự kiến tình trạng thiếu chip sẽ còn kéo dài cho đến năm sau, nhưng Qualcomm đưa ra một số tín hiệu an ủi khi sẵn sàng mở rộng khả năng cho các nhà sản xuất khác.
Theo Bloomberg, Qualcomm đã chuyển giao việc sản xuất một số sản phẩm nhất định cho nhiều nhà sản xuất để đảm bảo có đủ nguồn cung chip. Động thái này cũng giúp công ty đưa ra dự báo lạc quan cho quý mới nhất, khiến cổ phiếu của họ tăng tới 7,6% vào cuối phiên giao dịch hôm 3.11.
“Chúng tôi thực sự có những ràng buộc trong toàn bộ hội đồng quản trị. Nhưng chúng tôi cảm thấy khá thoải mái khi bức tranh tổng thể về nguồn cung đang diễn ra chính xác như những gì chúng tôi đã lên kế hoạch”, Giám đốc tài chính Qualcomm Akash Palkhiwala nói trong hội nghị về thu nhập của công ty.
Ngay cả khi phải đối mặt với thách thức, Qualcomm vẫn đang hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng đối với chip điện thoại thông minh và sự thúc đẩy vào các thị trường mới. Nhà sản xuất chip điện thoại thông minh lớn nhất thế giới của Mỹ dự kiến thu về từ 2,90 USD đến 3,10 USD một cổ phiếu trong giai đoạn kết thúc vào tháng 12.2021, cao hơn nhiều so với dự đoán 2,58 USD của Phố Wall. Doanh thu sẽ vào khoảng 10 tỉ USD đến 10,8 tỉ USD, tăng so với ước tính trung bình 9,73 tỉ USD.
Một gian hàng của Qualcomm tại sự kiện Mobile World Congress (MWC) ở Thượng Hải, Trung Quốc
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Qualcomm Cristiano Amon đã đa dạng hóa các nhà cung cấp để đảm bảo công ty có thể nhận được những gì mình cần. Hãng này cũng đang nỗ lực để giảm phụ thuộc vào chip điện thoại di động bằng cách bán chất bán dẫn cho các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác. “Bây giờ chúng tôi có nhiều lĩnh vực tăng trưởng hơn là chỉ mảng điện thoại di động. Rõ ràng Qualcomm không còn được xác định bởi thị trường duy nhất”, ông Amon nói.
Đối với người dùng, chip Qualcomm đang xuất hiện nhiều hơn trong máy tính bảng, kính thực tế ảo và thiết bị đeo thông minh. Trong các ứng dụng công nghiệp, sản phẩm của Qualcomm có thể được tìm thấy trong hệ thống đo lường năng lượng, hệ thống hậu cần kho hàng và thiết bị điểm bán lẻ. Doanh số bán hàng tại bộ phận IoT của công ty đã tăng 66% lên 1,54 tỉ USD trong quý 3/2021. Mảng kinh doanh chip điện thoại hàng đầu của Qualcomm tăng 56% lên 4,69 tỉ USD.
Giống như nhiều nhà cung cấp chip khác, Qualcomm thuê ngoài sản xuất từ các công ty gia công chất bán dẫn như Taiwan Semiconductor Manufacturing Co ( TSMC) và Samsung Electronics. Nhu cầu tăng vọt khiến năng lực của các xưởng sản xuất này không thể theo kịp, nhưng đã có những dấu hiệu gần đây cho thấy tình trạng thiếu chip có khả năng được giảm bớt. Một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần chủ chốt trong tuần này cho biết những khó khăn trong chuỗi cung ứng đang giảm xuống.
Qualcomm có thể điều chỉnh lại chuỗi cung ứng của mình bằng cách yêu cầu nhiều hơn một nhà cung cấp sản xuất ba sản phẩm chủ chốt của công ty. Qualcomm hy vọng doanh số chip điện thoại thông minh sẽ đạt mức kỷ lục trong quý này, và đang ưu tiên dòng chip đó hơn một số hoạt động kinh doanh ít lợi nhuận.
Tuy nhiên, những gì hiệu quả đối với Qualcomm có thể không áp dụng được trên toàn cầu. Qualcomm là một trong số rất ít công ty có quy mô và chuyên môn thiết kế để có thể có cùng một bộ phận do các công ty khác nhau sản xuất. Nhà sản xuất chip Mỹ cũng là trường hợp duy nhất trong ngành có một phần lớn lợi nhuận đến từ việc cấp phép công nghệ. Các nhà sản xuất điện thoại phải trả tiền để sử dụng công nghệ của Qualcomm, bất kể họ có mua chip của công ty hay không vì hãng này sở hữu các bằng sáng chế đề cập đến một số nguyên tắc cơ bản của truyền thông di động.
Song, theo một số chuyên gia, Qualcomm có khả năng sẽ gặp vài vấn đề khác vì chỉ tập trung vào các thành phần điện thoại thông minh sinh lời cao nhất. Cho nên các bộ phận khác dự kiến sẽ có doanh số bán hàng không ổn định trong quý này.
CEO Intel: Tình trạng thiếu chip sẽ còn căng thẳng tới ít nhất năm 2023
Giám đốc điều hành Intel, Pat Gelsinger cảnh báo rằng, tình trạng thiếu chip toàn cầu có thể sẽ còn kéo dài thêm nữa. Ông cho rằng, sự thiếu hụt sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2023.
Tuyên bố được đưa ra trước khi Intel công bố kết quả tài chính Q3/2021. Pat Gelsinger cũng tiết lộ rằng, sự thiếu hụt linh kiện trong toàn ngành đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chip PC trong quý 3, khiến cổ phiếu của Intel giảm 8%.
Gelsinger tin rằng tình trạng thiếu hụt chip hiện đang ở mức tồi tệ nhất nhưng sẽ tốt hơn theo từng quý trong năm tới. Mặc dù vậy, cân bằng cung cầu chip dự kiến sẽ chỉ có thể ổn định vào năm 2023.
Mặc dù nguồn cung giảm, kết quả kinh doanh Q3/2021 của Intel vẫn tăng trưởng khá tốt với doanh thu tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu mảng kinh doanh DCG và IoTG tăng mạnh. Công ty cũng tạo ra 9,9 tỷ USD tiền mặt từ hoạt động kinh doanh và trả cổ tức 1,4 tỷ USD.
George S. Davis, Giám đốc tài chính cho biết trong một tuyên bố: "Doanh thu quý 3 thấp hơn một chút so với hướng dẫn thu nhập của chúng tôi là 18,1 tỷ USD do những hạn chế về vận chuyển và nguồn cung đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi". Ông cũng công bố kế hoạch nghỉ hưu tại Intel vào tháng 5/2022.
Intel cho biết nhu cầu trong lĩnh vực kinh doanh PC vẫn còn rất lớn, đặc biệt là đối với laptop, desktop.
Theo Gelsinger, việc số hóa mọi thứ, khả năng kết nối lan tỏa, cơ sở hạ tầng đám mây và điện toán đang là những động lực góp phần thúc đẩy nhu cầu chip ngày càng nhiều hơn.
Ông nhấn mạnh thêm rằng, quy mô thị trường dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 1 ngàn tỷ đô la vào cuối thập kỷ này. Cho đến lúc đó, thị trường chip cao cấp sẽ tăng lên hơn 50% và mảng dịch vụ đúc hàng đầu sẽ tăng trưởng với tốc độ gấp đôi tốc độ của toàn ngành bán công nghiệp.
Gelsinger cho biết: "Khách hàng sẽ tiếp tục chọn Intel vì nhu cầu trung tâm dữ liệu của họ và bộ xử lý Xeon thế hệ thứ ba có thể mở rộng Ice Lakeđã xuất xưởng hơn 1 triệu sản phẩm kể từ khi ra mắt vào tháng 4 và chúng tôi dự kiến sẽ giao lại hơn 1 triệu sản phẩm chỉ trong quý 4".
Với những kết quả tích cực trên, ban lãnh đạo Intel vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng vực dậy của công ty trên thị trường bán dẫn.
Apple cuối cùng cũng phải 'đau đầu' vì thiếu chip: Cắt giảm 10 triệu iPhone 13 Các báo cáo mới cho thấy Apple đã đặt mục tiêu cắt giảm sản lượng sản xuất iPhone do thiếu linh kiện. Theo nguồn tin riêng của Bloomberg , Apple có thể sẽ cắt giảm mục tiêu sản xuất iPhone 13 dự kiến cho năm 2021 lên tới 10 triệu đơn vị do tình trạng thiếu chip kéo dài. Công ty đã dự...