“Quái vật tỷ đô” khiến Triều Tiên nơm nớp
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Stealth Bomber của Mỹ trị giá 1,2 tỷ USD được coi là siêu phẩm công nghệ đắt nhất, khó hạ gục nhất và cũng nguy hiểm nhất.
Trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang, Mỹ đã triển khai ‘pháo đài bay’ B-52, chiến đấu cơ ‘chim ăn thịt’ F-22 và đặc biệt là máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 đến Hàn Quốc để đề phòng tình huống xấu nhất. Động thái trên đã gây ra những phản ứng hết sức giận dữ từ phía Triều Tiên.
Northrop B-2 Spirit &mdash Máy bay ném bom chiến lược tàng hình của lực lượng không quân chiến lược Mỹ, được thiết kế và chế tạo bởi tập đoàn Northrop Grumman, được sử dụng để bí mật chọc thủng tuyến phòng thủ dầy đặc của đối phương và tấn công đường không bằng vũ khí thông thường hay vũ khí nguyên tử. Để có được tính tàng hình trên màn hình radar máy bay ném bom B2 được ứng dụng công nghệ (stealth technology), toàn thân máy bay được phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radars, máy bay được thiết kế theo mô hình khí động học. Cánh bay, dòng không khí đi qua động cơ tuarbin phản lực thay đổi hướng bằng các tấm màn chắn. Thông số chính xác của mức phản xạ hiệu dụng không được công bố, nhưng độ phản xạ hiệu dụng cho radar theo đánh giá của các chuyên gia khoảng từ 0,0014 đến 0.1 m2.
Máy bay ném bom B-2 được coi là máy bay chiến đấu đắt nhất trong lịch sử hàng không trên thế giới. Vào năm 1998 không tính phí nghiên cứu và phát triển theo giá hiện nay là 1,157 tỷ USD, Toàn bộ số máy bay ném bom B-2 có trong biên chế có trị giá khoảng 45 tỷ USD theo thời giá năm 1997. Tính chính xác cả chi phí nghiên cứu và phát triển, giá trị mỗi chiếc B-2 vào thời điểm hiện nay có thể lên tới 2,1 tỷ USD.
Dự án «ATB»
Dự án phát triển loại máy bay ném bom chiến lược tiên tiến được bắt đầu vào năm 1979, theo chương trình Máy bay ném bom chiến lược công nghệ tương lai «Advanced Technology Bomber» (ATB). Chiến tranh lạnh đang diễn ra với cuộc chạy đua vũ trang hết công suất, và trước cuộc bầu cử năm 1979 – 1980 Tổng thống Mỹ Ronald Regan hứa với cử tri Mỹ sẽ vực lại sức mạnh của quân đội Mỹ. Ngày 22/8/1980 Đại diện của chính quyền Cater thông báo với báo giới rằng Bộ quốc phòng Mỹ (DoD) đang triển khai các hoạt động nhằm chế tạo máy bay ném bom tàng hình trong khuôn khổ của dự án ATB
Sau khi đánh giá các hồ sơ năng lực của các công ty, hai công ty chính thức tham gia dự án ATB là tập đoàn Northrop Boeing và tập đoàn Lockheed / Rockwell nhận được hợp đồng nghiên cứu để thiết kế máy bay ném bom của tương lai. Cả hai đội sử dụng mô hình thiết kế kiểu cánh bay. Các thiết kế của Northrop là chế tạo máy bay lớn hơn, có khả năng bay và mang nhiều trang bị hơn trong khi thiết kế Lockheed là nhỏ hơn và có một cánh đuôi nhỏ. Các dự án bí mật này được tài trợ dưới mã hiệu “Aurora”. Thiết kế ATB của tập đoàn Northrop /Boeing đã được chọn còn thiết kế Lockheed / Rockwell bị loại vào ngày 20/10/1981.
Thiết kế của Northrop cho máy bay B-2 có tên là “Tinh thần” . Các thiết kế của máy bay ném bom đã được thay đổi vào khoảng giữa thập niên 1980 khi các sứ mệnh chung đã được thay đổi từ bay trên độ cao đến hạ thấp độ cao hành trình, bay theo địa hình chiến trường. Thay đổi thiết kế đã bị trì hoãn, chuyến bay đầu tiên của chiếc B-2 hai năm và thêm khoảng 1 tỷ USD chi phí của chương trình. Chính phủ Mỹ đã chi ước tính khoảng $ 23 tỷ để bí mật dành cho nghiên cứu và phát triển những chiếc B-2 trong năm năm 1989. Ở cao điểm của chương trình, khoảng 13.000 người làm việc tại một nhà máy chuyên dụng ở Pico Rivera, California cho các thành phần kỹ thuật của máy bay và các phần của máy bay B2.
Máy bay ném bom B-2 lần đầu tiên được giới thiệu công khai với công chúng vào ngày 22/11/1988, tại Nhà máy Không quân 42, Palmdale, California, nơi nó được lắp ráp. Máy bay ban đầu được bảo vệ rất kỹ và khách tham quan không được phép nhìn thấy phía sau của B-2. Tuy nhiên, các biên tập viên tạp chí Tuần lễ Hàng không tìm thấy rằng không có lệnh cấm bay trên sân bay là khu vực giới thiệu máy bay B2, trong sự thất vọng của Không quân Hoa Kỳ, đã chụp ảnh từ phía trên của hình dạng cánh dạng khí động học-bí mật của máy bay và dàn triệt áp khí xả động cơ. Máy bay B-2 bay chuyến bay thử nghiệm công khai đầu tiên vào ngày 17/7/1989 từ Palmdale.
Cải tiến không ngừng
Năm 2008, Truyền thông Mỹ đã thông báo chương trình cải tiến và nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất. Ngày 29/10/2008 đã ký hợp đồng nâng cấp hệ thống radar trên máy bay ném bom B-2. Quá trình nâng cấp đã chuyển đổi hoàn toàn hệ thống radar của B-2 sang tần số phát sóng mới. Hợp đồng nâng cấp đã tiêu hao khoảng 468 triệu USD. Ngày 22/6/2009 toàn bộ hệ thống radar trên máy bay B-2 đã được thay thế để nâng cao khả năng hoạt động của radar trên máy bay.
Ngày 28/3/2009 đã có thông báo chính thức, máy bay ném bom B2 có khả năng mang đến 13.500 kg vũ khí trang bị trong các thùng chứa bom.
Đầu năm 2010, tập đoàn Northrop Grumman thông báo đã thành công trong việc tính toán làm loại trừ khiếm khuyết trong hệ thống động cơ của B-2 Spirit đã tồn tại 20 năm, đó là sự rạn nứt của các tấm phản lực giữa động cơ và khung máy bay làm bằng composit tổng hợp do áp lực của luồng nhiệt khí. Các tấm kim loại phản lực bị già và mỏi rất nhanh do liên tục phải tiếp xúc với nhiệt độ cao và độ rung lắc giao động xuất hiện trong quá trình làm việc của động cơ turbin khí.
Với những khuyết tật này, tập đoàn Northrop Grumman dự kiến sẽ áp dụng các loại vật liệu mới, và thay đổi một chút về cấu trúc thiết kế phần đuôi của máy bay B-2. Cải tiến của B-2 trong lực lượng không quân của Mỹ sẽ không đắt và không đòi hỏi nhiều công sức thay đổi thiết kế.
Thành tích trận mạc
Mỹ có 21 chiếc máy bay B-2. Tất cả chúng đều mang tiên các bang của Mỹ để vinh danh. Từ khi ra đời, siêu phẩm công nghệ này đã tham gia nhiều chiến dịch quân sự của Mỹ.
B-2 ném bom MK 82 khi tham gia tập trận trên Thái Bình Dương, không xa với Point Mugu thuộc Califonia.
Lần đầu tiên máy bay ném bom B-2 được sử dụng trong cuộc tấn công Nam Tư của khối NATO năm 1999. Đã tấn công và ném 600 quả bom có độ chính xác cao JDAM, loại bom này cũng lần đầu tiên được sử dụng. Máy bay B-2 đã thực hiện chuyến bay từ căn cứ của không quân Mỹ Whiteman tại Missouri đến Kosovo và bay ngược trở lại. Sau đó, máy bay ném bom B-2 tham gia cuộc tấn công vào Iraq và Apganixtan.
Được tiếp dầu trên không máy bay ném bom B-2 đã thực hiện chuyến bay từ căn cứ đến mục tiêu. Trong cuộc chiến tranh Iraq B-2 xuất kích từ căn cứ Diego Garcia và một sân bay tiền tiêu khác. Từ cả 2 căn cứ, B-2 đã xuất kích 22 chuyến bay, từ Whiteman xuất kích 27 lần, đã ném 300 tấn bom đạn. Thời gian bay trên không là 30 giờ bay cho 1 lần xuất kích. Có lần B-2 đã bay liên tục 50 giờ.
Vũ khí trang bị
Khả năng mang &mdash 18.000 kg vũ khí thông thường, cực đại &mdash 22.680 kg vũ khí các loại.
Vũ khí hạt nhân: 16 -11(340 KT) hoặc 16 (1,1 MT) hoặc bom 16 AGM-129 ACM 16 AGM-131 SRAM 2.
Vũ khí thông thường: 80 bom Mk.82, 16 Mk.84 hay 36 bom chùm CBU-87, CBU-89 GATOR, CBU-97.
Video đang HOT
Vũ khí có độ chính xác cao: 8 bom GBU-27 hay AGM-154 JSOW hoặc 12 bom JDAM hoặc 8 AGM-137 TSSAM, AGM-158 JASSM.
Tai nạn
Theo thông báo chính thức của Mỹ vào năm 2010 trong trạng thái không chiến đấu đã mất một chiếc máy bay B-2 vào ngày 23/2/2008 Mã số 89-0127 Tinh thần Kansas đã mất lái trong khu vực Nam Thái bình dương, quần đảo Guam trên căn cứ quân sự Andersen.
Kíp lái kịp thoát khỏi máy bay, nguyên nhân do lực lượng bảo dưỡng chuẩn bị cất cánh đã không làm hết trách nhiệm, không bật thiết bị sấy nóng để thổi hết hơi nước trong hệ thống phản lực khí điều khiển máy bay. Kíp lái làm việc chính xác, thử nghiệm trên mô phỏng 3D cho thấy máy bay hoàn toàn không có khả năng thoát hiểm.
Tính năng kỹ thuật
Thông số kỹ thuật máy bay B-2
Kíp lái: 2 người
Chiều dài: 20,90 m
Sải cánh: 52,12 m
Chiều cao: 5,10 m
Diện tích cánh: 460 m²
Khối lượng:
Không có trang bị: 71700 kg
Tải trọng cất cánh thông thường: 152600 kg
Tải trọng cất cánh cực đại: 171000 kg
Lượng dầu máy: 73000 kg
Khối lượng vũ khí trang bị : đến 22730 kg (và 27000 kg sau khi cải tiến)
Đơn vị trọng lực trên cánh:
Tải trọng cực đại: 372 /²
Tải trọng cất cách thông thường: 332 /²
Động cơ:
Loại động cơ: Loại động cơ tuốc bin phản lực hai tầng nén và một tầng đẩy áp lực khí
Loại : «General Electric F118-GE-100»
Lực đẩy cực đại:
max: 4 × 7700 kN
Khối lượng động cơ: 1452 kg
Đơn vị công suất :
Lực kéo cất cánh thông thường: 0,20 kN/kg
Lực kéo khi cất cánh tải trọng max: 0,18 kN/kg
Thông số kỹ thuật bay
Vmax: 860 km/h (0,81 )
V hành trình: 775 km/h (0,73 )
Tầm bay không tiếp dầu:
Bay xa nhất: L max: 11100 km
Bán kính hoạt động: 5300 km
Bay liên tục: 6,5 h
Trần bay cao nhất: 15000 m
Độ phản xạ hiệu dụng ~0,0014 đến ~0,1 m²
Chưa có đối thủ?
Trong chiến trường Libya, sau một thời gian dài, máy bay ném bom chiến lược B2 lại tiếp tục tham chiến. Những thông số kỹ chiến thuật và khả năng tác chiến của máy bay ném bom B2 rõ ràng cho thấy chiếc máy bay đắt nhất hành tinh này chỉ có năng lực tác chiến trong một không gian chiến trường thiếu vắng sự có mặt của lực lượng phòng không hiện đại. Thế mạnh chủ yếu của máy bay Stealth B-2 Spirit dựa cả vào khả năng tàng hình của nó. Nhưng với các thiết bị radar laser hoặc quang hồng ngoại ảnh nhiệt, thì B-2 khi xâm nhập không phận đối phương là mồi cho những máy bay săn đêm hoặc cụm tên lửa S-300P
Trong chiến lược và phương thức tác chiến hiện đại của Mỹ hiện nay, máy bay ném bom tàng hình B-2 là phương tiện không thể thiếu và cũng là công cụ răn đe hữu hiệu của Mỹ với các đối thủ tiềm tàng. Dù vẫn có khiếm khuyết, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, hiện B-2 vẫn chưa có đối thủ xứng tầm.
Theo Dantri
Con số khủng khiếp về chiến đấu cơ "khủng" nhất hành tinh
Do chương trình cắt giảm chi tiêu tự động có hiệu lực nên Bộ Quốc phòng Mỹ bị mất hơn 40 tỉ USD trong số 549 tỉ USD cho năm tài khóa này.
F-35 - máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ sản xuất
Tuy nhiên, một chương trình của Lầu Năm Góc khó có khả năng bị tác động mạnh từ việc cắt giảm này chính là dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp F-35, bất chấp thực tế là chi phí cho chương trình này đắt gấp 4 lần so với bất kỳ chương trình vũ khí nào đang vận hành của Lầu Năm Góc.
Trong khi chi phí cho F-35 vượt mức ngân sách cho phép hàng tỉ USD và chậm giao hàng nhiều năm trời, chương trình này có vẻ như đang tiến triển tốt trong thời gian gần đây.
" Chúng tôi đã có tiến triển rất lớn trong những năm qua" - Steve O'Brya, Phó Chủ tịch chương trình phát triển kinh doanh F-35 của hãng Lockheed cho hay.
Người đứng đầu chương trình này bên phía quân đội là Trung tướng Christopher Bogdan đồng tình rằng có rất nhiều tiến triển trong thời gian qua nhưng Lockheed và nhà thầu chính nữa là Pratt & Whitney vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Ông Bogdan cho biế thêm là Australia cũng lên kế hoạch mua thêm 100 chiếc F-35 nữa.
Dưới đây là những con số khổng lồ liên quan tới chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 siêu tối tân của Mỹ. Đây cũng là một trong những chương trình vũ khí chi phí khổng lồ nhất của Mỹ từ trước tới nay.
Năm 2001: công việc xây dựng chiếc máy bay bắt đầu
84 tỉ USD: số tiền đã chi cho F-35
65: đây là con số máy bay đã được lắp ráp mặc dù việc thử nghiệm các máy bay vẫn còn chưa hoàn tất.
1,5 nghìn tỉ USD: đây là tổng số tiền cho việc phát triển, xây dựng và bay thử nghiệm cũng như bảo trì toàn bộ máy bay F-35 trong vòng đời 55 năm của máy bay.
2852: đây là con số máy bay mà Lầu Năm Góc đặt hàng từ năm 2001
81,7 triệu USD là tổng ước tính chi phí trên mỗi máy bay vào năm 2001
133.000 là con số việc làm mà chương trình F-35 hiện đang hỗ trợ.
2012 là năm được đề ra để bắt đầu sản xuất toàn tốc
15,3 triệu USD là tổng số tiền mà hãng Lockheed chi để vận động hành lang năm 2012
2019 là năm được lên kế hoạch để sản xuất đồng loạt
2443 là số lượng máy bay đang được đặt hàng.
162,5 triệu USD là ước tính hiện nay cho chi phí của mỗi máy bay
45 là số quốc gia mà hãng Lockheed và các nhà thầu phụ và nhà cung cấp cùng triển khai công việc sản xuất F-35
233 tỉ USD là ước tính tổng chi phí vào năm 2001
397 tỉ là ước tính tổng chi phí vào thời điểm hiện tại
365 là số máy bay dự kiến hoàn tất khi kết thúc đợt thử nghiệm vào năm 2018.
260.000 là số việc làm mà hãng Loockheed nói rằng chiếc máy bay này sẽ hỗ trợ khi việc sản xuất đồng loạt bắt đầu.
6,5 tỉ USD là trung bình thu nhập mà hãng Loockheed thu về từ các máy bay F-35 trong năm 2012. Hãng này kỳ vọng con số này sẽ tăng lên nữa trong những năm tới đây.
Clip F-35, chiến đấu cơ khủng nhất hành tinh biểu diễn:
Theo soha
Những mẫu máy bay "chết yểu" của quân đội Mỹ trong chiến tranh lạnh Khó điều khiển, tốc độ chậm, lỗi kỹ thuật... là những nguyên nhân khiến nhiều mẫu máy bay không sống qua được giai đoạn thử nghiệm. 10. Northrop XB-35 Đây là loại máy bay có thiết kế kỳ lạ nhất. Không quân Hoa Kỳ đã đặt hàng nhà sản xuất Northrop vào đầu năm 1941 một loại máy bay có thể mang theo...