“Quái vật’ sâu mực khổng lồ dài hơn 3,5 mét dạt vào bãi biển Nam Phi
Các nhà khoa học cho biết con mực khổng lồ dạt vào một bãi biển Nam Phi là một điều ‘không thể tin được’. Sinh vật biển khổng lồ dài hơn 3,5 mét.
Những người đi biển ở Kommetjie, Nam Phi bắt gặp cảnh tượng hiếm gặp trên bãi cát ở Long Beach. Đó là xác một con mực khổng lồ.
‘Quái vật’ biển sâu mực khổng lồ dài hơn 3,5 mét dạt vào bãi biển Nam Phi
Alison Paulus, một cư dân Cape Town và là người sáng lập một tổ chức bảo tồn động vật hoang dã cho biết: “Thật không thể tin được. Chỉ riêng cơ thể đã dài khoảng 2,2 mét, cộng thêm các xúc tu, tôi chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài đến 3,5 mét”.
Kể từ khi những câu chuyện về mực khổng lồ lần đầu tiên lưu truyền trong thần thoại Bắc Âu, loài sinh vật này đã tạo ra sự thu hút với nhiều người đi biển.
Mực khổng lồ là một trong những động vật không xương sống lớn nhất trên Trái Đất. Dù sở hữu kích thước khổng lồ nhưng không vì lý do đó mà chúng trở nên dễ bị phát hiện. Chúng là một trong những loài động vật khó nắm bắt nhất trên hành tinh vì thường sống ở độ sâu từ 300 đến 1.000 mét và hiếm khi trồi lên mặt biển.
Đôi mắt to bằng chiếc đĩa thuộc hàng lớn nhất trong số mọi sinh vật sống giúp mực khổng lồ quan sát dưới làn nước tối đen.
Video đang HOT
Trong nhiều thế kỷ, thông tin duy nhất mà các nhà khoa học có về những sinh vật này đến từ việc nghiên cứu xác bị đánh dạt vào bờ hoặc phần còn sót lại trong dạ dày của cá nhà táng, kẻ thù ngoài tự nhiên của mực khổng lồ. Mãi đến năm 2004, con người lần đầu tiên quan sát được về loài mực khổng lồ này khi còn sống.
Con mực ở Nam Phi dạt vào ban đêm sau khi bị thương, có thể do va chạm với thuyền thương mại hoặc tàu đánh cá. Alison Paulus cho biết: “Chúng tôi thấy một vết nứt dài phía trên các xúc tu, chúng tôi đoán là do va chạm với chân vịt của thuyền”.
Các chuyên gia động vật hoang dã tiến hành điều tra cho thấy đây là một con mực khổng lồ cái.
Jon Friedman, chuyên gia động vật hoang dã làm việc tại Hiệp hội phòng chống đối xử tàn ác với động vật SPCA cho biết: “Tôi đoán con mực bị tàu đâm trúng khi đang ở trên mặt biển”.
Friedman ước tính con mực khoảng hai tuổi khi nó chết. Mực khổng lồ có thể sống tới 5 năm và đạt chiều dài 13 mét.
Thời điểm các chuyên gia SPCA đến hiện trường, những người đánh cá địa phương đã loại bỏ mắt và các phần xúc tu của con mực. Phần lớn những gì còn lại của xác mực khổng lồ được băm nhỏ và ném trở lại biển. Trước đó, các chuyên gia đã gửi một số mẫu mô đến Bảo tàng Iziko Nam Phi của Cape Town để phân tích ADN.
Bảo tàng hiện lưu giữ phần còn lại của 19 con mực khổng lồ khác. Alison Paulus thất vọng vì không thể được đưa xác mực nguyên vẹn trở lại bảo tàng, nhưng cô rất xúc động và cảm thấy may mắn khi nhìn thấy con mực lúc còn nguyên vẹn. “Tôi có hai cậu con trai nhỏ mê động vật hoang dã nên chúng tôi xuống đây ngay khi biết tin để tận mắt chứng kiến”, cô nói.
Ngư dân choáng váng phát hiện thủy quái khổng lồ dài hơn 3m trôi dạt vào bờ biển, nhìn đi nhìn lại mới nhận ra sự thật quá bất thường
Đoạn video quay cận cảnh con thủy quái khổng lồ đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin, vào khoảng 10h sáng ngày 20/4 (giờ địa phương), những người dân sống ở gần bãi biển Ugu thuộc thành phố Obama, tỉnh Fukui, đã bắt gặp một con "thủy quái khổng lồ" trôi dạt vào vùng nước nông.
Khi nhìn kỹ, người ta mới nhận ra đó là một con mực khổng lồ, và điều này được chính quyền địa phương mô tả là "một cảnh tượng hiếm thấy".
Ngư dân Nhật Bản đã bắt gặp một con "thủy quái khổng lồ" trôi dạt vào vùng nước nông.
Tờ tin tức Mainichi dẫn lời quan chức địa phương cho hay việc một con mực khổng lồ (còn sống) dạt vào bờ biển là điều bất thường. "Việc một con mực khổng lồ dạt vào bờ biển mà vẫn còn sống là điều kỳ lạ, hiếm thấy", đại điện quan chức địa phương nói với tờ báo này.
Sau đó, đoạn video - ghi lại khoảnh khắc con mực cỡ lớn đang bơi ở vùng nước nông trên bãi biển khi 2 chuyên gia tiến hành đo đạc - được đăng tải lên mạng xã hội Twitter. Nó lập tức nhận được sự chú ý của cư dân mạng với hàng trăm ngàn lượt xem.
Hiện tại, sinh vật biển này đã được vận chuyển đến Thủy cung Echizen Matsushima ở thành phố Sakai, tỉnh Osaka (Nhật Bản). Các chuyên gia cho biết mực ống khổng lồ có chiều dài như vậy thường chỉ sống ở biển sâu.
Một chuyên gia hải dương học cho biết: "Rất khó tìm thấy mực khổng lồ ở gần bờ biển vì chúng sống ở phần sâu nhất của đại dương, phát triển mạnh tại những khu vực có độ sâu khoảng 650 - 900m dưới mực nước biển".
Tuy nhiên, trong quá khứ, đã có lần người dân bắt gặp mực khổng lồ trôi dạt vào bờ biển. Chẳng hạn như vào năm 2020, một con mực khổng lồ đã dạt vào bãi biển ở Nam Phi. Một sinh vật biển khổng lồ khác đã được các nhà khoa học ở Nhật Bản đưa lên khỏi mặt nước vào năm 2006. Theo National Geographic đưa tin khi ấy, con vật dài 7,3m.
Năm 2020, một cá thể mực khổng lồ dài gần 3m (đã chết) cũng đã được phát hiện trôi dạt vào bờ biển phía tây Nhật Bản. Cơ quan hàng hải Nhật Bản tại Odashukuno, tỉnh Kyoto cho biết rất hiếm khi nhìn thấy mực khổng lồ xuất hiện ở khu vực này. Trong vòng 20 năm qua, tần suất chúng xuất hiện chỉ khoảng 5-6 lần.
Mực khổng lồ, còn được gọi bằng nhiều cái tên không chính thức như "mực ma", có thể bao gồm 8 loài. Chúng được công nhận là có chiều dài lên tới 13 mét hoặc 10 mét thường sống ở vùng đại dương sâu ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương từ bờ biển Méxicô qua Quần đảo Hawaii tới Quần đảo Ogasawara (Nhật Bản).
Tháng 6/2019, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) từng công bố đoạn phim cực hiếm về một con mực khổng lồ ở vùng biển thuộc vịnh Mexico.
Trong đoạn video ngắn dài chừng 28 giây có cảnh con vật di chuyển về phía máy quay. Nó dường như cuốn những chiếc xúc tu dài của mình xung quanh ống kính máy quay của NOAA trước khi bơi đi nhanh chóng.
Clip: Cận cảnh mực khổng lồ dài 3 mét trôi dạt vào bờ biển Một con mực khổng lồ dài tới 3 mét đã trôi dạt vào bờ biển Ugu ở tỉnh Fukui, Nhật Bản, khiến người xem không khỏi bất ngờ. Ngày 20/4, ngư dân địa phương bất ngờ phát hiện thấy một con mực khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Ugu ở Thành phố Obama, tỉnh Fukui, Nhật Bản. Các nhà chức trách cho...