‘Quái vật’ rắn độc dị biệt nhất hành tinh: Chuyên cắn người đang ngủ say, nọc làm tan máu
Rắn Mulga là loài rắn độc sở hữu những đặc điểm đáng sợ nhất trong tự nhiên ở nước Úc.
Nhờ khứu giác cực nhạy và hai hốc lõm cảm biến hồng ngoại ở 2 bên đầu mà loài rắn có thể nhận biết các loài động vật máu nóng trong bóng đêm, kể cả khi đối tượng đứng yên. Tuy nhiên, rắn vốn ‘nhạy cảm’ với sự chuyển động. Khi cảm thấy bị đe dọa từ con người, chúng sẽ trốn chạy hoặc phòng thủ bằng cách chủ động tấn công.
Đó là đặc điểm của nhiều loài rắn độc như rắn hổ mang, Mamba đen, rắn đuôi chuông… Tuy nhiên, tự nhiên lúc nào cũng tồn tại sự khác biệt.
Loài rắn độc Mulga, còn gọi là rắn nâu vua (tên khoa học: Pseudechis australis) chính là kẻ thù của con người khi say ngủ.
Rắn độc Mulga là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc. Ảnh: Internet
Giới khoa học nhận định, khác biệt hoàn toàn với các loài rắn độc khác trên thế giới, rắn độc Mulga lại tấn công khi con người đang say ngủ. Điều này hẳn nhiên rất đáng sợ và nguy hiểm.
Rắn Mulga là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc. Mặc dù không có nọc độc mạnh như rắn Taipan nội địa Úc (loài rắn trên cạn độc nhất hành tinh), nhưng Mulga lại sở hữu lượng nọc độc trong mỗi cú cắn nhiều hơn bất cứ loài rắn nào trên thế giới.
Trung bình, trong mỗi cú cắn của rắn Mulga, nó sẽ tiết ra khoảng 150mg nọc độc, trong khi các loài rắn khác như rắn hổ trung bình tiết từ 10 đến 40mg nọc độc.
Kênh Australian Geographic cho biết, với một lượng nọc độc lớn như thế, vết cắn của rắn Mulga gây đau đớn cực lớn, có thể phá hủy các tế bào máu (tan máu), gây độc tế bào (phá vỡ tế bào), gây độc cho cơ (ảnh hưởng đến cơ bắp) và cũng gây độc thần kinh (ảnh hưởng đến tế bào thần kinh).
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phân tích 27 trường hợp bị rắn Mulga cắn. 10 trường hợp bị cắn xảy ra khi con rắn chủ động tấn công con người. 7 trường hợp khác xảy ra khi đang ngủ say.
Một con rắn Mulga bị kích động sẽ có tư thế giống rắn hổ mang: Chúng sẽ rít lên thành tiếng lớn, nâng thân người lên cao, đầu chuyển động linh hoạt và sẵn sàng tấn công kẻ thù. Ảnh: Internet
Các tác giả nghiên cứu cho biết họ không rõ tại sao những con rắn Mulga cắn người đang ngủ. Họ suy đoán rằng, trong buổi đi săn chuột đêm, chúng vô tình đụng độ con người và chủ động tấn công để phòng thủ.
Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khiến các nhà khoa học lo ngại hơn đó là, rất có thể loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc này bị ‘cuồng’ bởi thân nhiệt nóng từ cơ thể đang ngủ say của con người. Có thể chúng đã ‘mất vị giác’ với loài gặm nhấm và muốn thứ gì đó ngon hơn!
Các nhà nghiên cứu nhận thấy phần lớn các trường hợp rắn Mulga tấn công con người trong nghiên cứu xảy ra vào giữa tháng 12 và tháng 3, khi thời tiết ở Úc ấm hơn. 80% nạn nhân là nam giới.
Australian Geographic cho biết, mặc dù có tên gọi là rắn nâu vua nhưng Mulga là một thành viên của chi rắn đen Pseudechis.
Một con rắn Mulga trưởng thành có thể dài từ 2 đến 3 mét, nặng đến 6kg. Chúng có cái đầu lớn và má phình to. Màu sắc trên cơ thể chúng cũng thay đổi theo từng phạm vi sống, từ nâu nhạt đến nâu đen, đen.
Phạm vi sinh sống của loài rắn này rất rộng, rộng nhất trong tất cả các loài rắn ở Úc, trải khắp lục địa ngoại trừ các vùng cực nam và cực đông nam, ở hầu hết các bang của Úc ngoại trừ Tasmania.
Phạm vi sinh sống của rắn Mulga (màu đỏ) tại Úc. Nguồn: Wikipedia
Môi trường ưa thích của chúng cũng phong phú, từ rừng rậm đồng cỏ, bụi rậm đến sa mạc nóng rát. Thông thường, chúng trú ẩn dưới hang hốc, đống gỗ… gần nơi con người sinh sống.
Tính khí của chúng cũng thay đổi theo khu vực sinh sống. Rắn Mulga miền Nam thường nhút nhát và chịu nằm yên một chỗ, trong khi Mulga miền Bắc dễ bị kích động khi bị làm phiền hoặc cảm thấy đe dọa.
Khi đó, chúng sẽ rít lên thành tiếng lớn, nâng thân người lên cao như rắn hổ mang, đầu chuyển động linh hoạt và sẵn sàng tấn công kẻ thù.
Bài viết sử dụng nguồn: Australian Geographic, Australianmuseum, Listverse, Huffingtonpost
Theo netnews.vn
Thấy mèo cưng chạy tới bụi rậm rồi kêu thảm thiết, người đàn ông phát hiện sự thật kinh hoàng
Sau khi được thả ra cho đi dạo, con mèo bỗng dưng chạy rất nhanh, dừng trước một bụi rậm rồi kêu gào thảm thiết và chủ của nó đã phát hiện thấy một bé gái còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi.
Vào khoảng 8h30 sáng 22/7, anh Mohd Norazam Che Wahab (31 tuổi) sống tại Jalan Dusun Muda, thành phố Kota Bharu thuộc bang Kelantan của Malaysia, dẫn mèo cưng đi dạo như thường lệ. Tuy nhiên, khi được thả ra, con mèo đột nhiên chạy rất nhanh rồi đột nhiên dừng lại trước một bụi rậm rồi kêu gào. Sau đó, anh Mohd Norazam liền nghe thấy tiếng trẻ em khóc.
Bé gái còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi trong bụi rậm.
" Con mèo của tôi đột nhiên chạy rất nhanh. Lo lắng nó sẽ bị lạc nên tôi vội đuổi theo nó. Tuy nhiên, con mèo của tôi lại dừng lại trước một bụi rậm rồi kêu gào và lúc này tôi nghe loáng thoáng thấy tiếng trẻ em khóc nhưng nghĩ rằng đó là tiếng mèo con bị bỏ rơi. Sau khi đi theo hướng phát ra âm thanh, tôi bất ngờ phát hiện thấy một đứa trẻ bị bỏ rơi tại đó", anh Mohd Norazam chia sẻ.
Ngay lập tức, anh Mohd Norazam liền bế đứa trẻ lên chạy về phía làng để hô hào người giúp đỡ. Sau đó, anh cũng gọi điện thông báo cho cảnh sát địa phương về vụ việc. Anh Mohd Norazam cho biết, đó là một bé gái và vẫn còn nguyên dây rốn trên người lúc được phát hiện. Trao đổi với cảnh sát, một số người dân sống gần đây nói rằng họ đã nhìn thấy một chiếc xe ô tô lạ đỗ gần nơi bé gái bị bỏ rơi và rất có thể chính những người trong đó đã cố tình bỏ rơi em bé.
Nơi anh Mohd Norazam tìm thấy bé gái.
Theo truyền thông địa phương, bé gái sau đó được đưa tới Bệnh viện Raja Perempuan Zainab II của thành phố Kota Bharu để kiểm tra sức khỏe. May mắn thay, tình trạng sức khỏe của bé gái đã dần ổn định. Hiện cảnh sát vẫn đang tiếp tục điều tra danh tính của người đã vứt bỏ em.
Phương An
Theo saostar
Chuyện lạ Thủ đô, rau dại mọc hoang dân đem về trồng thay lúa Loại cây mọc hoang dại trên các bụi rậm được ví như đặc sản rau rừng, song nhiều nông dân đã bỏ cả sào ruộng để trồng theo thời vụ, cung cấp ra thị trường như một loại rau ăn hàng ngày. Theo người dân xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất (Hà Nội), rau tầm bóp được công nhận như một loại rau...