“Quái vật” mực khổng lồ cực hiếm chết trôi dạt vào bờ biển ở Nam Phi
Những người dân địa phương đã vô cùng sững sờ khi phát hiện xác một con mực khổng lồ dài đến hơn 4m và nặng tới 200kg dạt vào bờ biển thuộc vịnh Britannia ở Nam Phi.
Hình ảnh xác con mực khổng lồ trên bãi biển.
Trên thực tế, những hình ảnh về mực khổng lồ là rất hiếm và những nghiên cứu về sinh vật này cũng không có nhiều. Thậm chí mực khổng lồ chưa từng được chụp ảnh đang sống trước năm 2002 và chỉ được quay lần đầu tiên vào năm 2006.
Điều đó khiến Adéle Grosse, người bắt gặp xác con mực khổng lồ và cả nhóm rất phấn khích vì thấy vô cùng may mắn khi có một cuộc chạm trán với con quái vật quý hiếm dưới đáy biển.
Mực khổng lồ được cho có thể dài tới hơn 13m và kích thước đáng sợ của chúng đã truyền cảm hứng cho niềm tin vào sự tồn tại của Kraken, một quái vật biển huyền thoại chuyên tấn công các tàu bè trên biển.
Đoạn phim được các nhân chứng ghi lại cho thấy con quái vật biển sâu vẫn còn nguyên vẹn với cơ thể hình nón khổng lồ, đôi mắt to và tám xúc tu ngổn ngang. Bên cạnh đó là cái miệng lớn được con quái vật biển sâu sử dụng để nuốt chửng các con mồi cùng các loài mực nhỏ hơn mà nó kéo vào bằng những xúc tu mạnh mẽ.
Video đang HOT
Nguyên nhân vì sao con mực khổng lồ này lại chết và dạt lên bờ biển vẫn là bí ẩn.
Các nhà sinh học biển tại bảo tàng Iziko của Nam Phi cho biết hiện đang bảo quản mẫu vật nặng khoảng 200kg và sẵn sàng nghiên cứu trong tương lai.
Wayne Florence, chuyên gia phụ trách động vật không xương sống biển, cho biết đã vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy con mực khổng lồ thực sự.
Tại thời điểm này, vẫn chưa rõ điều gì dẫn đến cái chết của con mực khổng lồ, nhưng các nhà khoa học hy vọng sẽ nghiên cứu chặt chẽ con mực này khi đại dịch Covid-19 lắng xuống.
“Nguyên nhân cái chết chỉ có thể được biết khi chúng ta mổ xẻ mẫu vật. Bước đầu có thể thấy mẫu vật ở trong tình trạng rất tốt nên tôi nghĩ chúng ta có thể loại trừ thứ gì đó liên quan đến vấn đề công cụ đánh bắt. Mẫu vật được bảo quản trong tủ đông và chúng tôi đã thực hiện các phép đo sơ bộ, lấy mẫu mô để phân tích DNA”, Wayne Florence cho biết thêm.
Tìm thấy loài thằn lằn sừng mũi bí ẩn sau hơn 1 thế kỷ biến mất
Loài thằn lằn kỳ lạ với sừng trên mũi có tên Harpesaurus modiglianii xuất xứ từ Indonesia đã hoàn toàn mất tích. Tuy nhiên vừa qua nó mới được xác nhận vẫn còn tồn tại.
Loài thằn lằn Harpesaurus modiglianii vô cùng đặc biệt với sừng mọc ra từ mũi.
Thằn lằn Indonesia Harpesaurus modiglianii được mô tả có màu xanh lá cây tươi sáng nhưng có thể thay đổi sắc thái như một con tắc kè hoa.
Điểm đáng chú ý ở loài thằn lằn này là nó có một chiếc sừng mọc ra từ mũi. Gần đây nhất một con thằn lằn Modigliani sống còn được tìm thấy vào năm 2018 trong các khu rừng ở Bắc Sumatra, Indonesia. Loài này được phát hiện lần cuối vào năm 1891.
Hơn 130 năm trước, nhà thám hiểm người Italia có tên Elio Modigliani đến một bảo tàng lịch sử tự nhiên ở Gennoa với một con thằn lằn mà ông đã thu thập được từ các khu rừng ở Indonesia.
Dựa trên mẫu vật của Modigliani, con thằn lằn nổi bật đáng chú ý với một chiếc sừng nhô ra từ mũi của nó lần đầu có mô tả và tên chính thức về phân loại, Harpesaurus modiglianii vào năm 1933. Nhưng cho sau đó không có ai tìm thấy một con thằn lằn như vậy.
Vào tháng 6 năm 2018, một nhà nghiên cứu sinh vật học hoang dã độc lập có tên Chairunas Adha Putra đã thực hiện một cuộc khảo sát về chim ở một vùng núi xung quanh hồ Toba thuộc Bắc Sumatra, Indonesia. Putra đã tìm thấy một con thằn lằn chết với những đặc điểm hình thái thú vị, nhưng ông không chắc chắn đó là gì. Sau đó, Chairunas Adha Putra đã gửi mẫu vật đến Jakarta để xác định.
Sau khi giám định, Chairunas Adha Putra mới biết chính xác mình đã bắt gặp một sinh vật siêu hiếm tưởng chừng không còn tồn tại.
Ngay sau đó, nhà nghiên cứu này đã quay lại nơi phát hiện ra xác con thằn lằn và sau năm ngày, Putra tìm thấy thứ mà anh ta đang tìm kiếm vào một buổi tối. Ông đã chụp ảnh con thằn lằn và đo kích thước cùng hình dạng của các bộ phận cơ thể của nó như chiều dài của mũi và sừng.
Sử dụng dữ liệu này, Chairunas Adha Putra đã so sánh con thằn lằn mới được phát hiện với con được mô tả vào năm 1933 và đi đến kết luận con thằn lằn còn sống và con chết mà Putra đã vấp phải trên thực tế là thằn lằn sừng mũi Modigliani.
Mẫu vật chết của bảo tàng Genoa có màu xanh nhạt do được bảo quản, nhưng hiện tại các nhà khoa học có thể đã biết rằng thằn lằn loại này màu tự nhiên chủ yếu là màu xanh lá cây phát sáng. Hành vi ngụy trang và sống trên cây của nó tương tự như những con tắc kè núi ở châu Phi.
Loài bò sát này thuộc họ thằn lằn Agamidae, thường được gọi là thằn lằn rồng và bao gồm các loài như có râu.
Shai Meiri, một nhà nghiên cứu sinh học khác đến từ Đại học Tel Aviv, trước đây đã chỉ ra rằng có nhiều thằn lằn rồng sống trong các khu vực nhỏ, khó tiếp cận, khiến loài bò sát này rất khó nghiên cứu.
Meiri cũng cho rằng có khoảng 30 loài thằn lằn chưa từng được nhìn thấy kể từ lần đầu tiên được mô tả và 19 loài được biết đến chỉ từ một mẫu vật duy nhất.
Sinh vật trên cạn đầu tiên của trái đất 'hiện hình' trong đá Kỹ thuật mới đã giúp tính tuổi của một sinh vật kỳ dị bị niêm phong trong phiến đá cổ. Hóa ra, nó chính là sinh vật trên cạn đầu tiên của trái đất. Phiến đá chứa hóa thạch sinh vật nhỏ bé, như "từ trên trời rơi xuống" này được tìm thấy tận năm 1899 trên một hòn đảo thuộc xứ Scotland...