Quái vật hồ Loch Ness – Kho chuyện không bao giờ kể hết (1)
Ở miền bắc Xcốtlen có một dãy núi hùng vĩ mang tên Grampian. Dãy Grampian điệp trùng kéo dài từ hướng tây nam sang đông bắc với ngọn chính – Ben Nevis cao 1.343 m so với mực nước biển quanh năm mây che tuyết phủ.
1. Nessie – con “quái vật” trị giá hàng chục tỷ USD
Từ núi Ben Nevis, đi về hướng đông bắc là tới thành phố Inverness, nơi giáp một hẻm núi lớn. Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí thoáng đãng, mát mẻ, không đơn giản vì nơi này cách xa chốn phố thị ồn ào mà do sự góp mặt của hàng loạt hồ lớn.
Hồ Loch Ness nhìn từ hướng khu phế tích lâu đài cổ Urquhart
Nếu tính từ tây sang bắc, lần lượt là hồ Loch Ness, hồ Loch Oich và hồ Loch Lochy. Trong đó, hồ Loch Oich và hồ Loch Lochy vốn dĩ là hồ kín, chỉ riêng hồ Loch Ness ăn thông với sông Ness chảy ra vịnh Moray. Tuy nhiên, dựa trên đặc điểm địa lý của chúng, sau này người Xcốtlen đã cho đào kênh Caledonian (khởi công năm 1803, hoàn thành năm 1822, làm sâu thêm năm 1847) dài 96,6 km, không chỉ giúp nối liền ba hồ này với nhau, mà còn khiến chúng một mặt liên thông Đại Tây Dương qua vịnh Lorn, một mặt mở ra Biển Bắc nhờ vịnh Moray, trở thành một tuyến giao thông thuỷ quan trọng ở miền bắc Xcốtlen.
“Quái vật” hồ Loch Ness trong một bức tranh cổ.
Trong ba hồ trên, Loch Ness là hồ sâu nhất, có chỗ sâu tới 293 mét. Kéo dài 39 km, rộng trung bình 1,6 km, nước trong mát, quanh năm không đóng băng, hồ Loch Ness không chỉ nổi tiếng bởi thắng cảnh và nguồn lợi thuỷ sản phong phú, mà còn nhờ một con “thuỷ quái” trứ danh hàng chục thế kỷ nay: “quái vật” hồ Loch Ness, hay Nessie.
Video đang HOT
Nessie bắt đầu xuất hiện trên giấy vào năm 565 sau Công nguyên. Chuyện kể rằng khi đi truyền giáo ở Xcốtlen, giáo sĩ người Ailen, Saint Columba, được người dân địa phương cho biết sông Ness có “quái vật” và nó đã giết chết nhiều người. Giáo sĩ Saint Columba liền cho một đồ đệ theo hầu lội xuống sông Ness dẫn dụ con “quái vật”. Ngửi thấy mùi thức ăn, con “quái vật” nổi lên, lao tới tấn công mục tiêu. Giáo sĩ Saint Columba gọi tên thượng đế, lấy tay vẽ trong không khí hình cây thánh giá, lệnh cho “quái vật” rút lui. Con “quái vật” đang hung dữ là vậy, đột nhiên, ngoan ngoãn cúp đuôi lặn đi mất dạng. Những người Xcốtlen tận mắt chứng kiến cảnh tượng thần kì đó đã vô cùng kinh ngạc và vui mừng, lũ lượt gia nhập hàng ngũ tín đồ Cơ đốc giáo.
Kênh Caledonian nối thông hồ Loch Ness, hồ Loch Oich và hồ Loch Lochy
Hơn 10 thế kỷ sau, câu chuyện về Nessie lại rộ lên. Theo thống kê, chỉ trong một năm (1933), đã hơn 20 bài báo viết về những lần xuất hiện của Nessie. Con “quái vật” hồ Loch Ness nổi tiếng đến nỗi ông Bertram Mills, chủ một đoàn xiếc đã treo giải 20.000 bảng Anh (tương đương 1 triệu bảng Anh theo thời giá hiện nay) cho ai bắt được Nessie. Năm 1934, bác sĩ Robert Kenneth Wilson cho công bố bức ảnh mà ông tuyên bố là chụp Nessie vào ngày 19/4. Bức ảnh tuy không rõ nét, nhưng cũng đủ để người ta thấy được cái cổ dài, chiếc đầu bé, dẹt của Nessie lộ trên mặt nước. Nhờ bức ảnh này, tên tuổi của Nessie phút chốc loang đi toàn thế giới. Sau đó, vào ngày 3/4/1960, một kĩ sư hàng không của Anh tên là Dinsdale đã quay được một đoạn phim cho thấy trên hồ Loch Ness có một khối lớn với phần nhô trên mặt nước đen, dài đang di chuyển. Kết quả phân tích của trung tâm tình báo trinh sát không quân Hoàng gia Anh cho thấy, khối lớn đó là sinh vật. Du khách càng có lý để ùn ùn đổ về vãn cảnh hồ Loch Ness với mong muốn được một lần trong đời nhìn thấy con “quái vật” nổi tiếng ở đây.
Đến nay, hàng nghìn người cho rằng họ đã nhìn thấy Nessie. Theo miêu tả của đa số người may mắn mục kích sở thị, Nessie có cái đầu của loài rắn khổng lồ, thường chỉ nhô đầu và cổ (dài hơn 1 mét) lên mặt nước, khi lặn nhanh xuống nước tạo ra cột sóng rất lớn. Riêng về phần lưng, có người bảo Nessie có 1 lưng, người lại nói là 2, thậm chí là 3. Trong khi đó, mặc dù những bức ảnh, đoạn băng ghi lại hình ảnh Nessie ngày một nhiều lên, nhưng đáng tiếc là chúng luôn trong tình trạng mờ mờ ảo ảo. Tuy nhiên, nó lại càng kích thích sự tò mò của con người, trong đó có rất nhiều nhà nghiên cứu. Từ một nơi hoang vu, mênh mang những nước, hồ Loch Ness giờ đã trở thành “mỏ vàng” du lịch của Xcốtlen. Nessie đã mang lại cho ngành du lịch địa phương của Xcốtlen một khoản doanh thu khổng lồ, tính đến nay lên tới trên 20 tỷ USD.
Theo Nam Khánh
Báo tin tức
Chế biến thực phẩm từ rau phế thải
Thay vì mang đi cùng rác thải, các vựa chuyển phần rau dập nát, hư hỏng, sâu... sang tận dụng làm thực phẩmcho người.
Các vựa rau ở chợ đầu mối Thủ Đức tách bỏ những lá bắp cải hư, sâu bỏ đi - Ảnh: Công
Nguyên
Sau đó được nhóm công nhân của Trung thu gom và phân loại
Nguyên liệu bắp cải dạt sau khi chế biến, gia tẩm màu - Ảnh: Khánh Vy
Và đóng gói nhãn hiệu Tân Liên Hưng - Ảnh: Khánh Vy
Thu gom hàng dạt ban đêm
Mua rau dạng này rẻ. Gần đây, các cơ sở sản xuất thực phẩm thu mua với giá cao hơn nên tụi em không còn hàng để bán cho các bếp ăn công nghiệp
Một công nhân lựa rau thải ở chợ đầu mối Thủ Đức
Ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM), hằng đêm có một số người chuyên gom một lượng lớn lá bắp cải loại hàng dạt (dập, héo úa, sâu, hư) được các vựa rau thải ra; rồi phân loại và bán cho những cơ sở chế biến thực phẩm!
Vào một đêm khuya, PV Thanh Niên chứng kiến 2 thanh niên ra sức gom những đống lá bắp cải bỏ đi gần đống rác thải ở chợ, bốc mùi hôi thối. Ngoài ra, còn có 3 cô gái ngồi phân loại lá già, lá non để riêng. Trong vai những người thu mua lá bắp cải dạng bỏ đi, chúng tôi được một cô gái chào mời: "Các anh muốn mua loại lá già hay non? Lá già thì về cho heo và cá ăn; còn lá non thì có thể chế biến cho công nhân ăn, hoặc sơ chế thành những loại thực phẩm khác nhau". Lá già được bán với giá 10.000 đồng/giỏ khoảng 10 kg, lá non 3.000 đồng/kg. Thấy chúng tôi có vẻ e ngại, cô gái trấn an: "Yên tâm đi, bọn em làm ở đây lâu lắm rồi, bán không biết bao nhiêu mối. Người ta mua về làm thức ăn, làm thực phẩm có sao đâu, ai mà biết. Nếu mua lâu dài, ông chủ em sẽ giảm giá và có xe chở đến tận nơi".
Qua tìm hiểu, được biết, người "điều hành" việc thu gom thứ nguyên liệu này có tên là Trung, ngoài 30 tuổi và hành nghề này nhiều năm nay. Công nhân làm thuê cho Trung còn cho biết có những nơi mua lá bắp cải này về xào nấu cho công nhân ăn. "Hồi trước bọn em hay bỏ mối cho các nhà ăn tập thể ở khu vực Q.Thủ Đức, và Bình Dương, mà có thấy công nhân nào ngộ độc đâu! Mua rau dạng này rẻ. Gần đây, các cơ sở sản xuất thực phẩm thu mua với giá cao hơn nên tụi em không còn hàng để bán cho các bếp ăn công nghiệp", một công nhân lựa rau thải ở chợ đầu mối Thủ Đức nói.
PV Thanh Niên còn ghi nhận nhiều lần chiếc xe tải BKS 51C-25... tới địa điểm của Trung nhận những bao tải đựng lá bắp cải dạng phế thải nói trên rồi đưa đến một cơ sở chế biến thực phẩm trên đường Khuông Việt (P.Phú Trung, Q.Tân Phú, TP.HCM).
Đóng cửa lò "cải bắp thảo"
Cuối tháng 10 vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phối hợp cùng Sở NN - PTNT và Phòng Y tế Q.Tân Phú kiểm tra cơ sở chế biến thực phẩm có tên Tân Liên Hưng, địa chỉ 307/2 (số cũ 213/58/1B) đường Khuông Việt (P.Phú Trung, Q.Tân Phú), do ông Đặng Cẩm Biếu làm chủ.
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Biếu cho biết mua lá bắp cải hàng thải ở chợ đầu mối Hóc Môn, thi thoảng có lấy thêm hàng ở chợ khác. Bình quân mỗi ngày cơ sở của ông mua trên dưới 1 tấn, với giá giao hàng tại cơ sở là 700 đồng/kg. Cứ 3 kg rau thì làm ra được 1 kg sản phẩm có tên là "cải bắp thảo", dùng ăn kèm với các món như xôi, hủ tiếu, bún, dùng nấu nước lèo... Rau sau khi đưa về cho vào máy cắt nhuyễn gần giống với hành phi, rồi ngâm nước muối, phèn chua, tẩm màu (như màu cà rốt), vô bịch, hoặc vô hũ, đem bỏ mối. Qua kiểm tra thực tế, có ngày cao điểm, cơ sở ông Biếu lấy đến 1,2 tấn rau thải dạng trên. Đoàn kiểm tra ghi nhận nguồn nguyên liệu đầu vào (rau phế thải) có mùi hôi thối; sọt chứa rau nguyên liệu ẩm mốc; thiếu phương tiện rửa và khử trùng tay cho nhân viên sản xuất... và đã buộc ông Biếu ngưng hoạt động. Thanh tra Sở Y tế cũng lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm.
Cùng thời điểm, Thanh tra Sở Y tế TP kiểm tra cơ sở đóng gói sản phẩm "cải bắp thảo" của ông Biếu ở đường Lạc Long Quân và yêu cầu tạm ngưng hoạt động.
Theo TNO
Cháy quán bida lúc rạng sáng Khoảng 4 giờ ngày 4.11, một quán bida nằm trên đường Hoàng Văn Thụ (P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) bỗng nhiên bốc cháy dữ dội. Hiện trường vụ hỏa hoạn - Ảnh: Mã Phong Khi phát hiện ngọn lửa, nhiều người dân đã dùng nước và bình chữa cháy tại chỗ để dập lửa nhưng bất thành. Nhận tin báo, lực lượng PCCC đã...