“Quái vật” đến từ Nhật Bản đang xuyên lòng đất Sài Gòn
Sau 2 tháng lắp rắp, robot TBM nặng 300 tấn đã chính thức xuyên lòng đất ở Sài Gòn để thi công tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên
Sáng 26/5, tại ga Ba Son đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM) diễn ra lễ khoan TBM gói thầu số 1b “Xây dựng đoạn ngầm từ ga Ba Son đến ga Nhà hát Thành Phố” thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành- Suối Tiên).
Ông Lê Nguyễn Minh Quang- Trưởng Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TPHCM cho biết, robot TBM được sản xuất tại Nhật, trị giá khoảng 4 triệu USD, được chuyển về Việt Nam hồi đầu năm với chiều dài 70m, nặng 300 tấn, có khả năng đào đất an toàn và tạo ra vách tường của hầm dưới độ sâu 17m.
Lễ khoan TBM gói thầu số 1b “Xây dựng đoạn ngầm từ ga Ba Son đến ga Nhà hát Thành Phố”
“Robot TBM thực chất là máy khoan nằm ngang, gồm một ống thép dài nhiều kích cỡ, có đường kính bằng đường kính hầm, đủ để chứa thiết bị máy móc hay công nhân vận hành. Đầu ống là khiên đào có gắn các mũi cắt, động cơ quay tròn để cắt đất. Sau khi đào từng đoạn ngắn, vỏ hầm (là các tấm bêtông cốt thép lắp ghép) được thi công ngay. Máy khoan đi đến đâu, vỏ hầm được lắp ghép đến đó để tránh sạt lở lớp đất, đá phía trên”, ông Quang nói.
“ Quái vật” đã xuyên lòng đất Sài Gòn vào sáng nay
Video đang HOT
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị robot TBM sẽ đào đường hầm dài 781 m để kết nối với đoạn đang thi công đào hở ở hai đầu nhà ga Ba Son và Nhà hát TP và mỗi ngày sẽ khoan được 12m. Robot với công nghệ TBM còn có khả năng phá vỡ các chướng ngại nếu là bêtông và có khả năng dò tìm bom mìn dưới lòng đất. Trong quá trình đào, đất được chuyển băng tải guồng và nghiền xay đất thành bùn lỏng. Tiếp theo là qua các hệ thống lọc sẽ tách lấy nước để dùng lại cho mục đích thi công và đất cát sẽ chuyển đi ra khỏi công trường…
Đại diện liên danh các nhầ thầu Nhật Bản cho biết, đây là công trình biểu tượng tuyệt vời cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. Để đáp ứng được sự quan tâm và kỳ vọng phía liên danh các nhà thầu cam kết quyết tâm thực hiện thành công dự án đúng tiến độ, chất lượng và đảm bảo an toàn”.
Robot đào đất ở độ sâu 17m
Tại buổi lễ Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM cho biết Chính phủ Nhật sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện dự án theo đúng tiến độ cũng như đảm bảo chất lượng, an toàn lao động.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cảm ơn Chính phủ Nhật Bản, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành trung ương, tỉnh Bình Dương đã quan tâm, hỗ trợ Thành phố triển khai dự án trong thời gian vừa qua.
“Tôi đề nghị Ban quản lý đường sắt đô thị tiếp tục phối hợp với các đơn vị tư vấn, nhà thầu có biện pháp thi công đạt chất lượng, hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án tuyến đường sắt đô thị số 1. Phấn đấu đưa công trình vào vận hành năm 2020 đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ trên địa bàn và khu vực”, ông Phong chỉ đạo.
Dự án metro Bến Thành – Suối Tiên dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2020
Dự án metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8.2012. Tuyến dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó có đoạn đi ngầm từ chợ Bến Thành đến Ba Son dài khoảng 2,6km với 3 nhà ga ngầm gồm: Bến Thành, Nhà hát thành phố và Ba Son. Toàn tuyến số 1 dự kiến đi vào vận hành khai thác vào năm 2020.
Theo Danviet
2.100 tỷ kéo dài tuyến metro của TP HCM đến Bình Dương, Đồng Nai
Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ được kéo dài đến tỉnh Bình Dương và Đồng Nai với tổng chi phí khoảng 100 triệu USD (khoảng 2.100 tỷ đồng).
Ngày 24/5, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM cho biết, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cam kết tài trợ khoảng 100 triệu USD để đầu tư kéo dài tuyến metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai.
Quá trình làm việc, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai thống nhất từ ga cuối của tuyến số 1 (ga Suối Tiên) sẽ kéo dài 2 km tới ga Nút Giao trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đây, metro sẽ được chia 2 nhánh về Bình Dương và Đồng Nai...
Bản đồ vị trí nghiên cứu kéo dài tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM.
Đồng Nai và Bình Dương đã gửi văn bản cho TP HCM, đề nghị hỗ trợ thực hiện đoạn tuyến này. Hai tỉnh sẽ chịu tất cả chi phí giải phóng mặt bằng, riêng kinh phí xây dựng thì đề nghị thành phố xem xét.
"Dự án vẫn còn ở giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên, JICA hứa sẽ xem xét tài trợ phần vốn để đầu tư kéo dài tuyến metro số 1. Nếu thực hiện TP HCM cũng có lợi như tăng lưu lượng hành khách khai thác của tuyến, giảm áp lực giao thông, giãn dân về phía đông", đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị số 1, nói.
Dài gần 20 km, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012. Tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020. Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Tiến độ 5 gói thầu của tuyến metro số 1:
- Gói thầu 1a (đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố) đạt 5%.
- Gói thầu 1b (đoạn ngầm từ ga Nhà hát thành phố đến ga Ba Son) đạt 45%.
- Gói thầu số 2 (đoạn trên cao và depot dài 17 km từ ga Ba Son đến tỉnh Bình Dương) đạt 67%
- Gói thầu số 3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) đạt khoảng 12%.
- Gói thầu số 4 (hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng vận hành và bảo dưỡng) dự kiến triển khai cuối năm 2017.
Hữu Công
Theo VNE
Robot 300 tấn sắp đào hầm tuyến metro của Sài Gòn Dài 70 m và nặng 300 tấn, Robot TBM được mệnh danh "quái vật" sẽ xuyên lòng đất đào hầm metro tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bằng công nghệ lần đầu áp dụng tại Việt Nam. Ngày 24/5, họp về tiến độ thi công metro của TP HCM, Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng tuyến đường sắt...