“Quái vật” đã xuyên hàng trăm mét dưới lòng đất ở Sài Gòn để thi công metro
Sau hơn 3 tháng thi công, “quái vật” robot TBM đã xuyên hàng trăm mét dưới lòng đất ở Sài Gòn để làm hầm ngầm metro.
Sau hơn 3 tháng thi công tại ga Ba Son (quận 1, TP.HCM), robot TBM nặng 300 tấn đã khoan được 400m dưới lòng đất để thi công hầm ngầm metro từ ga Ba Son đến ga Nhà hát thành phố, thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành- Suối Tiên).
Ông Lê Nguyễn Minh Quang- Trưởng Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TPHCM cho biết, robot TBM được sản xuất tại Nhật, trị giá khoảng 4 triệu USD, được chuyển về Việt Nam hồi đầu năm với chiều dài 70 m, nặng 300 tấn, có khả năng đào đất an toàn và tạo ra vách tường của hầm dưới độ sâu 17 m.
Robot TBM thực chất là máy khoan nằm ngang, gồm một ống thép dài nhiều kích cỡ, có đường kính bằng đường kính hầm, đủ để chứa thiết bị máy móc hay công nhân vận hành. Đầu ống là khiên đào có gắn các mũi cắt, động cơ làm quay tròn để cắt đất.
Lối vào đường hầm ngầm dưới lòng đất
Video đang HOT
Mỗi nhóm khoan TBM gồm 30 người bao gồm trên mặt đất và phía dưới hầm. Những người trên mặt đất sẽ phụ trách việc chuyển các vỏ hầm xuống bên dưới. Nhóm làm việc từ 7 giờ sáng đến 18 giờ tối, sau đó sẽ có một nhóm khoan khác tiếp tục làm việc đến sáng hôm sau, hai ca làm việc thay phiên nhau liên tục.
Các nắp vỏ hầm. Sau khi đào từng đoạn ngắn, vỏ hầm được lắp ghép ngay. Máy khoan đi đến đâu, vỏ hầm được lắp ghép đến đó để tránh sạt lở lớp đất, đá phía trên.
Trung bình mỗi ngày máy khoan TBM khoan được khoảng 11, 12m dưới lòng đất. Theo kỹ sư phụ trách công trường cho biết trong quá trình khoan cũng gặp một số vật cản như bê tông cũ, công trình ngầm nhưng không ảnh hưởng đến tiến độ đào hầm metro.
Camera được lắp trong đường hầm để truyền hình ảnh về phòng điều khiển trên mặt đất
Sau khi đào đến ga Nhà hát TP, robot TBM sẽ được tháo và đem trở về ga Ba Son để tiếp tục đào đường hầm phía bờ tây. Dự kiến cuối năm nay, đường hầm đầu tiên sẽ hoàn thành, sau đó khoan đường hầm thứ 2 vào năm 2018.
Dự án metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8.2012. Tuyến dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, có đoạn đi ngầm từ chợ Bến Thành đến Ba Son dài khoảng 2,6km với 3 nhà ga ngầm gồm: Bến Thành, Nhà hát thành phố và Ba Son. Toàn tuyến số 1 dự kiến đi vào vận hành khai thác vào năm 2020.
Theo danviet
Thông xe cầu vượt cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất ngày 3-7
Sau khi thảm nhựa mặt cầu vượt Trường Sơn (cổng sân bay Tân Sơn Nhất, Q.Tân Bình), công ty T&T sẽ thi công sơn đường để đưa cầu vượt vào sử dụng vào ngày 3-7, vượt trước tiến độ 2 tháng.
Gấp rút thi công thảm nhựa trên mặt cầu vượt Trường Sơn - Ảnh: Tâm Đức
Sáng 28-6, khoảng 50 kỹ sư và công nhân Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải xây dựng giao thông T&T đã gấp rút thi công công đoạn cuối cùng thảm nhựa trên mặt cầu vượt Trường Sơn (cổng sân bay Tân Sơn Nhất, Q.Tân Bình).
Sau đó, đơn vị sẽ sơn đường để đưa công trình cầu vượt vào sử dụng vào ngày 3-7.
Theo thiết kế, cầu vượt tại giao lộ Trường Sơn và nhánh đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (Q.Tân Bình) được xây hình chữ Y gồm một nhánh dẫn vào nhà ga quốc tế dài hơn 300m, một nhánh dẫn vào nhà ga quốc nội dài hơn 150m.
Dự án có tổng mức đầu tư 242 tỉ đồng.
Tương tự, ở dự án xây dựng cầu vượt ở vòng xoay Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn (Q.Phú Nhuận - Q.Gò Vấp), ông Trịnh Linh Phương - phó giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 3, Sở GTVT TP.HCM - cho biết ngày 3-7 sẽ đưa vào sử dụng nhánh cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn (Q.Phú Nhuận - Q.Gò Vấp), vượt trước tiến độ 2 tháng.
Tiếp đó sẽ triển khai thi công nhánh cầu vượt thứ 2 Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám và dự kiến tháng 9 năm nay sẽ thông xe.
Riêng nhánh cầu vượt thứ 3 Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn đang trong quá trình làm thủ tục đền bù giải tỏa cho khoảng 30 căn hộ trên đường Nguyễn Kiệm ngay công viên Gia Định.
Việc này đang được đẩy nhanh để kịp hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm 2017.
Xe chuyên dụng đang tiến hành thảm nhựa mặt cầu vượt - Ảnh: Tâm Đức
Công nhân trải nhựa đường - Ảnh: Tâm Đức
Công nhân khẩn trương hoàn thành các hạng mục công trình - Ảnh: Tâm Đức
Một nhân viên đang khẩn trương hoàn thành công việc - Ảnh: Tâm Đức
(Theo Tuổi Trẻ)
Công nhân mất mạng sau tai nạn tại dự án của tập đoàn Hà Đô Theo nguồn tin riêng của Dân Việt, hồi 11h ngày 8.4, hoạt động thi công công trình thuộc Dự án khu nhà ở Học viện Tư pháp (số 25 Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) đã xảy tai nạn lao động làm một công nhân tử vong. Cụ thể, khi đang thi công tại một căn hộ liền...