Quái vật chuột khổng lồ mắc kẹt trong bồn cầu trên đường tẩu thoát
Do kích thước quá lớn nên con chuột khổng lồ đã không thể lọt qua nổi ống thoát nước của bồn cầu khách sạn.
Giống như “quái vật” đột biến gen, con chuột khổng lồ xuất hiện tại một khách sạn ở Mỹ đã khiến không ít người liên tưởng tới những bộ phim kinh dị. Do thân mình quá to nên trong lúc tẩu thoát, nó đã bị mắc kẹt vào bồn cầu.
Con chuột khổng lồ mắc kẹt vào ống thoát nước bồn cầu ở khách sạn.
Video đang HOT
Người tìm thấy con chuột khổng lồ này chú của thành viên cecebird của trang mạng xã hội Reddit đồng thời cũng chính là khách tới nghỉ tại khách sạn nói trên. Sau khi nghe ra tiếng cào bí ẩn phát ra trong phòng, ông đã đi tìm và phát hiện ra nó đang bị mắc kẹt tại ống thoát nước bên dưới của bồn cầu.
Để tránh tắc cống cũng như giải cứu con quái vật, người ta đã phải nhấc hẳn cả bồn cầu ra khỏi vị trí cố định. Cecebird cho biết sẽ trả phòng ngay lập tức vì rất có thể vụ việc này sẽ tái diễn lần thứ hai.
Sau khi được chia sẻ trên Reddit, bức ảnh con chuột khổng lồ làm tắc bồn cầu đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem. Điều này chứng tỏ vụ việc rất được quan tâm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn hiện nay. Tuy nhiên, tên của khách sạn này vẫn chưa được thành viên cecebird tiết lộ.
Theo Kênh 14/ Trí Thức Trẻ
Sĩ quan cảnh sát được hâm mộ vì vỗ về bé gái
Sau nhiều năm nghiên cứu, vào thứ Năm vừa qua (8-10), 82 nhà khoa học trên toàn thế giới đã đưa ra thông báo chính thức về việc họ đã thành công trong việc số hóa một phần của não chuột trên máy tính.Nghiên cứu được tài trợ bởi dự án Human Brain Project với hơn 1 tỉ USD và thời gian hơn 10 năm thực hiện ở châu Âu.
Bản báo cáo được đưa ra bởi dự án Blue Brain, dự án nhằm số hóa não chuột và tiến tới số hóa não người. Cả hai dự án trên đều nhận được những phản ứng trái chiều. Năm 2014, hàng trăm nhà thần kinh học đã ký một lá thư phản đối cả hai dự án cùng với quy trình thực hiện việc số hóa này. Cần phải nói rõ rằng nghiên cứu này chỉ nhằm tái tạo những đặc tính cơ bản của não bộ dựa vào các liên kết neuron phổ biến tồn tại ở tất cả mọi người chứ không phải tìm cách tái tạo lại tính cách của một người nào cả.
Để thực hiện quá trình số hóa, các nhà khoa học không xem xét toàn bộ tế bào não mà thay vào đó, quan sát một số tế bào nhất định và nội suy hoạt động của một khối tế bào lớn.
Một lát cắt não đã được số hóa của não chuột trên máy tính. Người ta hy vọng sẽ làm được điều tương tự với não người. (Nguồn: Makram et al./Cell 2015)
Sau đó, họ đưa ra các phép thử, những kích thích não bộ vào hệ thống trên và nhận thấy hệ thống phản ứng giống như hệ mô sống trong thực tế. Những dữ liệu này được chia sẻ cho các nhà khoa học khác trong quá trình nghiên cứu. Henry Markram từ Trường École Polytechnique Fédérale de Lausanne, người chủ nhiệm cả hai dự án, cho biết ông và các đồng sự đã hoàn thành một bản thử nghiệm thành công với hơn 30.000 tế bào thần kinh được tái tạo. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên lý chung để tái tạo hoàn toàn một bộ não người với hơn 85 tỉ neuron nhưng là một bước tiến đầu tiên, ông Markram cho biết. Cori Bargmann, đồng chủ nhiệm Viện Kavli Neural Systems tại ĐH Rockefeller, chủ nhiệm của chương trình nghiên cứu Brain Initiative, cho hay đây là một bước nhảy vọt tuyệt vời trong việc tổng hợp dữ liệu. "Những mô phỏng này chỉ mang tính khởi đầu. Giống như bạn lắp một chiếc máy bay 747 và rồi bạn lái được nó chạy quanh đường băng. Chưa hẳn nó đã bay được nhưng nó rất hứa hẹn" - cô nói. Bài báo được đăng trên tạp chí uy tín về thần kinh học Cell. Nhiều nhà thần kinh học từ chối bình luận vì họ cho rằng cần thời gian để đánh giá một cách toàn diện dự án.
Triết Đỗ (theo New York Times)
Theo_PLO
"Chuột quý tộc" tẩm bổ sâm Ngọc Linh: Đặc sản hiếm có Để bảo vệ vườn sâm, cán bộ, công nhân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô nghĩ ra đủ cách săn chuột, biến chúng thành mồi nhậu khoái khẩu, chiêu đãi khách quý. Xem bài khác trên Vef.vn Từ đầu hạ đến cuối thu là mùa sâm Ngọc Linh trổ hoa, đậu quả dưới tán rừng nguyên sinh. Hoa sâm vàng nhạt,...