Quái vật biển kỳ lạ có mõm dài và hàm răng đan vào nhau
Các nhà khảo cổ học vừa tuyên bố phát hiện hóa thạch của một loài quái vật biển cổ đại ở Morocco có niên đại khoảng 66 triệu năm tuổi.
Hộp sọ hóa thạch của loài mosasaur mới được xác định có mõm dài, hẹp và răng đan vào nhau, cho thấy nó thích nghi để săn những con mồi cụ thể trong một hệ sinh thái cạnh tranh cao.
Bước đầu xác định, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là hóa thạch của một loài mosasaur mới, một loài bò sát thời tiền sử đáng sợ sống trong thời đại khủng long.
Được biết đến với tên gọi Gavialimimus almaghribensis, loài sinh vật mới này có mõm hẹp, dài và răng đan vào nhau gợi nhớ đến họ hàng của cá sấu.
“Phần mõm dài phản ánh loài này có khả năng thích nghi với một dạng săn mồi cụ thể, hoặc phân vùng thích hợp trong hệ sinh thái lớn hơn”, tác giả chính của nghiên cứu, Catie Strong từ Đại học Alberta ở Canada, cho biết.
Video đang HOT
Giống như các loài khủng long khác, G. almaghribensis sống trong thời kỳ cuối kỷ Phấn trắng, từ 72 triệu đến 66 triệu năm trước.
Hiện không rõ G. almaghribensis lớn đến mức nào nhưng các chuyên gia đã có thể xác định loài động vật ăn thịt này nhờ hộp sọ của nó, dài khoảng gần 1m cũng như xương cô lập. Các biến thể khác của mosasaur có thể dài tới 15 mét và được cho là nặng tới gần 14 tấn. Với trọng lượng cực lớn như vậy, một số người gọi chúng là “T. rex của biển”.
Strong nói thêm rằng mỗi loài mosasaur thích nghi với những con mồi khác nhau hoặc phong cách săn mồi khác nhau. Điều này giúp giải thích sự khác biệt được thấy trong các hóa thạch.
Đối với một số loài, những khả năng thích nghi này có thể rất nổi bật, chẳng hạn như mõm cực dài và răng lồng vào nhau như ở Gavialimimus.
Trong khi đó, một loài mosasaur khác, Globidens simplex, có răng tròn có khả năng nghiền nát động vật có vỏ.
“Không phải tất cả các sự thích nghi ở khoảng chục loài này đều ấn tượng như vậy. Trong một số trường hợp, có thể có một số trùng lặp trong việc săn mồi. Nhưng nhìn chung có bằng chứng cho thấy có sự đa dạng hóa các loài này”, Strong thông tin.
Nước mắt của chim và bò sát tương tự như nước mắt của con người
Theo một nghiên cứu mới, nước mắt của các loài chim và bò sát giống nước mắt của con người một cách đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng xác định được những điểm khác biệt chính.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị nhãn khoa mới cho người và động vật.
"Khám phá ra cách nước mắt có thể duy trì cân bằng nội môi trong các loài và điều kiện môi trường khác nhau là yếu tố quan trọng để hiểu được quá trình tiến hóa và thích nghi. Đó là điều cần thiết cho việc khám phá các phân tử mới cho thuốc nhãn khoa", Arianne P. Oriá, phó giáo sư khoa học thú y của Đại học Liên bang Bahia, Salvador, Brazil, cho biết.
Trong vài năm qua, Oriá là người đã dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu những giọt nước mắt của các loại động vật khác nhau, bao gồm cả bò sát và chim. Trong báo cáo mới nhất, nhà khoa học này đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nước mắt của bảy loài chim và bò sát.
Oriá cho biết thêm: "Mặc dù chim và bò sát có cấu trúc khác nhau chịu trách nhiệm sản xuất nước mắt, nhưng một số thành phần của chất lỏng này có nồng độ tương tự như những gì được tìm thấy ở người. Các cấu trúc tinh thể được tổ chức theo những cách khác nhau để chúng đảm bảo sức khỏe của mắt và trạng thái cân bằng với các môi trường khác nhau".
Với sự hỗ trợ của các bác sĩ thú y và người chăm sóc tại trung tâm bảo tồn và trung tâm chăm sóc động vật hoang dã, các nhà nghiên cứu đã thu thập nước mắt từ các động vật nuôi nhốt khỏe mạnh, bao gồm vẹt đuôi dài, diều hâu, cú, vẹt, rùa cạn, cá sấu caiman và rùa biển.
Khi các nhà khoa học phân tích thành phần hóa học của nước mắt, họ tìm thấy mức độ chất điện giải, chẳng hạn như natri và clorua, tương tự như nồng độ chất điện giải có trong nước mắt của con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đo lượng urê và protein cao hơn một chút trong nước mắt của cú và rùa biển.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu các tinh thể hình thành khi nước mắt khô đi. Ngoài việc xác định chính xác sự khác biệt về nước mắt, các kiểu kết tinh cũng có thể tiết lộ sự hiện diện của các bệnh về mắt khác nhau. Dù có sự giống nhau về thành phần hóa học, nước mắt của các loài chim và loài bò sát khác nhau cho thấy một lượng biến thể đáng ngạc nhiên.
Trong đó, các mô hình kết tinh quan sát được trong nước mắt của rùa biển đặc biệt độc đáo. Chúng phải tạo ra nước mắt đặc biệt để bảo vệ mắt ở dưới nước.
Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng có thể nghiên cứu nước mắt do động vật hoang dã tiết ra.
"Kiến thức này giúp hiểu biết về sự tiến hóa và thích nghi của các loài này, cũng như trong việc bảo tồn chúng", Oriá nhấn mạnh.
'Quái thú' biến hình dang dở giữa 2 loài làm khoa học bối rối Một hóa thạch được các nhà cổ sinh vật học gọi là bằng chứng choáng ngợp đã vén màn bí ẩn về quái thú Archaeopteryx đã gây tranh cãi suốt 159 năm. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã "trình làng" hóa thạch một chiếc lông vũ nguyên vẹn, giúp tái hiện lại "quái thú" huyền thoại...