“Quái vật biến hình” 35 triệu tuổi lộ diện giữa sa mạc Ai Cập
Một bộ xương “quái vật biển” kỳ dị, gần như nguyên vẹn, có giá trị lớn đối với ngành cổ sinh vật học đã được tìm thấy tại “thung lũng cá voi” Wadi Al Hitan (Ai Cập).
Cá voi là một động vật có vú đã có một bước tiến hóa lạ lùng bậc nhất trái đất: từ bỏ mặt đất, “biến hình” dần dần theo cách tự làm tiêu biến đôi chân, mọc thêm đuôi và vây cá để sống dưới đại dương. Tổ tiên có chân của cá voi và cả những con cá voi đại dương đầu tiên đã từng được khai quật, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà cổ sinh vật học tìm thấy một sinh vật thuộc về nấc thang tiến hóa trung gian giữa 2 loài nói trên – giai đoạn “biến hình” kỳ diệu của giống loài này.
Các nhà khảo cổ đang khai quật bộ hài cốt “quái vật biển” kỳ lạ” – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Philip Gingerich (Đại học Michigan, Mỹ) gọi “quái vật biến hình” mà họ vừa tìm thấy là “mối liên kết bị mất”.
Sinh vật dài 3,7 m là một loài hoàn toàn mới trong họ nhà cá voi, được đặt tên là Aegicetus gehennae. Nó có thân và đuôi thon dài hơn so với các con cá voi lưỡng cư trước đó, chân cũng nhỏ hơn và đặc biệt là 2 chân sau không hề liên kết chắc chắn với cột sống. Cột sống của nó lớn hơn và khỏe hơn các tổ tiên, như một bước chuẩn bị sẵn sàng cho việc mất chân và phải bơi hoàn toàn bằng đuôi trong tương lai.
Video đang HOT
Cận cảnh các đốt sống thể hiện quá trình “biến hình” của sinh vật nửa cá, nửa động vật có vú này – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Theo tiến sĩ Gingerich, sinh vật này đã bơi giống cách mà các con cá sấu bơi ngày nay. Đó là một con đực 35 triệu tuổi, ước tính nặng hơn 900 kg khi còn sống. Trong khi đó, những con cá voi lưỡng cư có chân sống trong giai đoạn 41-47 triệu năm về trước, còn những con cá voi đầu tiên mang dáng dấp giống cá voi hiện đại xuất hiện từ 37 triệu năm về trước.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS ONE.
“Thung lũng cá voi” Wadi Al Hitan là một di sản UNESCO, nơi từng cung cấp cho giới sinh vật học rất nhiều bộ xương cá voi thời tiền sử. Hài cốt “quái vật” đặc biệt trên đã lộ diện sau một vụ lở đất.
A. Thư
Nguồn Science Daily, The Guardian, Daily Mail
Theo nld.com.vn
Hóa ra răng nanh con người ra đời không phải để xé thịt mà từ lý do lãng mạn hơn nhiều
Theo thời gian, răng nanh của con người dần ngắn lại vì chúng ta không còn sử dụng nó như một loại vũ khí.
Sư tử, hà mã, phần lớn các loài động vật hoang dã và ngay cả con người đều có răng nanh. Đây là những chiếc răng ở phía trước dài và nhọn. Chúng thật sự là những chiếc răng dài nhất trong hàm răng của con người.
Vậy những chiếc răng sắc nhọn này tại sao lại khác biệt như vậy so với những "đồng nghiệp" có phần ngắn và to bự còn lại. Khác với những gì chúng ta thường nghĩ, thật ra răng nanh không dùng để cắn, xé thịt. Nguyên do thực sự lại đến từ câu chuyện lãng mạn hơn nhiều.
Đàn ông ngày nay có răng nanh dài hơn 10% so với phụ nữ và sự khác biệt này không phải là duy nhất đối với loài người. Họ hàng gần gũi của chúng ta, khỉ đột, thậm chí tỷ lệ khác biệt còn lớn hơn.
Răng nanh của một con khỉ đột đực dài gấp đôi của con cái. Đó là vì trong xã hội của loài sinh vật này, con đực thường tranh đấu để chiếm lấy quyền giao phối độc quyền với toàn bộ các con cái trong đàn, con đực với bộ răng nanh dài nhất, đáng sợ nhất thường dành chiến thắng.
Theo thời gian, khỉ đột đã tiến hóa răng nanh ngày càng dài hơn, nhưng khi đến con người, răng của chúng ta đã đi theo một con đường tiến hóa khác.
Răng nanh của chúng ta cứ thế trở nên ngắn hơn theo thời gian. Cứ nhìn vào mẫu hóa thạch của bộ linh trưởng thuộc tông người đầu tiên như Ardipithecus ramidus hoặc Australopithecus anamensis so với loài người hiện đại ngày nay, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt.
Trên thực tế, răng nanh của con người ngày nay là ngắn nhất trong lịch sử tiến hóa của loài người, sự khác biệt giữa răng nanh của giống đực và cái cũng không còn quá rõ ràng. Đó là bởi vì không giống như khỉ đột hiện đại, bề ngoài giống như tổ tiên xa xưa của chúng ta, giống đực ở con người đã ngừng chiến đấu bằng răng của mình.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn không hoàn toàn chắn chắn tại sao điều này lại xảy ra, tuy nhiên một khả năng có thể là do những đứa con sinh ra dần thiếu sự che chở, vì vậy con đực phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc con của mình và dần ít thời gian hơn để lao vào những cuộc chiến chiếm hữu.
Kết quả là, tất cả những gì còn lại trong miệng của chúng ta ngày nay là ký ức về một phương thức chiến đấu "chảy dãi" nhằm giành ưu thế với những sinh vật khác. Đúng là những chiếc răng nanh của con người ngày nay không mấy hữu ích.Chúng không đủ dài để vồ lấy và giữ con mồi theo cách sư tử sử dụng và cũng không đủ lớn để đe dọa những kẻ săn mồi khác như cách mà hà mã thường làm.
Thay vào đó, nó giúp chúng ta nhai cắn thức ăn. Chỉ mỗi công dụng như vậy. Hóa ra, sự tiến hóa không phải lúc nào cũng hữu ích, nhưng khi mà sự thật về những chiếc răng nanh của chúng ta có thể gây thất vọng, thì chúng vẫn khá ấn tượng vì các nhà nhân chủng học sử dụng kích cỡ và hình dạng của răng nanh để đánh giá thời điểm tiến hóa của tổ tiên loài người.
Vì vậy, theo một cách nào đó, những chiếc răng nanh bé nhỏ kia cho chúng ta biết mình là ai.
Theo VN Review
Phát hiện loài linh trưởng khổng lồ là nguyên mẫu của 'King Kong' Dấu tích về một loài linh trưởng thời tiền sử từng sinh sống ở miền nam Trung Quốc được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1935 sau khi một nhà khoa học tìm thấy phần xương hàm trong một cửa hàng thuốc truyền thống ở Hong Kong với mô tả đây là "răng rồng". Các nhà khoa học cho rằng có một...