Quái vật 580 triệu năm săn “tàu vũ trụ” dưới đáy biển sâu
Con quái thú ăn thịt có đôi mắt của côn trùng lao vun vút dưới đáy biển sâu để săn con mồi có hình dáng giống tàu vũ trụ ngoài hành tinh.
Clip quái vật 580 triệu năm săn “tàu vũ trụ” dưới đáy biển sâu:
Khi các nhà khoa học Úc công bố việc tìm thấy hóa thạch đôi mắt giống như mắt côn trùng của loài động vật ăn thịt cổ đại dưới biển cách đây 580 triệu năm thì một đoạn clip phục dựng lại hình ảnh của chúng đang săn mồi đã gây sốt trên mạng xã hội.
Quái thú có chiều dài 3m cùng đôi mắt lồi cấu tạo như mắt của loài côn trùng hiện nay. Chúng được gọi bằng cái tên Anomalocaris.
Quái thú biển sâu có đôi mắt của loài côn trùng.
Loài Anomalocaris khi trưởng thành có chiều dài khoảng 3m, được mệnh danh là “cá mập trắng lớn” trong kỷ Cambri bởi khả năng săn mồi chớp nhoáng nhờ đôi mắt cực nhạy nhô ra ngoài thân của nó.
Loài vật này có đôi mắt với 16.000 thấu kính, thân vỏ giống loài giáp xác. Chúng có hai chiếc sừng dài tạo nên vẻ ngoài dữ tợn, ẩn chứa phía sau là bộ răng kim loại có khả năng phá vỡ được cả lớp mai rùa.
Sự bí ẩn của sinh vật này thách thức các nhà khoa học, giúp các nhà khoa học có thêm nhiều tư liệu quý về thế giới tự nhiên hàng trăm triệu năm trước kia.
Con mồi được so sánh giống với tàu vũ trụ kia chính là loài Cambroraster falcatus, chúng sống cách chúng ta 500 triệu năm. Đây là một sinh vật lạ lùng chuyên ăn thịt và vô cùng hung tợn.
Loài vật ăn thịt có vẻ ngoài giống với tàu vũ trụ Millennium Falcon trong bộ phim khoa học viễn tưởng Chiến tranh giữa các vì sao.
Hầu hết Cambroraster falcatus to bằng bàn tay người lớn, nhưng cũng có con dài gần 30cm. Quái vật tuyệt chủng là là một động vật chân đốt nguyên thủy thuộc nhóm radiodont, họ hàng xa với các động vật thuộc lớp hình nhện, giáp xác và côn trùng hiện đại.
Một họ hàng gần cổ đại của quái vật này là Anomalocaris, một sinh vật khổng lồ, ăn thịt, trông giống tôm.
Tuy nhiên Cambroraster falcatus có phần bớt hung dữ hơn. Chúng thường dùng móng vuốt cào các lớp trầm tích dưới đáy biển để kiếm ăn, thường là các con cá nhỏ.
Ngắm nhìn vũ điệu của quái vật cực hiếm dài 18m dưới đáy biển
Để đảm bảo tính mạng, tốt nhất đừng đến gần loài sinh vật hiếm hoi này.
Video: Ngắm nhìn vũ điệu của quái vật cực hiếm dài 18m dưới đáy biển
Thước phim quay của hai thợ lặn là Hathaway và Andrew Buttle thực hiện tại hòn đảo ngoài khơi New Zealand đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem.
Nội dung của đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một con giun biển khổng lồ dài tới 18m dưới đại dương, đây là loài sinh vật có kích thước dài chỉ sau loài siphonophores có chiều dài 50m được phát hiện vào tháng 4 năm nay.
Loài sinh vật biển mềm mại như thân con giun, nhưng lại to lớn như cá mập có tên gọi khoa học là Pyrosome. Nó được coi sinh vật biển hiếm có và kỳ lạ nhất trong lòng đại dương.
Với chiều dài 18m và có đường kính thân mình lớn như cá mập, giun biển đủ sức "nuốt gọn" một người trưởng thành.
Pyrosome có hình dạng giống một con giun khổng lồ nhưng thực chất định nghĩa là con giun là sai bởi loài vật này là tập hợp của hàng nghìn sinh vật nhỏ có tên gọi là Zooid. Chúng di chuyển cùng nhau, tạo thành cơ thể rỗng hình trụ của giun biển.
Một đầu giun biển là ống mở giúp nó hút nước biển vào cơ thể, lấy thức ăn là sinh vật phù du và đẩy phần nước đã lọc ra ngoài. Đầu còn lại có dạng hình nhọn.
Điều đáng sợ là đường kính thân ống của con giun biển lớn nhất đủ sức nuốt gọn một người trưởng thành và không thể thoát ra được.
Bằng chứng giật mình dấu chân khổng lồ in sâu dưới đáy biển Thông qua robot lặn sâu, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia Southampton, Anh phát hiện những dấu chân khổng lồ dưới đáy biển Thái Bình Dương. Theo đó, một số giả thuyết được đưa ra để lý giải nguồn gốc của chúng, bao gồm cả nghi vấn có liên quan đến quái vật bí ẩn. Đại dương...