Quái thú vùng Gévaudan: Bí ẩn thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử loài người
Ước tính con quái thú bí ẩn này đã cướp đi sinh mạng của 80-200 người và để lại vô số nhân chứng đã tận mắt chứng kiến những cuộc tấn công mà nó gây ra.
Quái thú vùng Gévaudan là một sinh vật quái dị có hình dáng gần giống loài sói, nó xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII và gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng ở vùng Gesvaudan – một tỉnh nhỏ ở miền trung nước Pháp.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn không ai biết được quái thú vùng Gévaudan có tên là gì hay nó từ đâu tới. Nó là một trong số những bí ẩn đẫm máu nhất trong lịch sử loài người.
Hình dạng
Các nhân chứng miêu tả con quái vật với những nét đặc trưng khá lộn xộn lai giữa chó sói, sư tử, linh cẩu, gấu, chó và báo đốm.
Nó cũng có kích thước rất lớn,sánh ngang với ngựa non hoặc bê non. Bộ lông của nó phần lớn được tả là màu nâu đỏ, tuy nhiên vẫn có sự thay đổi màu từ đen tuyền sang xám trên phần lưng.
Ngoài ra, quái thú có răng nanh rất nguy hiểm, bên cạnh đó nó còn được giúp sức nhờ vào bộ móng vuốt sắc nhọn.
Theo một số nhân chứng, con quái thú có thể sự dụng đuổi để hạ gục những người đàn ông.
Sức mạnh
Quái thú vùng Gévaudan không chỉ có sức mạnh khủng khiếp mà còn có kỹ năng săn mồi tàn bạo.
Mặc dù nó thích tấn công những người tách lẻ, khi đang ở một mình nhưng nó vẫn có thể tấn công những người đàn ông trưởng thành lực lưỡng.
Con quái thú bí ẩn xuất hiện và tấn công một cách rất bất ngờ. Nó sẽ nhảy ra từ một bụi cây hoặc thả con mồi từ trên cao xuống.
Trái ngược với những loài thú săn mồi thích sống về đêm thì quái thú vùng Gévaudan lại rất thích ánh sáng ban ngày.
Khi tấn công nạn nhân, quái thú thường sử dụng móng vuốt để tạo ra thương tích trên cơ thể con mồi.
Tuy nhiên, phần lớn nạn nhân của quái thú đều được tìm thấy trong tình trạng cổ họng bị xé toạc hoặc hộp sọ bị nghiền nát.
Điều càng khiến con quái thú thêm bí ẩn, đó là dường như không phải lúc nào nó cũng diết người để ăn thịt. Khá nhiều trường hợp nạn nhân bị diết và xác được vứt lại.
Theo thời gian, con quái thú càng tỏ ra khôn ngoan hơn. Mỗi khi những người thợ săn nghĩ rằng họ đã dồn được nó vào ngõ cụt thì nó sẽ lại biến mất nhanh chóng.
Quái thú không bị ảnh hưởng bởi đạn bắn, bởi theo một số thợ săn, trên người quái thú có nhiều vết thương do trúng đạn, nhưng nó vẫn có thể vùng dậy để lao đi trốn.
Nghi vấn trong lịch sử
Người dân địa phương ở Gévaudan nghi ngờ rằng quái thú đã được ai đó giúp đỡ khi thực hiện những cuộc diêt schóc của mình.
Bởi khá nhiều nạn nhân đã bị diết cùng lúc ở những địa điểm khác nhau. Thậm chí một số nhân chứng còn khẳng định đã trông thấy con quái thú xuất hiện cùng bạn đời, đàn con hoặc một người đàn ông.
Nghi vấn này cùng với những ghi chép về việc từng có người nhìn thấy nó mặc áo giáp làm từ da lợn cứng, khiến nhiều người tin rằng nó là sinh vật tấn công được đào tạo chứ không phải một kẻ săn mồi đơn độc.
Green
Theo Trí thức trẻ
'Thủy quái' răng nhọn hoắt dạt bờ sông Volga
Cư dân vùng Samar ở Nga tình cờ bắt gặp một con cá trê khổng lồ với hàm răng sắc, bị dạt lên bờ sông Volga cùng cây cỏ và hàng chục con cá khác.
Người dân địa phương đã đăng ảnh về con thủy quái khổng lồ với những chiếc răng sắc nhọn lên mạng xã hội của Nga.
Hiện chưa rõ tại sao con cá này lại cách xa dòng chảy như vậy, song cư dân sống gần sông Volga đã bày tỏ lo ngại về việc nước sông xuống thấp trong năm 2019. Theo Sputnik, một số người cho rằng mức nước sông Volga, một trong những con sông lớn nhất của Nga, bị sụt giảm là có liên quan tới hoạt động của một hồ chứa nước địa phương.
Thông thường, cá trên sống ở sông Volga không bao giờ nặng quá 50kg, song trước đây, từng có vài con nặng tới 150 kg và dài 2,5m bị bắt. Con cá trê lớn nhất từng bị bắt nặng tới 306 kg và dài hơn 3m, khoảng 80 tuổi.
Dù thức ăn của cá trên chủ yếu là cá song đôi lúc nó tấn công cả chim và gia súc ở gần bờ. Trong một số trường hợp, cá trê còn tấn công cả con người, chủ yếu là trẻ nhỏ.
Hoài Linh
Theo netnews.vn
Loại hoa lan quý như vàng, 15 năm mới nở một lần có nguy cơ tuyệt chủng 15 năm mới nở một lần, đây là loại hoa không chỉ quý hiếm mà còn có nguy cơ bị tuyệt chủng. Loại lan này chỉ có ở vườn quốc gia Kinabalu ở Malaysia, không tìm được bất cứ nơi nào khác. Vì đây là loại lan hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên được chính phủ Malaysia và cơ quan chức năng...