Quái Thú Vô Hình và bảng xếp hạng các phần phim từ hay nhất đến dở thảm hại
Quái Thú Vô Hình 2018 đã chính thức ra mắt người xem, thế nhưng sức hút của nó đối với người hâm mộ loạt hình về các thợ săn của ngân hà này dường như không mấy thành công cho lắm!
Trong suốt gần 31 năm, chúng ta đã có hơn ba phần phim về các Predator (hay còn được gọi là Yautja), bao gồm cả những phần crossover. Mỗi phần phim đều có một mức độ ấn tượng và hay ho nào đấy đã được từng người xem kiểm chứng, nhưng dưới đây là bảng xếp hạng có thể gọi là được đông đảo người xem đồng ý nhất về mức độ từ hay cho đến thảm bại của thương hiệu Quái Thú Vô Hình.
Là phần đầu tiên khơi nguồn hình tượng các thợ săn đầy hung hãn của dải ngân hà – Predator, Predator 1987 đúng nghĩa là một bộ phim kinh dị pha lẫn hành động, khoa học viễn tưởng mà khán giả lúc bấy giờ cần đến, nó trở thành một tượng đài lớn trong hình mẫu dòng phim về quái vật không gian. Không những vậy, nam diễn viên Arnold trong vai Dutch cùng những người bạn của mình đã mang đến một phong cách “cơ bắp của người Mỹ” trong phim, yếu tố rất được yêu thích trong những bộ phim hành động máu lửa trong khoảng những năm 80. Tuy công nghệ quay phim còn thô sơ, nhưng đạo diễn phim là John McTiernan cùng ekip hóa trang của Stan Winston đã mang đến cho người xem những khung cảnh phim hoành tráng và một quái con thú hung dữ và cực kỳ chân thật, không kém phầm ám ảnh. Đây là bộ phim khiến bạn nhận ra rừng rậm không phải là chốn thiên đường hay để vui chơi, khám phá… nó là địa ngục.
Khuôn mặt xấu xí năm nào
2. Predators (2010)
Là phần thứ ba trong thương hiệu, bối cảnh của Predators bây giờ không còn ở Trái Đất, nó chuyển sang một hành tinh khác, nơi một nhóm Super Predator chọn lọc ra những thành phần ưu tú của con người để tham gia vào cuộc đi săn tiêu khiển của chúng. Nội dung phim được cho là khá xuất sắc khi khai thác thành công tính cách của từng nhân vật trong phim, cũng như mang đến một cái nhìn mới về các Yautja, không những vậy, Predators còn giữ phong cảnh nguyên mẫu mà dòng phim này muốn hướng đến – đó là những pha săn tìm trong rừng đầy nghẹt thở và máu me.
Poster của Predators
3. Predator 2
Ra mắt vào năm 1990, có thể gọi là “cũng được”, Predator 2 tập trung vào một City Hunter và giờ đây chúng ta sẽ được đưa đến thành phố L.A thay vì những khu rừng rậm rạp. Không còn những pha leo cây, ẩn nấp sau những tán lá mà thay vào đấy là những con hẻm và trên các tòa nhà cao tầng. Bù lại, yếu tố mà phần thứ hai này thành công chính là tập trung hơn vào gã Yautja – City Hunter và mở rộng vũ trụ Predator bằng loạt Trứng Phục Sinh về Alien (hộp sọ của một Xenomorph) cũng như bộ tộc Lost Clan đầy khí chất, cao thượng.
City Hunter
4. Quái Thú Vô Hình – The Predator 2018
Vâng, phần mới nhất vừa ra mắt vào cuối tuần vừa qua. Mặc dù trước đấy đạo diễn Shane Black đã hứa hẹn sẽ mang đến một hơi thở mới đầy thú vị cho dòng phim này, nhưng dường như hơi thở của chú Shane đã hơi quá đà và biến một thể loại phim từ kinh dị, thợ săn khát máu thành một thể loại hành động, cháy nổ pha nét chiến tranh vũ trụ với công nghệ cao… Quái Thú Vô Hình 2018 không phải quá dở, nó đủ để mang đến sự giải trí cho chúng ta nhưng lại làm fan cứng của dòng phim Predator cảm thấy buồn lòng sau mấy năm chờ đợi. Phim thậm chí còn để lại cho người xem khá nhiều câu hỏi mơ mồ ( lưu ý có spoil), ví dụ như:
Fugitive Predator – thanh niên đi nhờ xe vui tính của năm
- Sao anh chàng Fugitive Predator lại quay sang giúp con người, làm sao cái găng tay quan trọng được mang trên cánh tay nó lại dễ dàng rơi ra để rồi bị anh thanh niên đẹp trai lượm dễ dàng như vậy?
- Sao cái găng tay có thể điều khiển cả con tàu của Ultimate Predator?
- Cậu bé trong phim bị tự kỷ nhưng lại biết hết ngôn ngữ cũng như cách sử dụng đồ vật của người ngoài hành tinh? Trong phim cũng đã giải thích cho người xem, nhưng liệu bấy nhiêu đấy có đủ để chứng minh? Dẫu sao nền văn hóa cũng cách nhau cả một dải ngân hà chứ có phải một vài đất nước đâu.
- Đã đến giúp nhưng sao Fugitive Predator lại tấn công đồng đội của nam chính trong đầu phim để gây mâu thuẫn lẫn nhau?
- Quái Thú Vô Hình nhưng công nghệ tàng hình vẫn không phát triển nhiều lắm qua các thời kỳ…
Tóm lại, nếu bạn đi xem cho vui hay để khuây khỏa đầu óc thì phần phim này khá ổn vì nó vui… rất vui là đằng khác.
Đây là lần đầu tiên hai chủng loài ngoài hành tinh nguy hiểm nhất trong vũ trụ là Yautja và Alien Xenomorph crossover với nhau, gạt đi những phần ngớ ngẩn trong nội dung, nếu bạn là một fan cuồng chính thống của hai sinh vật này thì đây chả khác gì là một món ăn lạ mà 20th Century Fox mang đến. Hình ảnh đẹp, các pha đánh nhau ấn tượng, nhờ vậy phim đã tránh khỏi cú “tạch” về phần nội dung.
Predator trong Alien vs. Predator
6. Aliens vs. Predator 2: Requiem
Phần phim không nên tồn tại, bạn có thể ngáp dài, ngáp ngắn từ những phút đầu của phim dẫu cho có sự xuất hiện đầy ấn tượng của Wolf Predator hay Predalien. Khâu nội dung rẻ tiền, dàn nhân vật con người kém sang, hình ảnh tối đen như mực khiến bạn phải tăng sáng màn hình khi xem. Đây là phần crossover xem cũng được mà không xem thì cuộc sống của bạn vẫn ổn!
Ước gì phim chỉ nói đến hai đứa này thôi
Quái Thú Vô Hình hiện đang được công chiếu tại các rạp toàn quốc.
Theo moveek.com
Tại sao 'Quái thú vô hình' thất bại khi tái xuất?
"The Predator" đang đứng trước khả năng trở thành thương vụ gây lỗ lớn đối với hãng Fox, và thương hiệu quái vật có thể sẽ lại được tái khởi động trong tương lai xa.
Trailer bộ phim 'Quái thú vô hình' Bộ phim thứ tư của thương hiệu phim quái vật nổi tiếng "Predator".
24,6 triệu USD là thành tích sau ba ngày đầu ra quân tại Bắc Mỹ của The Predator - tập phim thứ tư của thương hiệu về loài quái thú vô hình vốn ra đời từ năm 1987. Con số này thua kém mức dự đoán 25-30 triệu USD của giới quan sát, cũng như thành tích ra mắt của Predators (2010) nếu tính thêm yếu tố lạm phát. Nỗ lực tái khởi động thương hiệu của Fox coi như đã thất bại bởi nhiều lý do khác nhau.
Sự lạnh nhạt từ giới phê bình: Shane Black - đạo diễn của The Predator - vốn là một diễn viên phụ trong tập Predator đầu tiên. Những tưởng anh sẽ hiểu phải khai thác thương hiệu ra sao, nhưng mọi chuyện rốt cuộc lại rất tệ hại. Black từng đem đến nhiều tác phẩm mang màu sắc hài hước ấn tượng như Kiss Kiss, Bang Bang (2005) hay The Nice Guys (2016). Song, áp dụng sở trường ấy vào The Predator không phải là điều hay. Cộng thêm khâu dựng phim chưa tốt, toàn bộ tác phẩm giống như một mớ lộn xộn, chẳng thể thỏa mãn giới phê bình khó tính.
Tranh cãi từ dàn diễn viên: Shane Black đã cho phép một người bạn có tiền án tấn công tình dục tham gia The Predator, diễn chung một cảnh với Olivia Munn. Nữ diễn viên chỉ phát hiện ra câu chuyện sau khi bộ phim đóng máy. Cô lên tiếng phản đối trên chương trình talk show của Ellen DeGeneres, và nhận sự ủng hộ từ một số đồng nghiệp. Song, hãng Fox lại tỏ ra im lặng, và chỉ lặng lẽ yêu cầu Shane Black loại bỏ cảnh phim có mặt người kia. Nhà làm phim sau đó đăng đàn lời xin lỗi trên mặt báo. Nhưng có thể dễ thấy rằng hiệu ứng truyền thông sớm của The Predator toàn là tin tiêu cực.
Thiếu sự mới mẻ: The Predator giống như một tác phẩm tổng hợp của toàn bộ các tập phim cũ: nhân vật chính là một người lính ( Predator), có nhiều quái thú vô hình khác nhau xuất hiện trong phim ( Predators), bối cảnh chính là rừng rậm ( Predator) và khu ngoại ô ( Predator 2). Trong thời đại các thương hiệu đua nhau cho ra đời sản phẩm mới, The Predator bỗng dưng như chìm nghỉm khi không thể cho công chúng thấy được bản thân khác biệt ra sao so với những gì từng xảy ra trong quá khứ.
Thiếu yếu tố ngôi sao: Khi ra đời năm 1987, Predator gây sốt tại phòng vé dù bị hạn chế khán giả dưới 17 tuổi. Một điều giúp bộ phim thành công vang dội chính là Arnold Schwarzenegger. Ngôi sao cơ bắp gần như "vô đối" trong thể loại phim hành động của thập niên 1980, nay bỗng nhiên phải vào vai "chiếu dưới" trước một thực thể không thuộc về Trái đất. Arnie mới chính là người lôi kéo công chúng đến rạp, chứ không phải con quái vật đáng sợ kia. Danny Glover ở Predator 2 cũng có thể coi là ngôi sao lớn tại thời điểm đầu thập niên 1990 nhờ loạt Lethal Weapon. Nhưng với Predators và The Predator mới đây, yếu tố đó không còn song hành với thương hiệu.
Kinh phí đắt đỏ: 88 triệu USD tiền kinh phí sản xuất không phải là con số quá lớn tại Hollywood, nhưng đó lại là mức kỷ lục đối với thương hiệu Predator.Tập đầu tiêu tốn chỉ 15 triệu USD, rồi Predator 2 nâng con số đó lên 35 triệu USD. Sau 20 năm, Predators chỉ khiến kinh phí nhích lên 40 triệu USD. Nhưng The Predator nay biến con số tăng lên hơn gấp đôi, và khiến bài toán thu lợi dành cho Fox trở nên cực kỳ khó nhằn. Bộ phim cần thu hơn 200 triệu USD thì mới hòa vốn, nhưng tới giờ vẫn chỉ đang ì ạch ở mức trên 60 triệu USD toàn cầu.
"Cầm đèn chạy trước ôtô": Đoạn kết của The Predator cho thấy Fox hào hứng muốn kéo dài thương hiệu Predator ra sao. Tuy nhiên, phim rốt cuộc đi vào vết xe đổ của Independence Day: Resurgence (2017), Justice League (2017) hay Pacific Rim: Uprising (2018): chưa lo câu chuyện ban đầu cho tốt, đội ngũ làm phim đã thích gợi mở về phần tiếp theo. Và câu hỏi lớn lúc này là liệu còn ai muốn tiếp tục theo dõi Quái thú vô hình sau The Predator hay không.
Theo New.Zing.vn
Giải mã cái kết 'The Predator': Giới thiệu bộ giáp ngầu lòi, nhá hàng phần phim tiếp theo Đây sẽ là cái kết khiến cho các fan của Predator hào hứng không thôi! The Predator (tựa Việt: Quái thú vô hình) đã chính thức ra mắt sau nhiều năm trông chờ của các fan, qua đó đem đến màn chiến đấu mãn nhãn tiếp theo của mối thù dài hơi giữa con người và các Predator ngoài hành tinh. Bên cạnh...